dịch viêm phổi vũ hán

Việt Nam đang bị nhiều “dịch” hoành hành chứ không chỉ có COVID-19

Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) đã chính thức xác định COVID-19 là một đại dịch đe dọa toàn cầu. Tuy nhiên riêng tại Việt Nam, nếu theo dõi hệ thống truyền thông chính thức và mạng xã hội, có thể thấy ngoài COVID-19, Việt Nam đang bị đe dọa bởi nhiều… loại virus khác và đó là lý do khiến việc phòng chống các loại virus tại Việt Nam trở thành phức tạp.

COVID-19 là dịp cho thấy: “Ý đảng, lòng dân” không phải là một mà là rất khác nhau rất xa!

Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO: Hướng dẫn & giải thích những hiểu sai về COVID-19

Những hướng dẫn cần thiết để phòng chống COVID-19 của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, WHO.

Các chuyên gia y tế cho biết về các triệu chứng, cách phòng ngừa lây nhiễm cho bản thân và cho người xung quanh cũng như hướng dẫn cách đeo khẩu trang và giải thích những hiểu sai về virus SARS-CoV-2, loại virus corona chủng mới gây đại dịch viêm phổi COVID-19.

Các chuyên gia y tế trả lời các câu hỏi để hiểu rõ hơn về COVID-19 và những gì cần làm khi nghi ngờ bị nhiễm bệnh.

Tham nhũng từ cổng chào, tượng đài cho đến độc quyền và quỹ đất

Ngay trong lúc đại dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán khiến người dân lo âu, ngay trong lúc gần 20 triệu dân cư Đồng Bằng Sông Cửu Long đối diện với nguy cơ mất trắng vụ mùa, dân Việt Nam phát hiện các quan chức lãnh đạo đang hưởng thụ cuộc sống xa hoa bậc đế vương, bằng tiền thuế của dân, bằng tham nhũng chính sách…

Biến chuyển nghiêm trọng trước khi virus corona chủng mới gây tử vong

Đối với đa số những người không may bị nhiễm, thì virus SARS-CoV-2 chỉ gây ra ho nếu virus chỉ ở trong mũi và cổ họng. Nguy hiểm bắt đầu khi virus xuống đến phổi.

Theo kết luận của các giới chức Tổ chức Y Tế Thế Giới, thì sự tiến triển từ nhẹ hay trung bình đến nghiêm trọng có thể xảy ra “rất, rất nhanh”. Hiểu biết diễn tiến của bệnh và xác nhận những cá nhân có nguy cơ lây nhiễm cao, là thiết yếu để sự chăm sóc đạt hiệu quả tối đa.

Ảnh: The Telegraph

6 điều cần hiểu rõ về virus COVID-19: Tổng hợp từ WHO và các chuyên gia

Với tốc độ phát triển công nghệ, mật độ giao thông chằng chịt cùng với những tổn thương của hệ sinh thái tự nhiên đang diễn ra trên trái đất, một đại dịch toàn cầu chắc hẳn sẽ lại tái diễn, vấn đề chỉ là thời gian. Đó có phải là COVID-19? Với những thông tin tiếp nhận được,  người viết bài này hy vọng COVID-19 chưa phải là tác nhân đáng sợ đó.

Khu vực nạn nhân thứ 17 của corona virus cư ngụ ở Hà Nội. Ảnh: Người Lao Động

Nạn nhân thứ 17 của Corona Virus

Câu hỏi hiện nay là tại sao rất nhiều người Việt Nam trong nước rất đồng lòng cùng truyền thông nhà nước xác định cô Nhung (nạn nhân thứ 17 nhiễm virus corona) là đối tượng lây lan nguy hiểm nhất từ khi có dịch đến nay. Và mọi thông tin về cô ấy đều do nhà nước tiết lộ là chính…

Rất rõ, cô Nhung có thể là tác nhân, những cũng có thể một nạn nhân được chọn, trong bài tính có nhiều mục đích của truyền thông nhà nước.

Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam tuyên bố “chiến thắng” trong việc chữa khỏi 16 ca lây nhiễm vi rút Vũ Hán tại Việt Nam tại Hội nghị trực tuyến của ngành y tế phòng chống bệnh dịch hôm 25/2/2020 khi tuyên bố "Chúng ta đã thắng chiến dịch mở màn đầu tiên," nhưng cùng lúc thòng thêm "nhưng đây chưa thực sự vào cuộc chiến. Thời gian tới, tình hình dịch sẽ thay đổi khó lường..." Ảnh: Báo Hà Nội Mới

CSVN có âm thầm giấu dịch Vũ Hán không?

Việt Nam chỉ khám phá ra 16 ca lây nhiễm trong khi đang phải cách ly hàng ngàn người từ Nhật Bản, Nam Hàn đã trở về sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán. Trong một tuần lễ vừa qua, dư luận đã dấy lên một câu hỏi lớn là liệu Hà Nội có giấu con số bệnh nhân nhiễm dịch Vũ Hán hay không?

Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, là nơi bùng phát dịch Covid-19, Ảnh: AFP

Trung Quốc đã phạm sai lầm gì khi để bùng phát dịch bệnh?

Trên tờ South China Morning Post, ông Patrick Mendis, cựu giáo sư thỉnh giảng về ngoại giao kinh tế tại Đại học Vũ Hán và là cựu sinh viên Đại học Harvard, có bài phân tích về ‘ba sai lầm mà chính quyền Trung Quốc mắc phải trong việc xử lý cuộc khủng hoảng virus corona’.

Do Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm chặt quyền lực, Giáo sư Mendis cho rằng không có gì đáng ngạc nhiên nếu ngay từ sớm họ hy sinh sức khỏe của người dân trong cuộc khủng hoảng corona virus để bảo vệ chế độ.

Panô tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh được bắt gặp khắp nơi ở Trung Quốc. Ảnh: AP

Bộ máy tuyên truyền Trung Quốc đại bại trước coronavirus

Coronavirus trong khi tàn phá Trung Quốc cũng cùng lúc ít nhiều đang “giải độc” cho xã hội nước này. Giới báo chí phải tự vấn. Những người trẻ phải nhìn lại. Người dân có bằng chứng về những dối trá. Thậm chí lực lượng dư luận viên hẳn phải ngẫm lại “ý nghĩa” về sự “phụng sự” lâu nay được khoác lớp áo vì đất nước và nhân dân. Tiếp tục dối trá và tiếp tay cho dối trá không phải là cách giúp họ thoát nổi sự nguy hiểm đe dọa sinh mạng của chính họ.

Một du khách Đài Loan tại Milano (Ý) dán trên lưng áo "Tôi không phải người Trung Quốc", "Tôi là người Đài Loan"... bằng 4 thứ tiếng Anh, Pháp, Đức, Ý. Ảnh chụp ngày 25/02/2020. Reuters/Yara Nardi

Tại sao thế giới không cảm thương cho Trung Quốc trong nạn dịch virus corona?

Phải chăng việc ỷ mạnh hiếp yếu bắt nạt các nước nhỏ, dùng thủ đoạn để cạnh tranh, chèn ép về kinh tế, đánh cắp công nghệ… lâu nay đã gây nhiều bất bình, nay mới bộc lộ. Một nhà nước chạy đua lên không gian, tranh giành vị trí siêu cường hàng đầu với Mỹ nhưng để dân chết như rạ vì dịch bệnh, bắt bớ các nhà báo công dân đưa tin về Vũ Hán… đã làm cho hình ảnh Trung Quốc ngày càng xấu xí hơn trước thế giới.

Xét nghiệm corona virus trong một bệnh viện ở Iran.

COVID-19, nên nhìn Iran mà ngẫm…

Liệu câu chuyện về COVID – 19 ở Iran có khiến hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam tỉnh ra, thôi mơ trở thành quốc gia đầu tiên dập được COVID – 19 để tập trung nhiều hơn vào nỗ lực phòng ngừa, nâng cao hiệu quả của hoạt động cô lập, không để tái diễn tình trạng những người thuộc diện cần cách ly muốn đi đâu thì đi, muốn làm gì thì làm như đã từng xảy ra với nhiều du khách Trung Quốc?

Hình minh họa nCoV. Ảnh: chinadaily.com.cn

nCoV có thể lây qua không khí: Một khả năng chưa bị loại trừ

Nếu lây qua không khí thực sự là một con đường, điều này không đáng ngạc nhiên, khi đây là con đường lây truyền của một số virus như MERS-CoV (virus gây bệnh MERS), hay quen thuộc với chúng ta hơn là virus sởi và virus cúm. Dù vậy, theo Mackay và Arden, đây chắc không phải con đường chủ yếu.

Tuy nhiên, con đường lây truyền này cũng thành vấn đề vì, như Mackay và Arden viết, nó có nghĩa là virus có thể đi xa hơn.