chuyến bay giải cứu

Một người dân đang được nhân viên y tế xét nghiệm corona virus tại chợ Đồng Xuân, Hà Nội vào ngày 11/8/2021, khi chính phủ áp đặt lệnh phong tỏa hai tuần. Ảnh: AFP

Từ “Chuyến bay giải cứu” tới “Việt Á”

“Từ ‘Chuyến bay giải cứu’ đến ‘Việt Á’ cho thấy, cán bộ từ trung ương đến địa phương, từ lãnh đạo cao cấp đến nhân viên quèn, từ bộ này đến ngành khác, từ địa phương này đến tỉnh thành khác… hết thảy, đều chỉ chực chờ ăn cướp của dân lành mà thôi.” (LS Đặng Đình Mạnh)

Một số bị cáo trong vụ chuyến bay giải cứu. Ảnh: Tiền Phong

Hãy trả lại tiền cho nhân dân thống khổ!

Phiên toà chuyến bay giải cứu là phiên toà… chưa thấy bị hại. Bị hại ở đây là nhân dân thống khổ, họ phải được truy trả số tiền trên tỷ lệ mà các bị cáo nộp khắc phục vụ án.

Các hãng hàng không nên được triệu tập với tư cách có quyền và nghĩa vụ liên quan. Truy xuất danh sách bán vé của họ để trả lại cho dân không khó.

Nhân viên y tế xịt thuốc trừ khuẩn những công dân Việt Nam hồi hương sau khi đáp chuyến bay do Bộ Ngoại giao tổ chức từ Singapore xuống sân bay Cần Thơ trong thời gian đại dịch Covid-19 hôm 7/8/2020. Ảnh: Reuters

Ai là bị hại trong các chuyến bay giải cứu?

Với 146 trang kết luận điều tra, Cơ quan An ninh Điều tra đã “sáng suốt” truy ra những kẻ tham nhũng, tiêu cực, nhưng rất tiếc, không hiểu vì sao trong nội dung kết luận điều tra không xác định ai là người bị hại.

Vậy ai là người bị hại?

Một trong hơn 1.000 "chuyến bay giải cứu," đưa công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước trong thời gian dịch Covid-19. Ảnh: VietnamPlus

Có thể đòi lại khoản phí phi lý mà người về trên các chuyến bay “giải cứu” buộc phải trả?

Dư luận nêu câu hỏi, một khi xác định rõ hành vi đưa và nhận hối lộ giữa doanh nghiệp và quan chức trong việc tổ chức các chuyến bay giải cứu thì những người phải mua vé giá cao có quyền được yêu cầu bồi thường hay không, hoặc họ sẽ nhận được khoản tiền chênh lệch hoàn lại khi vụ án kết thúc hay không?

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu tại Diễn đàn quốc tế về tương lai Châu Á ở Tokyo, 26/05/2022. Ảnh: Kazuhiro Nogi/ AFP/ Getty Images

Nguyễn Phú Trọng triệt hạ Phạm Bình Minh theo lệnh Bắc Kinh?

Nguyễn Phú Trọng dùng bình phong chống tham nhũng để che đậy thủ đoạn loại bỏ các phe cánh không ưa, nhưng cũng có thể do áp lực từ Bắc Kinh.

Đó là những lời tiết lộ từ hậu trường chính trị CSVN, bên cạnh những nhận định của một số nhà quan sát thời sự chính trị Hà Nội qua những diễn biến gần đây.

Hai ông phó thủ tướng, Phạm Bình Minh (trái) và Vũ Đức Đạm (phải) bị cách chức, mất ghế trong Ban chấp hành Trung ương đảng. Ảnh: FB Lâm Bình Duy Nhiên

Chuyện thanh trừng nội bộ

Chuyện ai thay thế hai ông, thực sự không quan trọng vì có lẽ đó cũng chỉ là những con cờ thí của Bộ Chính trị. Sự tranh giành và kiểm soát quyền lực trong nội bộ mới chính là bài toán mang tính chất sống còn của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh (phải) và Vũ Đức Đam bị mất chức nhưng người dân không được (hoặc chưa được) cho biết lý do

Hai phó thủ tướng mất chức: Hãy công bằng với nhân dân*

Nếu người Dân biết hết Sự thật về vai trò, trách nhiệm và cả những gì đằng sau các vụ án trên như Ủy ban Kiểm tra trung ương và cơ quan an ninh điều tra tội phạm hối lộ tham nhũng biết, thì chắc chắn khó có thể có sự ngộ nhận nào đó về hình ảnh hai ông Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam.

Ảnh minh họa: TK

Nhân vật trong năm 2022: Trùm cuối!

Năm 2022 là một năm hết sức kỳ lạ. Người dân chứng kiến nhiều cuộc bắt bớ hỗn loạn trong nội bộ chính quyền cộng sản mà những lời thuyết minh cho các sự kiện đều hết sức mơ hồ. Trong tất cả vụ việc, điều đáng chú ý nhất là sự ẩn hiện bóng dáng của (những) nhân vật “trùm cuối”…

Vây cánh đang bị chặt đứt, mọi thứ chĩa mũi dùi vào Phó Thủ Tướng Thường Trực Phạm Bình Minh, sau khi trợ lý thân cận bị bắt vì nhận hối lộ trong vụ các chuyến bay giải cứu. Ảnh: Facebook Việt Tân

Vụ “chuyến bay giải cứu”: Bắt trợ lý Phó Thủ Tướng Phạm Bình Minh vì nhận hối lộ

Một số nhà quan sát đặt câu hỏi liệu có khả năng Việt Nam sẽ mở rộng điều tra một số cơ quan ngoại giao ở nước ngoài, sau khi công an Việt Nam bắt tạm giam ông Nguyễn Quang Linh, trợ lý Phó Thủ Tướng Thường Trực Phạm Bình Minh, vì tội nhận hối lộ trong vụ các “chuyến bay giải cứu” trong đại dịch Covid-19.

Công dân Việt Nam chờ lên máy bay từ Singapore về Việt Nam hôm 7/8/2020. Ảnh: Reuters

Bê bối “giải cứu công dân”: Sao bộ trưởng và thủ tướng chưa từ chức?

“Trong lúc làm lợi dụng trục lợi một cách quá đáng, vé máy bay đang từ năm sáu trăm lên ba ngàn, tức gấp năm gấp sáu lần. Trong lúc dịch bệnh, bà con hoang mang, không có nguồn thu mà còn bị bắt chẹt như thế. Tôi cho rằng khâu quản lý của chính phủ có khuyết điểm. Nếu như ở những nước tự do khác như Nhật, Hàn thì tôi tin chắc bộ trưởng và thủ tướng đã từ chức… Nhưng ở VN nó khác.” (Nhà báo Võ Văn Tạo)