Nếu chính quyền tổ chức biểu tình rộng rãi phản đối Trung Quốc?

Những người này biểu tình chống Dự Luật Đặc Khu, và họ bị bỏ tù. Ảnh: VOA (web screenshot)
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Một cuộc biểu tình công khai, và hơn thế là một cuộc biểu tình rộng rãi nhằm phản đối Trung Quốc do chính quyền phát động vào thời điểm này liệu có thành công?

Đó là một ẩn số rất lớn trong cái phương trình hỗn tạp vừa là ‘đồng chí bốn tốt’ vừa giành giật miếng ăn dầu khí trong quan hệ Việt – Trung.

Mít tinh trong… hội trường?

Trong nhiều cuộc họp khẩn cấp nhằm đối phó với vụ tàu thăm dò địa chất Hải Dương – 8 được hộ vệ bởi nhiều tàu hải cảnh Trung Quốc xâm nhập vùng biển Bãi Tư Chính từ đầu tháng Bảy, 2019 đến nay, đã có phương án dự định sẽ tổ chức biểu tình phản đối Trung Quốc. Phương án này nhận được ý kiến ủng hộ chủ yếu từ các cơ quan mặt trận, dân vận và đang được ‘trên’ cân nhắc.

Tuy nhiên, tổ chức biểu tình như thế nào – hẹp hay rộng rãi, chỉ huy động các thành phần cốt cán như Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, Đoàn Thanh Niên Cộng Sản, Hội Phụ Nữ… hay huy động không giới hạn ‘quần chúng nhân dân’, tổ chức ở vài đô thị chính như Hà Nội và TP. HCM hay ở tất cả các tỉnh thành… vẫn đang là những vấn đề còn bàn cãi.

Một số tờ báo nhà nước đã được cài số để sẵn sàng khua khoắng ‘các tầng lớp nhân dân’, chuẩn bị cho một cuộc tổng xuống đường ‘bảo vệ Tổ quốc’.

Nhưng ngay trước mắt, kịch bản có vẻ chiếm ưu thế là tổ chức mít tinh trong… hội trường. Sau đó tùy tình hình mà có đưa cuộc mít tinh đó lên truyền hình hay không.

Cũng như cái cách đã tổ chức mít tinh trong hội trường Nhà Văn hóa thanh niên ở Sài Gòn vào năm 2014 và một cuộc mít tinh khác trước Nhà hát TP.HCM, khi nổ ra sự biến giàn khoan Hải Dương 981. Nhưng tất cả chỉ có thể, tức ai đến mít tinh thì chỉ ngồi hoặc đứng chôn chân một chỗ, không có tuần hành hay biểu tình gì hết.

Còn bây giờ trong cơn khốn quẫn của đảng trước ‘bạn vàng’, nguồn tài nguyên vô tận là ‘quần chúng nhân dân’ lại được ngó ngàng. Tuy thế, phương án tổ chức biểu tình rộng rãi, hoặc nói trắng ra là biểu tình ‘cuội’ với thành phần cốt cán là hội đoàn quốc doanh để lôi kéo số đông người dân đi theo nhằm gây áp lực buộc Trung Quốc phải rút tàu khỏi Biển Đông, chẳng có gì bảo đảm là sẽ không bị ‘thế lực thù địch lợi dụng’. Ý kiến lo ngại này thường thuộc về cánh công an và những quan chức mà nhìn đâu cũng thấy thù địch.

Vậy là phương án chủ động tổ chức biểu tình gặp phải chốt chặn. Bàn tới bàn lui vẫn chẳng ra được phương án nào đỡ bế tắc hơn.

Đảng muốn lo thì lo đi, rồi xem kẻ nào sẽ vỡ mặt!

Câu chuyện tuần hành phản đối Trung Quốc đang trở về bầu không khí của thói lấp ló vừa nói vừa run vào năm 2011 – thời điểm đã nổ ra đợt biểu tình phản đối Trung Quốc đầu tiên sau vụ tàu Bình Minh 2 của Việt Nam bị ‘tàu lạ’ cắt cáp. Khi đó, thậm chí đã xuất hiện một văn bản không số, không dấu, không chữ ký và cực kỳ không chính danh từ phía UBND thành phố Hà Nội nhằm huấn thị cơ chế biểu tình tự phát của xã hội dân sự và dân chúng, nhưng văn bản này đã lập tức trở thành trò cười của thiên hạ.

Tuy nhiên, điều có vẻ lạ lùng đối với chính quyền là vào năm 2019, sự thể đã trở nên khác hẳn. Bất chấp vụ Hải Dương – 8 đã kéo dài cả tháng trời, vẫn không có bất kỳ lời phát động từ bất kỳ tổ chức xã hội dân sự nào ở trong nước về tổ chức biểu tình chống Trung Quốc. Trong khi đó và còn hằn y nguyên não trạng ‘hèn với giặc, ác với dân’, các hàng rào kẽm gai lại được công an và các lực lượng dân phòng, dân quân dựng lên tua tủa trên các đừng phố chính ở Hà Nội và Sài Gòn, cùng hàng đàn bầy chó ngao hờm sẵn ở các góc phố sẵn sàng xồ ra cắn xé những người biểu tình tự phát. Thế nhưng công an đã hoài công mà chẳng phát hiện ra bóng dáng ‘âm mưu biểu tình’ hay người biểu tình nào.

“Lòng yêu nước của nhân dân đã bị lợi dụng và bị phản bội” – đó là nguồn cơn chính yếu mà các tổ chức xã hội dân sự, giới đấu tranh dân chủ nhân quyền phẫn nộ nêu ra, để họ sẽ không tham gia vào bất kỳ cuộc biểu tình hay mít tinh nào phản đối Trung Quốc do chính quyền Việt Nam làm đầu trò. Từ nhiều năm qua, hầu hết các cuộc biểu tình tự phát chống Trung Quốc của người dân Việt đã bị chính quyền và công an đàn áp thẳng tay, đánh đập dã man và bắt bớ tràn lan với lý do ‘mọi việc đã có đảng và nhà nước lo’.

“Đừng ngạc nhiên và nghĩ người dân thờ ơ. Chỉ ở cái xứ sở này thì chính quyền mới có cái kiểu hành xử quái gở như những năm qua. Dân xuống đường biểu tình chống tàu Trung Quốc cắt cáp quang: Đánh. Chống giàn khoan HD 981 hạ đặt trái pháp: Đánh. Dân biểu tình phản đối Formosa, bảo vệ biển: Đánh. Lên gối, xuống chỏ, đánh vỡ mặt mũi dân, quẳng dân lên xe tàn nhẫn như đối xử với những con vật. Dùng cả báo chí chụp mũ họ là những thành phần phản động, gây rối trật tự công cộng” – Facebooker Đoàn Bảo Châu cay đắng tổng kết.

Vậy thì vào lúc này, trong tình thế nguy ngập từ ‘bạn vàng’ Trung Quốc và không biết đến bao giờ tàu Hải Dương – 8 mới chịu rút khỏi Bãi Tư Chính, thậm chí còn có thể xảy ra kịch bản Trung Quốc kéo luôn một giàn khoan khổng lồ vào khoan dầu tại khu vực này, ‘đảng và nhà nước ta’ hãy ‘lo’ đi!

Xã hội dân sự và những gương mặt trong đó lại chính là đại diện cho một bộ phận không nhỏ người dân, về tâm trạng bức bối với Trung Quốc và cả phản kháng với vô số bất công của chính quyền Việt Nam. Trong bối cảnh mạng xã hội với hơn 70% dân số Việt Nam tham gia và được thông tin và dẫn dắt chủ yếu bởi giới xã hội dân sự chứ không phải bởi các cơ quan chính quyền, việc hầu hết những người hoạt động dân sự tẩy chay hình thức biểu tình hoặc mít tinh phản đối Trung Quốc do chính quyền tổ chức cũng có nghĩa là sẽ lôi kéo một số đông người dân tẩy chay theo.

Một cuộc biểu tình quá muộn màng, nếu có, do chính quyền tổ chức để lên dây cót cho các lực lượng quân sự và công an – bị xem là chết lặng trong nỗi sợ hãi trước kẻ thù – sẽ chỉ có ‘quần chúng nhân dân’ là người của những hội đoàn ‘cánh tay nối dài của đảng’, được đảng trả lương để đứng ra hô khẩu hiệu qua quýt với bộ mặt thản nhiên, xong ai về nhà nấy. Còn tàu Trung Quốc vẫn ung dung ngự trị ngay trước mũi Bộ Chính Trị đảng Việt Nam như một thách thức không thèm che giấu.

Trong lúc đó, cái khó càng bó… cái ngu. Bất chấp lối tuyên truyền ‘tự sướng’ về Việt Nam có chẵn một tá đối tác chiến lược, bao gồm cả ‘đối tác chiến lược toàn diện quan trọng nhất’ Trung Quốc – theo cách tụng ca chưa biết đứng đã biết quỳ của giới chóp bu Việt Nam, duy nhất Hoa Kỳ là quốc gia tỏ thái độ ủng hộ Hà Nội trong vụ Hải Dương – 8, cũng như Quốc Hội Mỹ đã là địa chỉ duy nhất tung ra bản nghị quyết lên án Bắc Kinh can thiệp thô bạo vào Biển Đông trong vụ Hải Dương 981 năm 2014.

Chưa bao giờ chính thể độc tài Việt Nam cùng thói đu dây ngả ngớn đến mức ung thư di căn của nó bị cô độc như lúc này trên trường quốc tế.

Vậy đó, đảng muốn lo thì lo đi, rồi xem kẻ nào sẽ vỡ mặt!

Phạm Chí Dũng

Nguồn: VOA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua.