COVID-19

Minh họa: Sheyda Sabetian/ Transparency International

Con virus không gây ra bệnh lộng quyền, nó chỉ làm lộ rõ bản chất của các “đầy tớ”

Ngoài việc chỉ trích lực lượng chức năng cứng nhắc, vô cảm trong việc thực hiện quyết định giãn cách, nhiều người còn chỉ ra vấn đề khác của hiện tượng này: Lộng quyền.

Các câu chuyện trên và nhiều sự việc tương tự những ngày qua cho thấy lực lượng cán bộ đang cùng lúc thể hiện cả hai đặc tính: Mù quáng tuân theo chỉ đạo và lạm dụng quyền lực được giao.

Đây mới là thứ bệnh dịch nguy hiểm nhất của đất nước, khi nó đã hoành hành suốt hàng chục năm qua mà không có dấu hiệu dừng lại!

Hàng nghìn người dân Cuba biểu tình tại thủ đô Havana và hơn 50 thị xã, thành phố khác hôm Chủ Nhật, 11/7/2021, với những khẩu hiệu “Tự Do” và “Đả đảo chế độ độc tài”… và để phản đối tình trạng thiếu lương thực, giá thực phẩm tăng cao. Ảnh: Reuters

Biểu tình bùng nổ ở Cuba: Tại sao người dân giận dữ?

Vào ngày 11/7, hàng nghìn người biểu tình tự phát đã xuống đường tại hơn 50 thị xã và thành phố của Cuba. Họ mang theo một danh sách dài những nỗi bất bình: Tình trạng mất điện liên tục, các cửa hàng tạp hóa trống rỗng, nền kinh tế thất bại, một chính phủ đàn áp, và tình hình ngày càng tuyệt vọng liên quan đến Covid-19. Người dân ở mọi lứa tuổi vừa hô vang vừa diễu hành, một số người trong số họ hô theo nhịp điệu của những chiếc thìa khua vào chảo rán. “Patria y Vida” (Quê hương và Cuộc sống) – một câu nhại theo khẩu hiệu cách mạng “Patria o Muerte (Tổ quốc hay là chết), đồng thời cũng là tên của một bài hát phổ biến chỉ trích chính phủ – chính là khẩu hiệu kêu gọi tập hợp lực lượng của họ, cùng với những khẩu hiệu như “Tự do” và “Đả đảo chế độ độc tài.”

Người dân Cuba biểu tình đòi tự do hôm 11/7/2021. Ảnh: Reuters

Người Việt trong nước trước tin biểu tình đòi dân chủ ở Cuba

Phẫn nộ trước tình trạng thiếu lương thực và giá cả sinh hoạt, thuốc men tăng kịch trần cũng như bất mãn về cách chính phủ đối phó đại dịch Covid-19, hàng ngàn người dân Cuba đã xuống đường biểu tình tại thủ đô Havana cùng một số thành phố khác từ hôm 11 tháng 7…

Các cuộc biểu tình nổ ra khi Cuba rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ và số ca nhiễm Covid-19 tăng kỷ lục. Người dân tức giận về tình trạng thiếu nhu yếu phẩm, hạn chế quyền tự do dân sự và cách chính quyền xử lý đại dịch. Điều này không khác với những gì đang xảy ra tại Việt Nam hiện nay…

Dân chúng Cuba ồ ạt biểu tình tại thủ đô Havana hôm Chủ Nhật, 11/7/2021, với những khẩu hiệu “Tự Do,” “Đả đảo Cộng Sản,” “Đả đảo Độc tài”… và để phản đối tình trạng thiếu lương thực, giá thực phẩm tăng cao. Ảnh: Adalberto Roque/ AFP via Getty Images

Cuba và bài toán khó của Biden

Chỉ vài giờ sau khi cuộc biểu tình nổ ra ở Havana và các thành phố lân cận, ông Biden tuyên bố từ Tòa Bạch Ốc: “Hoa Kỳ đứng cùng người dân Cuba trong tiếng kèn báo hiệu tự do và giải thoát khỏi sự kìm kẹp thảm khốc của đại dịch cũng như của sự đàn áp và đói khổ mà họ phải chịu đựng dưới chế độ độc tài Cuba bao thập niên qua. Người dân Cuba đang can đảm khẳng định các quyền căn bản của con người khắp mọi nơi. Những quyền ấy, gồm có cả quyền biểu tình ôn hòa và quyền tự quyết tương lai mình, cần phải được tôn trọng. Hoa Kỳ kêu gọi nhà cầm quyền Cuba hãy lắng nghe tiếng nói của người dân và hãy cố gắng phục vụ họ trong thời điểm nguy ngập này thay vì làm giàu cho bản thân.”

Phong tỏa đường Phan Huy Ôn, sát bên hông chợ Thị Nghè (P.19, Q. Bình Thạnh, TP.HCM). Ảnh: Thanh Niên

Việt Nam: Cơn ác mộng mới chỉ bắt đầu

Chiều hôm trước khi thành phố bị phong tỏa, tôi thấy những khuôn mặt u ám thất thần của những đồng bào tôi trên phố phường Sài Gòn, một cụ bà bán vé số đứng ở ngã tư, mắt rưng rưng đỏ hoe, giọng run run khàn đặc, khẩn cầu “mua giúp ngoại, con ơi, sắp phong tỏa rồi, ngoại không còn gì để ăn.”

Có bao nhiêu kiếp người như thế ở mảnh đất này? Nhiều lắm, thành phố này đã cưu mang họ bao năm tháng. Sài Gòn chưa bao giờ phụ người tha hương. Nhưng giờ đây, Sài Gòn cũng đã kiệt quệ, đã chết dần và những lớp người tha phương ấy nhìn thấy kết cục thê thảm của họ ngày mai. Cảm giác nước mắt ầng ậc chực trào ra, niềm uất hận trào lên mặn chát vị máu. Những ngày tới, thực sự là rất thê thảm và cơn ác mộng mới chỉ bắt đầu.

Chống dịch Covid kiểu Việt Nam khác với thế giới như thế nào?

Giai đoạn đầu kiểm soát được dịch thì “tự sướng” quá lố, “nổ” vang trời, trong khi các quốc gia khác trong khu vực cũng kiểm soát tốt dịch, như Đài Loan chẳng hạn, còn tốt hơn, thì chả ai “ngất ngây” như vậy cả.

Bây giờ dịch bùng phát, thì lại rối loạn, làm toàn những chuyện quẫn, như tiếp tục cho bầu cử, thi cử tụ tập đông người, rồi chích ngừa, đi kiểm tra lấy giấy xét nghiệm âm tính – một cái giấy chỉ có giá trị 3-5 ngày là một việc làm vừa hành dân vừa vô nghĩa, và cũng lại chen lấn đông đúc lây nhiễm thêm…

Phó Chủ Tịch UBND TP. Cần Thơ Dương Tấn Hiển tiêm vắc xin phòng Covid-19. Ảnh: Báo Lao Động

Chiến lược vắc-xin của Việt Nam: Thất bại trên nhiều phương diện

Thất bại trong chiến lược tổng thể của Việt Nam có thể nói ngắn gọn, đó là các nhà lãnh đạo không nghĩ được, không chuẩn bị được chiến lược sử dụng vắc xin để tiêm đại trà, từ đó sẽ làm miễn dịch cộng đồng và triệt tiêu dịch.

Về nguyên nhân của thất bại này, có lẽ có hai nguyên nhân: Thứ nhất, không nghĩ vắc xin có thể được sản xuất nhanh quá mức như vậy; thứ hai, chủ quan nghĩ rằng Việt Nam sẽ dập được dịch như mấy lần trước, không bị  bùng phát như đợt dịch sau (từ 27/4/2021) này.

Tình hình dịch Covid-19 tại thành phố Sài Gòn vượt tầm kiểm soát. Ảnh: Youtube Việt Tân

Phạm Minh Hoàng: Tình hình lây nhiễm dịch Covid-19 tại Sài Gòn rất đáng lo ngại

Tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam vẫn là mối quan tâm và lo lắng hàng đầu của người dân.

Thành phố Sài Gòn nay phải tiếp tục các biện pháp giãn cách xã hội thêm hai tuần. Bên cạnh đó, vấn đề làm sao nhanh chóng có được vaccine, loại vaccine nào… cũng là những tin tức mà dư luận quan tâm theo dõi.

Việt Nam cũng quan tâm theo dõi hội nghị thượng đỉnh G-7 tại Anh Quốc… đặc biệt đến 2 điểm: Các cam kết tặng vaccine Covid cho chương trình Covax và biện pháp đối phó với Trung Quốc.

Vaccine Covid-19 Trung Quốc của hãng dược Sinopharm được trưng bày trong Hội chợ Thương mại dịch vụ quốc tế Trung Quốc tại Bắc Kinh, ngày 6/9/2020. Ảnh: CGTN

Vaccine Trung Quốc của Sinopharm – Vết xe đổ – Tại sao chúng ta phải đi vào?!

Hai ngày trước, mình đã kể cho các bạn về sự thất bại trong chiến lược vaccine COVID-19 của Seychelles, quốc gia có tỉ lệ người được chích ngừa cao nhất thế giới (hơn 71%) vì sự “kém hiệu quả bảo vệ” của vaccine Trung Quốc, thì ngày hôm qua mình thấy tin Việt Nam phê duyệt chính vaccine ấy của Trung Quốc cho người Việt mình sử dụng, mình cảm thấy khá sốc! Việc phê duyệt vaccine hãng Sinopharm, Trung Quốc trước các thông tin bất lợi về nó là một việc giống như “đi lên vết xe đổ.”

Giá ớt rớt thê thảm khiến người nông dân miền Trung điêu đứng. Ảnh: RFA

Nông dân với bao khó khăn chồng chất qua những đợt dịch Covid-19

Từ đầu năm 2020 đến nay, ngành nông nghiệp Việt Nam không chỉ phải gánh chịu các khó khăn như hạn hán, xâm nhập mặn xảy ra ở cả ba miền, thời tiết bất thường, thiên tai… mà còn phải chịu tác động tiêu cực đa chiều từ diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19.

Các loại nông sản của Việt Nam đa phần có tính chất mùa vụ, dễ gặp khó khăn, áp lực tiêu thụ khi vào mùa vụ thu hoạch… Không những thế, năm nay, người trồng trọt còn phải đối mặt với dịch Covid-19 khi nhiều vùng trồng trọt không có thương lái đến mua vì bị cô lập chống dịch. Chưa kể nhiều vùng không bị cách ly thì khách mua cũng ít do tình hình kinh tế khó khăn.

Một bác sĩ được chích ngừa Covid-19 tại Bệnh viện bệnh nhiệt đới ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 08/03/2021. Ảnh: AP - Hau Dinh

Chuyên gia Phạm Chi Lan: Ưu tiên chống dịch hơn là lo đến tăng trưởng kinh tế

Việt Nam hiện đang đối mặt với một đợt dịch Covid-19 mới bùng phát từ cuối tháng Tư, dữ dội hơn những lần trước, chủ yếu do sự lây lan nhanh chóng của biến thể virus Ấn Độ, khiến số ca nhiễm liên tục phá kỷ lục.

“…Với tình hình dịch bệnh như thế này thì khó có thể kỳ vọng đạt được mục tiêu tốc độ tăng trưởng đã đề ra cho năm nay. Tôi cho là không nên chạy theo thành tích, bởi vì mục tiêu số một phải là bảo vệ sức khỏe cho người dân. Đối với người dân ở các vùng dịch bệnh thì phải có những biện pháp kịp thời hơn để hỗ trợ cho cuộc sống của họ, nhất là những người lao động ở các nhà máy phải ngừng hoạt động…” (Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan)

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho công nhân tại Khu Công Nghiệp Vân Trung, tỉnh Bắc Giang. Ảnh: Báo Đời Sống & Pháp Luật

Covid Việt Nam: Nỗi lo đã thành sự thật!

Ông Phúc khi còn làm thủ tướng đã cả gan “nổ” một câu khó tưởng tượng nổi là “Nếu cột điện ở Mỹ mà biết đi thì nó cũng về Việt Nam.” Mở miệng “nổ” như vậy để rồi ngày hôm nay năn nỉ xin nước Úc (với dân số chỉ bằng 1 phần tư Việt Nam) cung cấp cho mình 40 triệu liều vắc-xin thì thật không thể hiểu được độ dày của da mặt.

Một quốc gia sống ngay sát nguồn dịch, với một hệ thống y tế kém cỏi , cộng với một dàn lãnh đạo ngu ngơ và ngạo mạn như vậy, thì làm sao có thể ngăn và chống đỡ một đại dịch có khả năng đánh gục tất cả mọi quốc gia tân tiến hay chậm tiến trên toàn thế giới?