đại dịch COVID-19

Ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ Tịch UBND TP.HCM (phải) phát biểu trong hội nghị trực tuyến với các địa phương trên địa bàn hôm 5/8/2021 để triển khai gói cứu trợ lần 2 hơn 900 tỷ đồng của thành phố. Ảnh chụp trang VOV

Dân cần gói cứu trợ khẩn cấp

Người viết đề nghị lãnh đạo CSVN nên lập phương án trích ra một số tiền tương đương với 10% GDP để cứu trợ cho mọi người dân trên 15 tuổi mà không phân phối theo từng gia đình. Có như vậy mới thiết thực giúp cho những gia đình đông con có thể sống cầm cự từ đây đến cuối năm.

Theo con số của Tổng Cục Thống Kê, GDP của Việt Nam năm 2020 đạt 340 tỷ Mỹ Kim. Nếu lấy ra 10% tức 34 tỷ Mỹ Kim, tính ra tiền Việt Nam là 680.000 tỷ đồng. Số tiền này nếu chia đều cho 77 triệu dân trên 15 tuổi thì họ sẽ nhận được mỗi người gần 9 triệu đồng, tương đương gần 400 Mỹ Kim. Với 9 triệu đồng người dân có thể trang trải cuộc sống trong khi chờ tình hình sáng sủa hơn.

Người dân di tản từ thành phố về quê lánh dịch ngủ vật vạ bên vệ đường liên tỉnh lộ. Ảnh: Cafebiz

Di tản về quê lánh dịch COVID-19: Đi không được, ở lại cũng không xong!

Những ngày cuối tháng 7/2021, hình ảnh từng đoàn người lũ lượt từ TP.HCM về quê lánh dịch COVID-19 thu hút sự quan tâm đặc biệt trong công luận. Thêm vào đó, chính phủ Việt Nam vừa ban hành chỉ thị “ai ở đâu, ở yên đó” và “tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi tỉnh, thành phố nơi cư trú sau ngày 31/7/2021 tới khi hết giãn cách.”

“Cuộc di tản tháng bảy, nhìn đâu cũng thấy bi thương, nhìn đâu cũng thấy đau lòng, người có lương tâm thì lại không có quyền bính, người có quyền bính thì không có trái tim. SàiGòn, đất nước, có những ngày di tản buồn đến như thế! Nhìn cảnh bi thương của tháng 7 buồn vì sự bất tài của Chính phủ.” (Blogger Phạm Minh Vũ)

Minh họa: Sheyda Sabetian/ Transparency International

Con virus không gây ra bệnh lộng quyền, nó chỉ làm lộ rõ bản chất của các “đầy tớ”

Ngoài việc chỉ trích lực lượng chức năng cứng nhắc, vô cảm trong việc thực hiện quyết định giãn cách, nhiều người còn chỉ ra vấn đề khác của hiện tượng này: Lộng quyền.

Các câu chuyện trên và nhiều sự việc tương tự những ngày qua cho thấy lực lượng cán bộ đang cùng lúc thể hiện cả hai đặc tính: Mù quáng tuân theo chỉ đạo và lạm dụng quyền lực được giao.

Đây mới là thứ bệnh dịch nguy hiểm nhất của đất nước, khi nó đã hoành hành suốt hàng chục năm qua mà không có dấu hiệu dừng lại!

Dịch nghèo

Gói hỗ trợ 62 nghìn tỉ từ năm trước có lẽ làm thất vọng nhiều người khi mà nó diễn ra chậm chạp, thiếu hiệu quả và nhiều người dân thật sự cần vẫn chưa nhận được! Gói hỗ trợ lần này nghe nói là 115 tỉ đồng và đang lên kế hoạch triển khai, chưa biết sẽ thế nào nhưng hôm qua mình lại nghe giá xăng tăng, giá rau, thịt, cá cũng tăng…!

Chắc thế nào cũng có bạn sẽ dè bỉu mình là đi so sánh Việt Nam với Mỹ, chính phủ Việt Nam không có nhiều tiền như Mỹ! Thế thì mình góp ý nhé, nếu chính phủ chúng ta bớt đi vài tượng đài, vài cái cổng chào và thậm chí có thể truy thu tiền tham nhũng rành rành của các quan chức buôn chổi đót, chạy xe ôm mà xây được biệt phủ, lâu đài thì gói tiền hỗ trợ ấy không phải là vài trăm tỉ đồng đâu, ít nhất phải vài ngàn tỉ!

Một điểm cách ly COVID-19 ở Việt Nam. Ảnh: Reuters

Câu chuyện cách ly mùa dịch tại Việt Nam

Số ca lây nhiễm Covid-19 vào ngày 26/6/2021, tức đúng hai tháng sau khi đợt dịch thứ tư bộc phát từ ngày 27/4, cả nước lần đầu tiên đạt kỷ lục 845 ca trong đó riêng tại TP.HCM lên đến 724 ca. Những biện pháp cách ly hay giãn cách dường như không còn mấy hiệu quả vì mầm dịch đã lan đầy trong xã hội.

Một khu vực bị cách ly ở Việt Nam trong nỗ lực "chống dịch như chống giặc" của nhà cầm quyền nhằm ngăn chặn dịch Covid-19 lây lan. Ảnh: Báo Nông Nghiệp Việt Nam

Việt Nam có nên tiếp tục “chống dịch như chống giặc”?

Cho đến nay tình hình lây nhiễm ở Bắc Giang, Bắc Ninh vẫn còn nghiêm trọng, hàng chục ngàn người bị đưa đi  “di tản” ra khỏi vùng dịch. Rõ ràng là cuộc chiến “chống dịch” không thể áp dụng máy móc như quy luật đánh giặc. Khi đánh giặc, người ta có thể hy sinh “tất cả” để giành lấy mục tiêu; nhưng trong phòng chống dịch, ưu tiên vẫn là sinh mệnh con người với biện pháp miễn dịch cộng đồng bằng vaccine chứ không chỉ là “cách ly” hay “phong tỏa” kéo dài, gây mệt mỏi và tốn kém cho người dân.

"Nếu cột điện ở Mỹ biết đi thì sẽ về Việt Nam," Nguyễn Xuân Phúc, Thủ Tướng CSVN, tuyên bố hôm 8/6/2021 trong một cuộc “thảo luận tại quốc hội” làm “dậy sóng” trên mạng xã hội.

Covid đó đây

Tin tức hôm nay về tình hình Covid tại Ấn Độ thấy nói là: “Các thành phố chính của Ấn Độ đã mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 7 tháng Sáu, với hàng dài xe buýt xếp hàng ở trung tâm tài chính Mumbai trong khi giao thông quay trở lại bình thường trên các con đường ở New Delhi sau đợt dịch Covid-19 thứ hai gây thiệt mạng hàng trăm nghìn người,” theo Reuters.

Trong lòng thật vui mừng cho Ấn Độ.

Cúm Tàu, đại hội đảng CSVN lần thứ 13, bãi Tư Chính và “thuyết âm mưu”

Bài viết này đặt ra nhiều câu hỏi và những điều khác thường về diễn biến cúm Tàu, đại hội đảng CSVN các cấp lần thứ 13 sắp tới và cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền ở bãi Tư Chính, Biển Đông… khiến cho người ta cần phải nhìn nhận một bức tranh toàn cảnh theo chiều kích rộng lớn hơn chứ không thể qui chụp những suy đoán đó là “thuyết âm mưu” như từ trước tới nay.

Đại dịch Covid-19: Ai chịu trách nhiệm về sự lây lan của 2019-nCoV khiến cả thế giới chịu tai họa? Ảnh: Internet

Covid 19: Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm

Hành động bưng bít này là phạm tội. Muốn tránh bệnh di truyền lan tràn cho cả loài người, mỗi quốc gia khi biết có người mắc bệnh dịch mới phải lập tức thông báo ngay cho các nước khác biết. Đó là một bổn phận.

Năm 2003, Trung Cộng đã phạm tội chậm trễ không cho các nước láng giềng biết ngay khi bệnh SARS phát khởi. Năm nay, họ bảo vệ rất lâu quan điểm là vi khuẩn SARS‑CoV‑2 chỉ truyền từ thú vật sang loài người. Họ chỉ chịu công nhận rằng vi khuẩn đã truyền từ người sang người, ngày 20 tháng Giêng, 2020, hàng tháng sau khi bệnh phát khởi.

Từ Hà Nội, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc chào mừng các nhà lãnh đạo tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN qua truyền hình về đại dịch virus corona, ngày 14/04/2020. Ảnh: Reuters

Cường điệu và thực chất: Việt Nam trong vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2020

2020 là năm có nhiều cơ hội và thử thách cho CHXHCNVN. Chỉ tiếc là thời điểm nầy trùng hợp với nhiệm kỳ thủ tướng của ông Nguyễn Xuân Phúc và nhiệm kỳ tổng bí thư kiêm chủ tịch nước của ông Nguyễn Phú Trọng. Người Việt mình thường nói: “Cha nó lú thì chú nó khôn,” nhưng trong hoàn cảnh đất nước hiện nay, có lẽ trong số tam trụ triều đình, không ai đóng vai trò lãnh đạo nổi bật, hoặc cá nhân hay tập thể, để chụp lấy cơ hội về mặt thực chất, nhưng họ lại rất kiêu ngạo, tự mãn về mặt cường điệu.

Ảnh: Foreign Affairs

Đại dịch và trật tự chính trị

Trong những năm sắp tới, đại dịch có thể dẫn đến sự suy sụp tương đối của Hoa Kỳ, xói mòn liên tục của trật tự quốc tế tự do và hồi sinh của chủ nghĩa phát xít trên toàn cầu. Nó cũng có thể làm cho nền dân chủ tự do tái sinh, một hệ thống đã làm cho giới hoài nghi lầm lạc trong nhiều lúc, nó cho thấy sức mạnh đáng kể trong khả năng phục hồi và đổi mới. Các yếu tố của cả hai viễn tượng này sẽ xuất hiện ở những nơi khác nhau. Thật không may, trừ khi các xu hướng hiện tại thay đổi một cách đáng kể, dự báo chung là ảm đạm.