Bãi Tư Chính

TBT Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc nâng ly chúc mừng cùng Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau khi chứng kiến lễ ký kết hơn chục thỏa thuận song phương Việt-Trung tại văn phòng Trung Ương Đảng ở Hà Nội hôm 5 tháng Mười Một, 2015. Ảnh: EPA/Hoang Dinh Nam

“Mất nước”

Khó có thể nói Việt Nam thật bụng trong cách thể hiện với Trung Quốc, nhưng bất luận giả hay thật đằng sau hậu trường như thế nào, thì cũng thấy Việt Nam đang rất thật trong việc… rất giả dối với chính người dân về mối quan hệ với Trung Quốc. Điều gì khiến Việt Nam không trung thực với người dân? Việt Nam không ít lần “bất mãn” và “căm tức” nhưng cuối cùng vẫn ngậm bò hòn làm ngọt với Trung Quốc. Tại sao lại thế?

Cuộc biểu tình chớp nhoáng chống Trung Cộng ngay trước Tòa Đại Sứ Trung Cộng ở Hà Nội hôm 6 tháng Tám, 2019. Ảnh: Reuters

Cuộc tập kích ngoạn mục vào Đại sứ quán Trung Cộng

Từ khi Trung Cộng gây hấn ở bãi Tư Chính 2 tháng Bảy, 2019, không có một lời kêu gọi biểu tình nào. Không ai nhắc đến chuyện biểu tình và họ thống nhất mang hàm ý thách thức: “cứ để cho đảng và nhà nước lo”. Vì vậy, cuộc biểu tình trưa nay tại Đại Sứ Quán Trung Cộng là hoàn toàn bất ngờ. Phải căm thù Trung Cộng lắm, phải lo lắng cho vận mệnh của Tổ Quốc lắm thì những người biểu tình mới tạo nên được một sự kiện như vậy.

Đánh hay không đánh?

“Đánh hay không đánh” là câu hỏi mà nhiều người Việt muốn có câu trả lời trong tình hình “có vẻ nóng” ở Bãi Tư Chính. Tiếp theo “lời kêu gọi nhân dân bảo vệ bờ cõi” của ông thủ tướng CSVN, trên mạng lại có chỗ loan tin là “Nhà Nước sẽ kêu gọi người dân biểu tình chống Trung Cộng”. Chuyện chiến tranh mà cứ ngỡ như đùa! Người dân chứ phải đâu đàn vịt!

Một tàu hải cảnh Trung Cộng. Ảnh: AP

Biển Đông dậy sóng!

Theo nguồn tin riêng của GS Carl Thayer, các tàu hải cảnh Việt Nam đã bị các tàu Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công và bị các tàu hải cảnh Trung Quốc cắt ngang đường để tấn công. Số tàu Trung Quốc vào thời điểm căng thẳng nhất lên tới 35 chiếc. Ngày 3 tháng Tám tổng số tàu Trung Quốc ở vùng lãnh hải Việt Nam đã lên tới khoảng 80 tàu các loại.

Hoạt động thăm dò địa chất của tàu Trung Cộng tại khu vực Bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tháng Tám, 2019. Ảnh: Twitter - Ryan Martinson

Không ai có mưu đồ xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam ngoài Trung Quốc*

Phải khẳng định rằng, hiện nay không ai có mưu đồ xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam ngoài Trung Quốc. Và cũng chưa ai lấy được lãnh thổ Việt Nam ngoài Trung Quốc. Từ đó mà xác định rằng Việt Nam không có kẻ thù nào ngoài Trung Quốc. Một thể chế mới cùng một chính sách mới về ngoại giao và quốc phòng mới có thể cứu Việt Nam không mất dần thêm lãnh thổ cho Trung Quốc.

Đông đảo người dân Hà Nội biểu tình chống Dự Luật Đặc Khu và An Ninh Mạng hôm 10 tháng Sáu, 2018. Ảnh: Internet

Đừng ngậm máu phun người

Những bản án và những phiên toà mà tác giả Nhị Minh lấy làm dẫn chứng chỉ là sự dàn dựng do bàn tay phù thuỷ của đảng CSVN để khống chế người dân. Tờ Quân Đội Nhân Dân nên tập trung nỗ lực bảo vệ độc lập và sự toàn vẹn bờ cõi, biển đảo mà Bắc Kinh đang đe dọa hiện nay, hơn là viết những bài vở xúc phạm đến lòng yêu nước của người dân Việt Nam trước hiểm họa phương Bắc.

Hội nghị các bộ trưởng ASEAN, Bangkok 31 tháng Bảy 2019. Ảnh: Reuters

Bãi Tư Chính: Việt Nam nhận được gì từ Hội nghị bộ trưởng ASEAN?

Câu trả lời mang tính khả dĩ nhất cho dấu hỏi trên đang được phần lớn giới chuyên gia quan sát chính trị quốc tế khẳng định: Sau Hoa Kỳ, đến lượt các nước trong khối ASEAN không muốn vội vã thể hiện thái độ và hành động ủng hộ Việt Nam, bởi họ muốn chờ xem Việt Nam có tự đi trên đôi chân của mình hay không để dám nhìn thẳng vào mặt Trung Quốc, và nếu cần thiết thì dám đối đầu với con sói đầy tham vọng bành trướng này, chứ không phải bằng lối ‘vừa đi vừa quỳ’ như từ trước tới nay.

Những người này biểu tình chống Dự Luật Đặc Khu, và họ bị bỏ tù. Ảnh: VOA (web screenshot)

Nếu chính quyền tổ chức biểu tình rộng rãi phản đối Trung Quốc?

Một cuộc biểu tình công khai, và hơn thế là một cuộc biểu tình rộng rãi nhằm phản đối Trung Quốc do chính quyền phát động vào thời điểm này liệu có thành công? Đó là một ẩn số rất lớn trong cái phương trình hỗn tạp vừa là ‘đồng chí bốn tốt’ vừa giành giật miếng ăn dầu khí trong quan hệ Việt – Trung… Nhưng ngay trước mắt, kịch bản có vẻ chiếm ưu thế là tổ chức mít tinh trong… hội trường.

Việt Nam mất Bãi Tư Chính vì chính sách “3 không”

Trong chương trình Việt Nam 360 kỳ nầy, Luật Sư Nguyễn Văn Đài nói về sự kiện Bãi Tư Chính và chính sách “3 không” của Đảng CSVN. Luật sư Nguyễn Văn Đài giải thích chính sách “3 không” là gì? Có từ bao giờ? Và tại sao CSVN lại đưa ra chính sách này? Luật Sư Đài cũng nói về những thiệt hại khi duy trì chính sách “3 không”, cũng như những lợi ích mà Việt Nam sẽ có nếu như từ bỏ chính sách này.

Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo tỉnh Kiên Giang trao tặng 10.000 lá cờ tổ quốc thuộc chương trình "Một triệu lá cờ tổ quốc cùng ngư dân bám biển" hôm 29 tháng Bảy, 2019. Ảnh: Báo Người Lao Động

Nhân phẩm bị lợi dụng

Cũng có thể rồi ngày nào đó, sẽ có những cuộc biểu tình rầm rộ do nhà nước phát động để chống Trung Quốc. Báo chí và truyền hình sôi động đã không khác gì như một ngày hội theo nghị quyết. Vào lúc ấy bạn cũng đừng quên lắng nghe, để thấy trong sự ồn ào ấy, là cả không gian chết lặng âm thầm của phẩm giá một dân tộc bị lợi dụng đến tận cùng. Thật bối rối, nhưng rồi chúng ta, một dân tộc phải làm sao?

Dã tâm lâu dài của Trung Cộng

Dù báo chí nhà nước dùng từ có mạnh mẽ đến đâu mà lãnh đạo Đảng CSVN vẫn im thin thít hoặc còn tay bắt mặt mừng, ôm hôn thắm thiết kẻ đang đe dọa, xâm lấn đất nước mình thì cũng bằng thừa, hoặc chỉ có tác dụng trấn an dư luận. Đảng CSVN cần cho dân Việt Nam biết rõ ý chí chống xâm lăng của họ thế nào. Nếu không, trong con mắt người dân Việt Nam, Đảng CSVN không làm tròn trách nhiệm bảo vệ bờ cõi mà bất cứ chính quyền nào cũng phải làm.

Quang cảnh phiên xử Philippines kiện Trung Quốc tại Tòa Trọng Tài Thường Trực (Permanent Court of Arbitration - PCA) tháng Bảy, 2016. Hàng ghế bên phải bị bỏ trống vì Trung Quốc từ chối không tham dự phiên xử. Ảnh: Permanent Court of Arbitration

Từ vụ Scarborough, Việt Nam cần khởi kiện ngay Trung Quốc

Qua kinh nghiệm của Philippines đối với hành động xâm lược trắng trợn của Trung Quốc trên bãi cạn Scarborough, đây là lúc Việt Nam phải sử dụng biện pháp pháp lý hơn là dùng công hàm ngoại giao hoặc hô hào chống đối theo kiểu xoa dịu sự phẫn nộ của người dân.