Biểu tình Hong Kong

Bắc Kinh dàn nhiều xe quân sự giáp biên giới Hong Kong ngày 15 tháng Tám, 2019. Ảnh: Reuters

Hong Kong, nếu ngày mai có “tắm máu”…

Họ không còn là những người biểu tình. Họ đã là những người chiến đấu trên chiến tuyến “bảo vệ và che chở cho những giá trị” mà họ đặt niềm tin vào. Họ không thể không biết những tín hiệu đe dọa về một cuộc tắm máu. Họ không đánh giá thấp sức mạnh của súng đạn. Chỉ súng đạn mới không có lý trí để đánh giá như thế nào là đáng để sống vĩnh viễn khi ngã xuống trên vũng máu “Tự Do”.

Người dân Hong Kong đấu tranh cho tự do, dân chủ của chính họ và các thế hệ sau. Ảnh: Twitter

Trận Waterloo của hoàng đế Tập? – Khi “cái hộp Pandora” Hong Kong đã mở

Bắc Kinh đang rình rập và chuẩn bị những bước chuẩn bị về truyền thông trước khi tiến hành các bước đàn áp sắt máu hơn… Người dân Hong Kong đang đứng trước vực thẳm và lựa chọn tàn khốc: Tự Do hay là Chết? Chính họ cũng đang tự biến mình thành những bó đuốc Danco – những người sẵn sàng “tử vì đạo” cho lý tưởng Tự Do, dâng hiến trái tim và khối óc để thắp lên hy vọng và niềm tin cho những người sau tiếp nối.

Biển người áo đen trong các cuộc biểu tình chống dự luật dẫn độ ở Hong Kong, tháng Sáu, 2019. Ảnh: VOA - Iris Tong

Trúc Hồ, ‘Sea of Black’ và cảm hứng Hong Kong

Nhạc sỹ Trúc Hồ vừa sáng tác một bài hát bằng tiếng Anh có tựa đề ‘Sea of Black’, tức ‘Biển người Áo đen’, cổ động cho cuộc biểu tình của giới trẻ Hong Kong phản đối dự luật dẫn độ. Lời điệp khúc của bài hát này kêu gọi ‘Tự do, Dân chủ – đó là những gì chúng tôi muốn’ và trong bài hát có bày tỏ hy vọng ‘Hong Kong hôm nay – Việt Nam ngày mai’. Trao đổi với VOA, ông Trúc Hồ nói khi viết những lời về ‘tự do, dân chủ’, ông nghĩ đến Việt Nam.

Làm sao để Việt Nam có giới trẻ như ở Hong Kong?

HK – VN: Giới trẻ tự chủ – tương lai của Đất Nước. Giới trẻ Việt Nam, sanh ra và lớn lên trong chế độ độc tài nghĩ gì khi nhìn thấy những người trẻ tổ chức, điều hướng, đi đầu các cuộc biểu tình của cả triệu người tại Hong Kong đã khiến cả thế giới khâm phục? Họ so sánh, suy ngẫm những gì cần làm và họ hy vọng giới trẻ Việt Nam một ngày không xa, cũng sẽ là đầu tàu đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi sự đàn áp độc tài để có được một cuộc sống ấm no, xây dựng một quốc gia phú cường.

Những người biểu tình tìm cách xông vào tòa nhà Hội Đồng Lập Pháp Hong Kong hôm 1 tháng Bảy, 2019. Ảnh: AP

Biểu tình bạo lực ở Hong Kong: Bước leo thang nguy hiểm?

Bạo loạn đã xảy ra trong cuộc biểu tình ở Hong Kong hôm 1 tháng Bảy đánh dấu một bước leo thang mà nhiều nhà quan sát cho là ‘nguy hiểm’ và sẽ tạo cái cớ cho chính quyền Hong Kong với sự hậu thuẫn của Bắc Kinh đàn áp mạnh mẽ hơn. Trong khi đó, nội bộ những người biểu tình cũng có sự chia rẽ đối với hành động bạo lực này: nhiều người phản đối mạnh mẽ nhưng cũng có người bày tỏ cảm thông.

Hong Kong tuyên bố không lùi bước

Chúng tôi một lần nữa lập lại 5 yêu cầu của chúng tôi: 1) Hủy bỏ hoàn toàn dự luật dẫn độ; 2) Rút lại lời chụp mũ người biểu tình là những người bạo loạn; 3) Thả tất cả những người biểu tình bị bắt giữ; 4) Điều tra trách nhiệm của cảnh sát trong việc đàn áp tàn bạo; 5) Bà Carrie Lam phải từ chức. Chúng tôi sẽ KHÔNG lùi bước cho đến khi tất cả các yêu cầu của chúng tôi được đáp ứng.

Một nhóm nhỏ người biểu tình phá cửa đột nhập vào tòa nhà Quốc Hội trong cuộc biểu tình kỷ niệm ngày Hong Kong được trao trả cho Trung Quốc 1 tháng Bảy, 2019. Ảnh: Reuters

Hong Kong: Sai lầm chết người!

Một sự kiện quan trọng vừa xảy ra trong diễn tiến cuộc biểu tình vào chiều hôm qua, 1 tháng Bảy, là đoàn biểu tình đã phá cửa xông vào chiếm lĩnh toà nhà Quốc Hội. Hẳn nhiên, đã xảy ra xô xát giữa người biểu tình và cảnh sát Hong Kong. Đây là một hình thức bạo động mà chắc chắn những người chủ trương đấu tranh bất bạo động, như diễn ra cho tới giờ tại Hong Kong, không mong muốn.

Dân chúng Hong Kong biểu tình đòi chính quyền hủy bỏ Dự Luật Dẫn Độ hôm 9 tháng Sáu, 2019. Ảnh: Tyrone Siu/Reuters

Việt Nam: nổi loạn trong sự độc đảng?

Sự ổn định chính trị tương đối sẽ sớm kết thúc, khi mà kế hoạch kế nhiệm về nhân sự đang gặp vấn đề liên quan đến tham nhũng, và khi tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, thì nổi loạn sẽ xuất hiện không chỉ ở người dân, mà cả bên trong bộ máy chính trị Việt Nam. Không còn lựa chọn nào khác, nổi loạn sẽ tất yếu, và khi đó, Việt Nam sẽ là biểu tượng kết hợp, một Hong Kong nổi loạn trong lòng độc tài Bắc Kinh, hay một Việt Nam nổi loạn trong thể chế độc đảng Hà Nội.

Một thế hệ nhà hoạt động dân chủ mới đã xuất hiện và trưởng thành ở Hong Kong, với một hệ tư tưởng mới. Ảnh: Financial Times

Chủ nghĩa bản thổ Hong Kong: Ngọn cờ mới của phong trào dân chủ xứ cảng – Kỳ 2

Chủ nghĩa bản thổ Hong Kong xuất phát từ các ý tưởng của Trần Vân Căn đã giúp nhiều người dân Hong Kong gọi tên được cái cảm giác bị đè nén và chèn ép đó: họ đang bị chính quyền Trung Quốc đồng hóa bằng nhiều cách. Để thoát khỏi sự đồng hóa đó, họ phải tìm về một bản sắc/căn tính dân tộc dựa trên bản thổ Hong Kong, dựa trên gốc gác lịch sử thuộc địa đặc trưng của vùng đất nơi họ sinh sống.

Bức ảnh nổi tiếng của cô Yau Wai Ching (Du Huệ Trinh) giăng biểu ngữ "Hong Kong không phải Trung Quốc" trước khi tuyên thệ nhận trở thành thành viên của Hội Đồng Lập Pháp vào năm 2016. Cô là thành viên của chính đảng Youngspiration, vốn có cảm tình với chủ nghĩa bản thổ Hong Kong. Ảnh: Reuters

Chủ nghĩa bản thổ Hong Kong: Ngọn cờ mới của phong trào dân chủ xứ cảng – Kỳ 1

Nhiều người Việt Nam đang trầm trồ ngắm nhìn người Hong Kong. Họ đang quật cường bảo vệ nền pháp quyền và nhân quyền của họ khỏi Dự luật Dẫn độ đầy tai tiếng, và cứng rắn đòi hỏi quyền lợi tới mức người đứng đầu chính quyền Hong Kong đã phải xin lỗi họ. Nhờ đâu mà người dân Hong Kong (bao gồm phần lớn là giới trẻ) có một tinh thần hoạt động dân chủ mạnh mẽ, một thái độ đầy “bản sắc anh hùng”, bất khinh sợ chính quyền như thế?

Joshua Wong diễn thuyết với người biểu tình bên ngoài cơ quan lập pháp Hong Kong hôm 17 tháng Sáu. Ảnh: Reuters

Hong Kong: Sự kỳ diệu của con số hai triệu

Sau hơn hai thập niên Trung Quốc gây áp lực với Hong Kong bằng mọi cách nhưng thỏa thuận dẫn độ vẫn bất thành nhất là câu chuyện của Causeway Bay Bookstore vẫn ám ảnh người Hong Kong cho tới nay khiến đề nghị của bà Carrie Lam Trưởng Đặc Khu Hong Kong, người đề nghị luật dẫn độ với Trung Quốc trở thành thùng thuốc súng với hai triệu mồi lửa thắp sáng niềm kiêu hãnh Hong Kong trong mấy ngày vừa qua.

Hàng chục ngàn người Hong Kong biểu tình ra tối hậu thư bốn điểm cho Đặc Khu Trưởng Carrie Lam hôm 18 tháng Sáu,2019.

Sinh viên Hong Kong ra tối hậu thư cho Đặc Khu Trường Carrie Lam

Hàng chục ngàn sinh viên tại Hong Kong đã gửi tối hậu thư cho bà Carrie Lam, yêu cầu bà phải đáp ứng kháng nghị bốn điểm, nếu không muốn phải đối mặt với các cuộc biểu tình quy mô gia tăng. Nếu lãnh đạo đặc khu này không trả lời kháng nghị của công chúng trước 5 giờ chiều ngày 20 tháng Sáu, 2019 thì các bạn trẻ sẽ đến trụ sở chính phủ vào thứ Sáu, ngày 21 tháng Sáu để yêu cầu câu trả lời trực tiếp.