chiến tranh biên giới phía Bắc

Niệm hương trước bàn thờ liệt sĩ mật trận Vị Xuyên chống quân xâm lược Trung Quốc, hang Dơi, huyện Vị Xuyên, Hà Giang. Ảnh: FB Nguyen Xuan Pham (Phạm Xuân Nguyên)

45 năm cuộc Chiến tranh biên giới phía Bắc

Chúng tôi đã đến hang Nà Cáy nơi đặt trạm phẫu (thuật) tiền phương của mặt trận Vị Xuyên (cách cửa khẩu Thanh Thủy giao tranh ác liệt 3 km) mà bài thơ dưới đây của một cựu chiến binh Sư đoàn 313 ngày ấy đã mô tả sự đau thương đau đớn vô cùng. Hang bây giờ đã bị xây tường chắn phía ngoài.

Thắp hương biết ơn các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc 45 năm trước ở Vị Xuyên chúng tôi biết trang sử bi thương này của đất nước phải được nhớ và ghi.

Chiến tranh biên giới phía Bắc 17/2/1979 - Nhân dân không bao giờ quên

Ngày này, 45 năm trước

Ngày này tức là ngày 17 tháng 2. Còn 45 năm trước, tức vào buổi chiều 17/2/1979. Khi ấy tôi dạy tại Trường dự bị đại học TP.HCM. Mới gần 2 tuổi nghề, hăng lắm, trường giao việc gì cũng nhận, thậm chí chưa giao cũng xung phong. Hồi ấy không biết, hoặc chưa có bài vè

“Tiến lên ta quyết tiến lên
Tiến lên ta lại xông lên hàng đầu
Hàng đầu không biết đi đâu
Đi đâu không biết, hàng đầu cứ đi”

hăng bởi đang là đoàn viên.

Tuyên bố: 45 năm cuộc chiến tranh tự vệ chống xâm lược Trung Quốc (17 tháng 2 năm 1979)

…Nhưng lịch sử là lịch sử, lịch sử phải được đánh giá đúng và không lãng quên, vì lịch sử tự vệ của Việt Nam chống Trung Quốc xâm lược là máu xương của toàn dân tộc qua 4.000 năm lịch sử.

Do vậy chúng tôi các tổ chức Xã hội Dân sự và các cá nhân yêu cầu nhà nước đưa cuộc chiến tranh tự vệ 1979 vào sử sách như Bạch Đằng, Đống Đa…, giảng dạy trong các nhà trường, báo chí truyền hình thông tin rộng rãi trong ngoài nước,…

Chiến tranh biên giới phía Bắc 17/2/1979 - Nhân dân không bao giờ quên

Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 – Các nguyên nhân chủ chốt

Chỉ một ngày sau khi Trung Quốc xua quân tấn công 6 tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam ngày 17/2/1979, tờ New York Times trong bài bình luận ngày 18/2/1979 chỉ ra các nguyên nhân có thể là chủ chốt, đưa đến cuộc xâm lăng của Trung Quốc tháng 2/1979 và kéo dài cả thập niên sau đó.

Một đơn vị pháo binh quân đội Việt Nam đang tác xạ trong cuộc chiến biên giới phía Bắc 1979. Ảnh: AFP

Cuộc xâm lược Việt Nam năm 1979: Tội ác của đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc

Cuộc xâm lược của Trung Quốc vào các tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam năm 1979 thực chất là cuộc chiến của đảng CSVN và đảng CSTQ. Trong đó quân đội và Nhân dân hai nước vừa là công cụ vừa là nạn nhân của cuộc chiến tranh đó. Những mất mát, hy sinh của quân đội và Nhân dân hai nước là do tội ác của đảng Cộng sản VN và đảng CSTQ gây ra.

Xe rác trước tượng đài Trần Hưng Đạo ở Sài Gòn ngày 17/2/2019. Ảnh: Blogger Tuấn Khanh

Về đâu, 17-2-2019

Khó ai tin được là nhà cầm quyền hôm nay lại có thể dùng một loại kế sách bệnh hoạn, đển mức dùng xe rác bao vây tượng đài Đức Thánh Trần ở bến Bạch Đằng, Sài Gòn. Rồi ai đó đã ra lệnh dùng xe cẩu, mang lư hương lớn trước tượng đài đi nơi khác, vì sợ sẽ có người dân nào đó đến cắm vài nén nhang, tưởng nhớ những người Việt đã chết vì đất nước…

Sử ta, sao lại phải hỏi ý kiến Tàu?

Viết về một cuộc chiến tranh, phải đề cập đến bối cảnh, nguyên nhân, diễn biến và hậu quả… Khi đã rụt rè không dám viết khác với ý kiến kẻ thù, hay được kẻ thù đồng ý thì còn gì là lịch sử nữa mà nó trở thành một sự kiện đã được gọt giũa, cắt xén, giấu giếm cho vừa lòng kẻ đã phát động chiến tranh xâm lược và để có lợi cho “đại cục”.