an ninh Biển Đông

Bà Kamala Harris tại Hà Nội, 26/8/2021. Ảnh: AP

Mỹ, cơ hội ‘thoát Trung’ cho Việt Nam?

Bà Harris đã nói công khai rằng chính phủ Mỹ muốn mối bang giao chuyển từ “hợp tác toàn diện“ sang “hợp tác chiến lược,” nghĩa là có thể hợp tác quân sự. Bà hứa Mỹ sẽ đưa nhiều chiến hạm và hàng không mẫu hạm ghé bến Việt Nam để chứng tỏ quyết tâm bảo vệ việc thông thương tự do, bác bỏ Đường Chín Đoạn của Bắc Kinh.

Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Kamala Harris bước xuống từ chiếc Air Force Two. Ảnh: Roslan Rahman/ AFP/ Getty Images

Việt Nam – Hoa Kỳ thận trọng trong chuyến thăm của bà Harris

Lời giải thích hợp lý nhất là Hà Nội đã lo lắng trước những đề xuất lan truyền ở Washington, rằng Hoa Kỳ tưởng thưởng Việt Nam tư cách ‘đối tác chiến lược’ với điều kiện nước này đồng ý ngừng ngược đãi những người bất đồng chính kiến, và vì vậy đã viết những tuyên bố phủ đầu kỳ lạ này vào các ý nói chuyện của ông (Phạm Minh) Chính và ông (Nguyễn Xuân) Phúc, trong cuộc gặp gỡ của họ với bà Harris.

Ngoại Trưởng Mỹ Antony Blinken và trích đoạn phát biểu của ông ở Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ngày 9/8/2021. Ảnh: Facebook US Embassy Hanoi

Nhiều người Việt ủng hộ phát biểu của Ngoại Trưởng Mỹ phản đối sự bắt nạt ở Biển Đông

Ngoại Trưởng Blinken phát biểu tại kỳ họp của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc hôm 9/8:

“Một số ý kiến cho rằng việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông không phải là việc của Hoa Kỳ hay bất kỳ quốc gia nào không phải là bên có tuyên bố chủ quyền đối với các đảo và vùng biển. Nhưng đây là việc, là hơn thế nữa, là trách nhiệm của mỗi quốc gia thành viên trong việc bảo vệ các quy tắc mà tất cả chúng ta đã đồng thuận tuân thủ và giải quyết các tranh chấp hàng hải một cách hòa bình.”

Ông Phan Trọng Nghĩa ở TP.HCM viết trong một bình luận: “Cảm ơn ông, đã nói lên những lời mà chúng tôi cũng muốn nói.”

Chiến hạm Bayern của Đức khởi sự hôm 2/8 chuyến hành trình kéo dài 7 tháng. Theo dự kiến, vào tháng 12 tới đây, chiến hạm nầy sẽ đi qua Biển Đông. Ảnh: Reuters

Chiến hạm các nước liên tục được gửi đến Biển Đông hàm ý gì?

Hôm 2/8/2021, chiến hạm Bayern của Đức khởi sự chuyến hành trình kéo dài bảy tháng và ghé các nước Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam. Theo dự kiến, vào tháng 12 tới đây, chiến hạm Bayern sẽ đi qua Biển Đông. Giới chức Đức nói rõ chuyến đi của chiến hạm Bayern nhằm nhấn mạnh rằng nước Đức không chấp nhận các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc tại đó. Đây là lần đầu tiên từ gần 20 năm nay, một chiến hạm của Đức tham gia bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông.

Việt Nam trong thế cờ mới của Mỹ

Sự mở rộng hợp tác về an ninh Việt-Mỹ góp phần quan trọng vào chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, cũng đồng thời có lợi ích sống còn cho Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông – sinh lộ của dân tộc. Nhưng Hà Nội có vượt qua được nỗi hoài nghi cố hữu để nắm lấy cơ hội và thoát ra khỏi vòng kim cô của anh láng giềng “16 chữ vàng, 4 tốt” hay không là điều chưa biết chắc được.

Bộ Trưởng Quốc Phòng CSVN Phan Văn Giang (trái) duyệt hàng quân danh dự cùng Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin tại Hà Nội hôm 29/7/2021. Ảnh: AP

Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ đến Việt Nam để củng cố quan hệ khi lo ngại về Trung Quốc gia tăng

Dù quan hệ quân sự có chặt chẽ hơn trước, hơn bốn thập niên sau khi Chiến Tranh Việt Nam kết thúc vào năm 1975, chính quyền của Tổng Thống Joe Biden nói rằng sẽ có những giới hạn trong mối quan hệ giữa hai nước cho đến khi Hà Nội đạt được tiến bộ về nhân quyền.

Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin phát biểu tại Viện Nghiên Cứu Quốc Tế về Chiến Lược (IISS) ở Singapore ngày 27/7/2021. Ảnh: Roslan Rahman/ AFP/ Getty Images

Mỹ: Chủ quyền ‘lưỡi bò’ của Trung Quốc ở Biển Đông vô căn cứ

“Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền hầu hết Biển Đông là vô căn cứ theo luật quốc tế. Sự cả quyết đó chà đạp chủ quyền của các nước ở khu vực.” Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin phát biểu tại Viện Nghiên Cứu Quốc Tế và Chiến Lược (IISS) tại Singapore hôm Thứ Ba 27/7 trên chặng đầu tiên thăm viếng Singapore, Việt Nam và Phi Luật Tân.

Trước tham vọng bá quyền bành trướng của Bắc Kinh mà các nước nhỏ ở khu vực ASEAN không thể đối phó, ông Austin nói rằng “Chúng tôi tiếp tục hậu thuẫn cho các nước ven Biển Đông duy trì quyền của họ theo luật lệ quốc tế. Đồng thời chúng tôi vẫn tôn trọng các cam kết đã ký với Nhật Bản liên quan đến quần đảo Senkaku và với Phi Luật Tân đối với Biển Đông.”

Kể từ năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm của Trung Quốc đã giảm hơn một nửa và năng suất lao động giảm 10%. Đồng thời, nợ công đã tăng gấp 8 lần, đạt mức 335% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào cuối năm 2020. Trung Quốc không có nhiều hy vọng sẽ đảo ngược được những xu hướng này, vì trong 30 năm tới, nước này sẽ mất đi 200 triệu người trong độ tuổi lao động và có thêm 300 triệu người già.

Chuyên gia Mỹ: Sức mạnh quốc gia của Trung Quốc là viển vông

Theo quan điểm của Phó Giáo Sư Beckley, mặc dù kể từ khi lên nắm quyền, Tập Cận Bình đã để lại những dấu ấn rất đậm nét trong việc trấn áp nội bộ cũng như gây hấn với bên ngoài, nhưng sự hung hăng của đảng Cộng Sản Trung Quốc ở cả trong và ngoài nước trong những năm gần đây phần lớn không đến từ hành vi cá nhân của ông Tập, mà là kết quả của quá trình ĐCSTQ nhận thức được nước này đang bị đặt trong một tình thế khó khăn, đồng thời cố gắng vẫy vùng để thoát khỏi cục diện này. Beckley cũng chỉ ra rằng, việc ĐCSTQ đồng thời tạo thù trong lẫn giặc ngoài không phải chỉ mới xuất hiện kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền mà đã tồn tại từ trước đó, và nó xuất hiện cùng lúc với sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc.

Việt Nam và Sự Xung Đột Mỹ Trung

Những chuyển biến nói trên đã và đang tác động lên tình hình Việt Nam như thế nào, và người Việt Nam có thể khai dụng được gì để có thể giữ vững độc lập và thoát ra khỏi những hệ quả tại hại từ sự xung đột Mỹ Trung hiện nay? Bài viết này, nhằm trả lời ba câu hỏi sau đây: 1) Tại sao xảy ra xung đột giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ; 2) Sự xung đột này có lợi, hại ra sao đối với Việt Nam; 3) Chúng ta có thể làm gì để khai dụng tình hình hiện nay.

Tàu mang số hiệu 8021 của Cảnh Sát Biển Việt Nam - nguyên là tàu tuần tra John Midgett của lực lượng Tuần Duyên Hoa Kỳ - do Mỹ chuyển giao cho Việt Nam, rời Puget Sound (Seattle, bang Washington) hôm 1/6/2021 đến Việt Nam. Ảnh: FB Đại Sứ Quán Mỹ tại Việt Nam

Những giới hạn trong hợp tác an ninh Việt Mỹ

Liệu sẽ có một liên minh chính thức Hoa Kỳ – Việt Nam, tuân theo các cam kết quốc phòng chính thức của Hoa Kỳ tương tự với các “đối tác cùng chí hướng” khác, như Nhật Bản và Úc? Hay mối quan hệ Hoa Kỳ – Việt Nam sẽ kết thúc như những cuộc “kết hôn giả,” phụ thuộc nhiều hơn vào sự hung hăng của Trung Quốc hơn là động lực nội tại giữa Hà Nội và Washington? Đây là một câu hỏi quan trọng vì nó đặt ra những kỳ vọng có tính thực tiễn và đặt ra những cạm bẫy tiềm ẩn trong mối quan hệ song phương.

Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Antony Blinken.

Hoa Kỳ trừng phạt 24 quan chức Trung Quốc ngay trước cuộc đối thoại cấp cao của hai nước

Hoa Kỳ trừng phạt các quan chức Trung Quốc liên quan đến việc làm xói mòn nền dân chủ ở Hong Kong, ngay trước cuộc họp ở Alaska, là cuộc họp đầu tiên giữa các nhà ngoại giao cấp cao Trung Quốc và Hoa Kỳ kể từ khi Tổng Thống Biden nhậm chức.

Về mặt ngoại giao, thời điểm đưa ra quyết định trừng phạt rõ ràng là có chủ đích, cho thấy chính quyền Biden không ngần ngại đối đầu với Trung Quốc.