45 năm cuộc Chiến tranh biên giới phía Bắc

Niệm hương trước bàn thờ liệt sĩ mật trận Vị Xuyên chống quân xâm lược Trung Quốc, hang Dơi, huyện Vị Xuyên, Hà Giang. Ảnh: FB Nguyen Xuan Pham (Phạm Xuân Nguyên)
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày mai, cách đây 45 năm trước (17/2/1979), Trung Quốc đã phát động cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc, buộc quân dân ta phải cầm súng chiến đấu bảo vệ đất nước. Đây là một cuộc chiến tranh khốc liệt trước sự tàn bạo dã man của quân Trung Quốc.

Hôm qua (mồng 6 Tết Giáp Thìn) chúng tôi xuất hành từ Hà Nội lên Hà Giang. Tháng 2/1979 Hà Giang (khi ấy còn nhập chung với Tuyên Quang thành tỉnh Hà Tuyên) là một mặt trận ác liệt chống lại quân bành trướng Trung Quốc, mà ác liệt nhất là chiến trường ở huyện Vị Xuyên.

Chúng tôi đã đến hang Dơi, nơi đặt sở chỉ huy mặt trận Vị Xuyên.

Chúng tôi đã đến đền thờ các anh hùng liệt sĩ mặt trận Vị Xuyên xây dựng tại chính cao điểm 468 ác liệt năm xưa, giữa một vùng đồi núi mà trong vòng 10 năm đã phải hứng chịu hơn 2 triệu quả đạn pháo từ bên kia biên giới bắn sang và để bám giữ đỉnh 1509 (mà TQ gọi là Lão Sơn) có ngày hơn 600 chiến sĩ của ta đã phải hy sinh, khiến nơi đây được gọi là “lò vôi thế kỷ.”

Chúng tôi đã đến hang Nà Cáy nơi đặt trạm phẫu (thuật) tiền phương của mặt trận Vị Xuyên (cách cửa khẩu Thanh Thủy giao tranh ác liệt 3 km) mà bài thơ dưới đây của một cựu chiến binh Sư đoàn 313 ngày ấy đã mô tả sự đau thương đau đớn vô cùng. Hang bây giờ đã bị xây tường chắn phía ngoài.

Thắp hương biết ơn các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc 45 năm trước ở Vị Xuyên chúng tôi biết trang sử bi thương này của đất nước phải được nhớ và ghi.

Hang phẫu Nà Cáy, Vị Xuyên – Mùa thu… máu

Trần‎ Nam Thái

(CCB F313)

Mấy hôm rồi không một chuyến xe lên
Nà Cáy buồn quay quắt
Xác tử sỹ chất đầy bãi đất
Qua một đêm thôi chuột móc hết mắt rồi
Trên thân xác đã trương lên nhung nhúc những đàn giòi
Và ngờm ngợp những đám mây ruồi nhặng
Gió từ dưới sông Lô và đường quốc lộ 2 thốc lên dè dặt
Gió từ đỉnh 812, đỉnh 673 phía trên kia đổ xuống ào ào
Những cơn gió vô tâm, những cơn gió vô tình như cuộn vào nhau
Xộc vào toang hoác xác thân những người lính đã ngã xuống
Xộc vào hoang hoải bần thần tim óc những người lính đang còn sống
Ngách đá kho hậu cần trống rỗng
Gạo mắm đã chia đến từng căn hầm
Khe suối mùa khô chắt nước âm thầm
Quần áo lính giặt xong càng đỏ bầm màu đất
Mảnh đạn dọc ngang chém áo quần rách nát
Suối cũng oằn mình đội pháo giặc suốt ngày đêm
Mấy hôm rồi không thấy xe lên
Cả thung lũng sặc sụa mùi khói đạn
Vách đá trên cao đạn cào trắng toát
Mặt đất dưới sâu đá lật ngổn ngang
Những căn hầm trúng đạn vỡ tan hoang
Những mái nhà âm cháy thành than trơ trụi
Thấp thoáng bóng người lầm lụi
Vác đá, chặt cây, đào đất khoét hầm
Hang phẫu ngổn ngang lính nằm
Những vết thương đỏ máu
Những cuộn băng đỏ máu
Áo Blu quân y đỏ máu
Khắp lòng hang sực lên mùi máu, mùi cồn
Điện thoại đổ chuông từng nhịp dập dồn
Tin báo về chuẩn bị đón thương binh từ phía trước
Bác sỹ gầm lên hết băng, hết thuốc
Y tá ngẹn ngào hết sạch nước truyền
Lại phải cho người chạy bộ xuống Làng Pinh
Lấy tạm vài cơ số thuốc
Bên kia bờ khe nước
Lính vận tải nối nhau lục tục lên đường
Ba lô đạn nhọn đè nặng trên lưng
Đòn tre cáng thương, dài ngoằng chổng ngược
Manh võng cáng thương ướt đẫm từ chuyến trước
Phập phờ rỏ nước thối xuống khắp người
Đường xe lên đất đá tơi bời
Hố pháo mới chồng lên hố pháo cũ
Mảnh đạn ngổn ngang bên cây cỏ xới nhào
Có mảnh lẹm sắc như dao
Có mảnh nhọn hơn lá lúa
Chạm vào là máu ứa
Chạm vào là rách thịt da
Những bàn chân mang giày vải vẫn sầm sập chạy qua
Lưng còng xuống, mặt ngẩng về phía trước
Nơi ấy đang cần đạn
Nơi ấy thương binh chờ
Vượt ngã ba cửa tử
Vào Hang Dơi, Làng Lò
Những gương mặt lính sáng lên, rồi lại thẫn thờ
Chẳng có gì đâu trong ba lô toàn đạn nhọn
Bởi mấy hôm rồi chẳng có chuyến xe lên
Những dấu hỏi hằn gương mặt sạm đen
Nỗi buồn tủi ẩn trong lời cảm thán:
“Hay là đã quên? Hay là đã bán?
Hay là đã chán? Hay là phủi tay?…
Gạt đi giọt nước mắt cay
Tay khẽ khàng đặt thương binh lên võng
Lại vượt qua suối sâu, đường lộ thiên, bãi trống
Mang tai bập bùng tiếng nổ, tiếng rên đau
Mặc kệ đạn trên cao
Mặc kệ đạn dưới thấp
Nghe tiếng đạn quen mới nằm sấp xuống mặt đường
Đá đập vào người, đá thúc vào xương đau nhức
Đợi đến khi đạn dứt
Lại tất tưởi chồm lên, vai nặng trĩu đòn khiêng
Những thân người chạy liêu xiêu ngả nghiêng
Hướng về phía Nà Cáy
Đoạn đường dốc lên đạn pháo cày nát bấy
Đã có lính nào sửa sang
Mùi máu, mùi cồn vẫn nồng nực trong hang
Lính bị thương nằm ngổn ngang dồn đống
Thở phào vì thương binh vẫn sống
Tay lại khẽ khàng gỡ khỏi võng với đòn tre
Bãi tử sỹ nằm bên cạnh bờ khe
Hình như đã nhiều hơn lúc trước
Lại nghe đâu đây rúc rích tiếng chuột
Những con chuột đói khát, những con chuột vô tâm
Lần bước đến nơi tử sỹ đang nằm
Bê những mảng đá to đặt đè lên từng khuôn mặt
Che đi những quầng mắt đã lặng ngủ im
Che đi những con mắt không thể nào khép lại
Cơn gió mùa Thu như lồng lên quằn quại
Hình như gió cũng rưng rưng
Mấy hôm rồi mà chẳng thấy xe lên
Chẳng biết đêm nay có chuyến nào tới được
Để đón anh em về một chốn bình yên
Để đưa anh em về trước…

Nà Cáy-Thanh Thủy – Mùa thu 1986)

Nguồn: FB Nguyen Pham Xuan (Phạm Xuân Nguyên)

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.