EVN

Một trang trại điện gió ở xã Vĩnh Trạch Đông, tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Chi Quoc - The Straits Times

Khúc quanh bất ngờ trong hành trình năng lượng tái tạo của Việt Nam

Nếu xử lý nhẹ tay sẽ kéo dài tổn thất cho ngân sách nhà nước, còn nếu xử lý nặng tay có thể gây tổn thất tài chính lớn cho các nhà đầu tư, theo đó có khả năng ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng do các nhà đầu tư phụ thuộc nặng nề vào nguồn vốn vay. Điều này cũng có thể tác động tiêu cực đến niềm tin của các nhà đầu tư vào môi trường chính sách của Việt Nam và làm dấy lên nghi ngờ về cam kết của chính phủ trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng.

Hội thoại trực tuyến: "Giá điện lại tăng, dân nghèo khốn đốn: Lý do và giải pháp?" với Luật sư Đặng Đình Mạnh, Nhà văn Võ thị Hảo và Nhà hoạt động trẻ Trần Thanh Toàn do TS Trần Diệu Chân điều hợp hôm 16/12/2023

Hội thoại online: Giá điện lại tăng, dân nghèo khốn đốn: Lý do và giải pháp

Hội thoại trực tuyến Diễn đàn Thân hữu Việt Tân chủ đề “Giá điện lại tăng, dân nghèo khốn đốn: Lý do và giải pháp?” với Luật sư Đặng Đình Mạnh, Nhà văn Võ thị Hảo và Nhà hoạt động trẻ Trần Thanh Toàn do TS Trần Diệu Chân điều hợp hôm 16/12/2023 trên Facebook Việt Tân và kênh Youtube Việt Tân.

Hồ thuỷ điện Sơn La lớn nhất Việt Nam bị cạn nước. Ảnh chụp báo Tuổi Trẻ

E ngại an ninh năng lượng đất nước có thể dần lệ thuộc Trung Quốc

Chúng ta đang tập trung quan tâm chủ quyền quốc gia cứng “an ninh lãnh thổ, biển đảo”, mà chưa thật sự để ý đến chủ quyền quốc gia mềm: An ninh năng lượng điện.

Một nhà nước thực sự yêu nước không chỉ chống ngoại xâm cứng lãnh thổ, biển đảo mà còn chống các cuộc xâm lăng trói buộc kinh tế, thương mại và đặc biệt cuộc xâm lăng trói buộc năng lượng.

Thủ tướng Võ Văn Kiệt kiểm tra công tác dựng cột đường dây 500kV Bắc - Nam. Ảnh: EVN

Phân rã quyền lực để giải bài toán năng lượng quốc gia

Thanh tra EVN có thể giúp tìm ra một phần sự thật về hoạt động của EVN, biết được sự lỗ, lãi của EVN, cũng như câu trả lời về có tăng giá điện để bù lỗ cho EVN hay không?

Nhưng thanh tra EVN sẽ không đưa ra được lời giải cho các bài toán quan trọng như: Bao giờ thì không còn bị cắt điện? Bao giờ người mua được lựa chọn nhà cung ứng điện với giá thành hợp lý? Bao giờ thì hệ thống điện đáp ứng các tiêu chí môi trường?

Cuộc sống người dân đảo lộn do mất điện. Ảnh: FB Nghệ An

Giải quyết “bài toán thiếu điện” của EVN như thế nào?

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), vừa tăng 3% giá điện bán lẻ từ tháng 5/2023 để bù khoản lỗ hàng chục ngàn tỷ đồng. Thế nhưng, một tháng sau, EVN lại cắt điện liên tục, có nơi không công bố trước, vịn lý do không  đủ nguồn cung, khiến các doanh nghiệp và người dân lâm vào cảnh “bị động.” Việc thanh tra về  hoạt động của EVN được người dân đồng tình, ủng hộ.

Giá điện vừa tăng 3% vào đầu tháng 5/2023, EVN lại đề xuất tiếp tục tăng giá điện vào tháng 9/2023 để bù đắp thua lỗ liên tiếp thời gian qua. Ảnh: Báo Đầu Tư

Những bất hợp lý qua vụ tăng giá điện tại Việt Nam

Trong phiên họp Quốc hội ngày 25/5/2023 vừa qua, việc tăng giá điện lên 3%, việc lỗ khủng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đặc biệt là việc “Việt Nam là cường quốc điện gió, điện mặt trời, thiên nhiên ưu đãi như thế nhưng vì sao phải nhập khẩu điện từ Lào và Trung Quốc, và lại xác định sẽ nhập điện lâu dài?” đã làm lộ ra nhiều vấn đề uẩn khúc và hầu như “hết thuốc chữa.”

Các tập đoàn, công ty nhà nước dù được độc quyền kinh doanh nhưng vẫn thua lỗ triền miên. Ảnh: FB Việt Tân

Nhà nước còn độc quyền, dân còn khổ

Mặc dù là những đơn vị kinh doanh độc quyền các loại hàng hóa đặc biệt là điện, than, xăng dầu, nắm trong tay nhiều lợi thế cạnh tranh trên thị trường, được hưởng thụ nhiều chính sách ưu đãi, vậy mà các doanh nghiệp này vẫn kêu lỗ triền miên…

Tập đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) vừa công bố báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2022, ghi nhận lỗ 12.767 tỉ đồng và lỗ sau thuế là 16.586 tỉ đồng.

Độc quyền nhà nước và sự lộng hành của EVN

Ngày 23 tháng Ba, trên báo VNEconomy có bài viết “Khả năng EVN sẽ phải tăng giá điện bán lẻ,” với lý do được EVN đưa ra rất chung chung là “bù vào chi phí đầu vào tăng.”

Theo ước tính của Bộ Công Thương, nhu cầu tiêu thụ điện của Việt Nam sẽ vượt nguồn cung khoảng 6,6 tỷ kWh vào năm 2021 và 11,8 tỷ kWh năm 2022. Nghĩa là sự thiếu hụt điện ngày một tăng.

Ai gây ra thiếu hụt điện? Và ai đòi tăng giá điện?

Trụ sở Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam EVN

EVN là nút thắt của sự phát triển Việt Nam

Trong nhiều năm qua Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN), một doanh nghiệp nhà nước giữ độc quyền về thu mua và phân phối điện ở Việt Nam đã liên tục mắc những sai phạm nghiêm trọng trong quản trị doanh nghiệp. EVN còn gây thất thoát ngân sách nhà nước, cơ sở hạ tầng không đuợc  nâng cấp và cải thiện để cung ứng đủ nhu cầu phát triển của xã hội và nhất là môi trường đang bị hủy hoại nghiêm trọng.

Công nhân công ty điện lực. Ảnh: Tổng công ty Điện Lực Miền Nam (EVNSPC)

Đề xuất giá điện bán lẻ: ‘5 bậc’ hay ‘một giá’?

Nếu áp dụng cùng một lúc cả 2 cách tính giá điện là năm bậc thang và một giá điện, thì người dân sẽ có nhiều lựa chọn hơn. Nhưng nếu áp dụng một giá điện, người tiêu dùng chưa chắc đã được hưởng nhiều lợi thế hơn so với cách tính giá điện bậc thang. (Phó Giáo Sư, Tiến Sĩ Ngô Trí Long)

Giá điện nào cho EVN và cho người tiêu dùng? Ảnh: Báo Lao Động

Giá điện nào cho EVN và cho người tiêu dùng?

Giá điện 1 giá đảm bảo cho EVN còn rất lời, mà người tiêu dùng chấp nhận được chính là giá 1.864 đ. Như vậy Bộ Công Thương giữ lại 2 mức giá bậc thang: 1.678 đ (0-50 kWh), 1.734 đ (51-100 kWh) và chốt giá 1.864 đ cho toàn bộ mức tiêu dùng khác.

Xin đảm bảo với ông Thứ Trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng rằng EVN không thể lỗ với mức giá trên. EVN sẽ còn lời nhiều hơn khi lượng tiêu thụ điện sẽ tăng, vì giá 1.864 đ sẽ kích thích nhu cầu dùng điện tăng cho toàn bộ các hộ gia đình sử dụng trên 100 kWh. Điều này có thể dễ dàng chứng minh bằng mô hình toán học.