đại dịch COVID-19

Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: Internet

Bộ mặt Việt Nam hậu Covid-19

Sau màn khoe khoang thành tích vượt bậc trong tinh thần “chống dịch như chống giặc,” Thủ Tướng Phúc không quên tô hồng chuyện lãnh đạo nhiều nước trên thế giới cám ơn và tán tụng sự thành công của Việt Nam. Nhưng sự phục hồi nền kinh tế mới là chuyện đáng lo khi ông Phúc thừa nhận tình trạng này “khó khăn gấp đôi, phải cố gắng gấp ba.”

Tiệm cà phê Cafe Prag ở Schwerin, miền Đông Bắc nước Đức, mở cửa trở lại vào ngày 9/5/2020, mặc dù dịch COVID-19 đang diễn ra. Ảnh: Odd Andersen/ AFP via Getty Images

Đức mở cửa lại

Đức là lãnh tụ của Tây phương trong việc đối phó với đại dịch virus Corona, và rồi thì cũng là lãnh tụ trong việc tái khởi động cuộc sống công cộng một cách tính toán. Hôm Thứ Tư, 6 Tháng Năm, Thủ Tướng Angela Merkel đã gửi một thông điệp đầy hy vọng đến toàn dân: Cuộc thử nghiệm đã thành công.

Đại Sứ Trung Cộng tại Úc Cheng Jingye đe dọa tẩy chay Úc sau lời kêu gọi của nước nầy về việc điều tra độc lập nguồn gốc corona virus và liệu nhà cầm quyền Trung Cộng có giấu giếm thông tin khi dịch xảy ra. Ảnh: The Guardian

Covid-19: Trung Cộng vô trách nhiệm, hống hách và đáng kinh tởm

Cả thế giới đều đồng ý là nếu nhà cầm quyền Trung Cộng không giấu giếm thông tin, kịp thời chia sẻ và báo động thì hậu quả của dịch đã không khủng khiếp như đang thấy.

Mới ngày hôm nay, Đại Sứ Trung Cộng tại Úc là ông Cheng Jingye, phản ứng lại lời kêu gọi điều tra độc lập của nước Úc, đã lớn tiếng đe dọa là có thể Trung Quốc sẽ ngừng mua rượu nho của Úc, sẽ không ăn thịt bò Úc, và sẽ không gửi sinh viên qua Úc du học và du khách cũng không tới Úc nữa.

Tác hại của đại dịch COVID-19 toàn cầu. Ảnh: Twitter

Thế giới trong đại dịch COVID-19: Ảnh hưởng về kinh tế, xã hội, bang giao quốc tế

Nói chung, với sự liên hệ mật thiết trong nền kinh tế toàn cầu hiện tại, một sự đình trệ kinh tế quan trọng trong khối Liên Âu và Bắc Mỹ sẽ gây ra một sự đình trệ, suy thoái dây chuyền trên toàn thế giới.

Trong đại dịch hiện nay, các giới chức chính trị, kinh tế Tây phương nhận đã ra sự lệ thuộc quá nhiều vào hàng hóa, nhất là các dụng cụ y khoa sản xuất từ bên Trung Cộng…

Viễn cảnh Việt Nam sau đại dịch COVID-19

Đại dịch Coronavius đang vừa là một thảm họa nhân sinh, vừa là một đe dọa kinh tế trầm trọng mà không một quốc gia nào có thể thoát được. Trước hai đại họa này, nguyên lý chung là những quốc gia càng nghèo càng bị nguy khốn; và trong cùng một quốc gia, người càng nghèo càng bị nguy cơ lây nhiễm, thiệt mạng và bần cùng hóa trầm trọng hơn.

Một điểm xét nghiệm Covid-19 tại Hà Nội. Ảnh: AFP

Việt Nam nên ‘giãn cách xã hội’ hay xét nghiệm toàn dân?

“Nếu giãn cách xã hội như chúng ta đang làm ở Việt Nam hiện nay, thì sẽ tốn kém rất nhiều cho kinh tế xã hội và gây nhiều đảo lộn cho xã hội. Thành ra chúng ta làm sao để giãn cách đầy đủ chứ đừng làm quá. Muốn làm vậy chúng ta phải đo lường sự tiến triển của dịch một cách chính xác và càng nhanh càng tốt…, do đó tôi đề nghị, nên tiêu một số tiền khá lớn để theo dõi dịch, bằng cách xét nghiệm càng nhiều càng tốt trong dân chúng…” (Ông Phạm Quang Tuấn, một nhà khoa học, chuyên gia về công nghệ hóa, từng giảng dạy tại đại học New South Wales ở Úc.)

Tình hình đại dịch COVID-19 trên thế giới, tính đến 15/4/2020 có 2.006.513 ca nhiễm được báo cáo, xác nhận. Ảnh chụp màn hình Center for Systems Science and Engineering (CSSE), Johns Hopkins University, Hoa Kỳ

Thế giới trong đại dịch COVID-19: Tình hình chung

Bắt đầu có nhiều lên tiếng từ xã hội dân sự, ngay cả một số nghiệp đoàn cho biết là nhu cầu bỏ dần cách ly, để phục hồi kinh tế là một nhu cầu ngày càng bức thiết. Nếu không, sau cơn đại dịch sẽ có khủng hoảng kinh tế, dẫn đến khủng hoảng xã hội, với những hậu quả trầm trọng hơn hậu quả gây ra bởi đại dịch.

Trong khi đó, các nhà lãnh đạo chính trị rất lo là không tiên liệu trước được, nếu cho sinh hoạt kinh tế trở lại, đại dịch có tái phát lại hay không và nhất là ở mức độ nào…

Ảnh minh họa - Asia Times

Viễn cảnh Việt Nam sau đại dịch COVID-19

Đại dịch Coronavius đang vừa là một thảm họa nhân sinh, vừa là một đe dọa kinh tế trầm trọng mà không một quốc gia nào có thể thoát được. Trước hai đại họa này, nguyên lý chung là những quốc gia càng nghèo càng bị nguy khốn; và trong cùng một quốc gia, người càng nghèo càng bị nguy cơ lây nhiễm, thiệt mạng và bần cùng hóa trầm trọng hơn.

Việt Nam vừa thuộc nhóm quốc gia đang phát triển, với lợi tức bình quân rất khiêm nhường, vừa có độ chênh lệch giàu nghèo rất lớn trong vòng 10 năm qua, cả hai yếu tố này gộp lại sẽ cho thấy mức độ cùng cực của người dân nghèo Việt Nam trong giai đoạn sắp tới.

Du khách Trung Quốc đi xích lô tham quan Hà Nội. Ảnh: AP

Chuyên gia: Việt Nam ‘đừng sai lầm như đối thủ’, hãy ‘thoát Trung’

“Đây là cơ hội lớn mà Việt Nam cần phải nắm bắt lấy. Vì nếu không nắm bắt được cơ hội lần này mà để nó tuột đi thì không biết đến bao giờ Việt Nam mới có thể thay đổi được tình trạng lệ thuộc vào Trung Quốc của mình,” nhà nghiên cứu kinh tế của Việt Nam nói với VOA.

Theo bà Phạm Chi Lan, qua đại dịch này, Hà Nội đã “tỉnh hơn, thấy rõ hơn và thấy đau hơn về tất cả những tệ hại do tình trạng lệ thuộc vào Trung Quốc lâu nay,” mặc dù trước nay vẫn nhận thức được những hệ lụy của tình trạng này.

Một cảnh sinh hoạt trong thời gian cách ly toàn xã hội tháng 4/2020. Ảnh: Bizliv

Kền kền Đỏ

Quyết định kéo dài thời gian cách ly toàn xã hội của chính phủ ông Nguyễn Xuân Phúc tới 30 tháng Tư, 2020 tuy rằng có thể là một quyết định đúng trước bối cảnh dịch bệnh cúm Tàu đang tàn phá thế giới, cướp đi hàng trăm ngàn sinh mạng và tê liệt xã hội toàn cầu nhưng đó cũng là một quyết định khiến cho hàng triệu người dân phải đối mặt với cái đói, thiếu thốn khốn cùng khi mà những khoản cứu trợ vẫn còn ở trên tivi.

Cái đói đang sầm sập kéo đến hàng trăm ngàn hộ gia đình là những công nhân ở các khu công nghiệp, những lao động tự do nhập cư, những tiểu thương đã chịu đựng cuộc mưu sinh mòn mỏi rất lâu trước khi dịch bệnh bùng phát.

Đằng sau nhãn mã vạch của sản phẩm. Ảnh: Pinterest.com

Đã đến lúc người tiêu dùng cần có ý thức về giá trị của sản phẩm nội địa

Cuộc đại dịch đang cướp đi nhiều mạng người, trong đó có thể có người thân, bạn bè của chúng ta. Sự lúng túng đối phó của phương tây, của chính quyền, của chính chúng ta cho thấy cách vận hành của thế giới, thói quen của chúng ta, ý thức của cộng đồng cần làm một cuộc “tự nhìn lại” trên tầm vóc quy mô.

Chủ đại lý vé số ở Bình Dương miễn 2 tháng tiền trọ cho 50 hộ gia đình làm nghề bán vé số. Bà còn tặng gạo, mì gói, khẩu trang và nước rửa tay kháng khuẩn cho khoảng 1.000 người bán vé số dạo ở Thủ Dầu Một, Bình Dương. Ảnh: Phụ Nữ Mới

Phố vắng người giàu, không vắng người nghèo

Nhà giáo Vũ Thị Phương Anh nhận xét và kêu gọi ở đây rất cần sự cẩn trọng, bởi “chính họ cũng có thể là một nguồn lây nhiễm vì sự thiếu bảo vệ. Tất nhiên là họ bất chấp bởi vì chưa chết dịch thì có thể đã chết đói rồi. Bảo vệ họ vừa thể hiện tình thương vừa là bảo vệ chính mình và cộng đồng. Có ai quan tâm và bảo vệ họ không?”