giãn cách xã hội

Dòng người di tản về quê lánh dịch sau khi có lệnh tiếp tục phong tỏa TP.HCM thêm 1 tháng từ 15/8 đến 15/9, bị chặn lại tại chốt kiểm soát gần khi du lịch Suối Tiên, thành phố Thủ Đức trưa 15/5. Ảnh chụp VnExpress 15/8/2021

Dân nghèo kẹt giữa đôi đường!

Đây là vấn đề khủng hoảng xã hội rất cấp bách rồi. Nhà nước phải kịp thời giải quyết bằng một trong hai cách:

Một là, tổ chức chở người dân về quê, địa phương đón tiếp, nuôi cách ly 14 ngày rồi thả về để họ “tự cứu lấy mình, trước khi Trời cứu!”

Hai là, Nhà nước chi ngân sách, gấp rút cứu trợ những người dân không có tiền lương, mất thu nhập, đang rất khó khăn ở TP.HCM và nhiều thành phố khác. Làm sao trợ cấp hàng tháng để người dân có thể sống tối thiểu, suốt thời kỳ họ mất thu nhập…

Đây không phải ban ơn mà là vấn đề an sinh xã hội, nhà nước phải giải quyết.

Giảng viên Trường Đại Học Duy Tân bị sa thải vì phê bình chính sách chống dịch của nhà nước. Ảnh chụp màn hình Youtube RFA Tiếng Việt

Ai Gián Nghị, ai Hòa Thân? 

Hạ tuần tháng 05/2016, trong chuyến thăm Việt Nam, Tổng thống Mỹ, ông Obama có lời phát biểu trước cử tọa người Việt “Tôi vẫn nghe những lời chỉ trích hàng ngày. Nhưng chính sự giám sát đó, những cuộc tranh luận công khai, chỉ ra những điểm không hoàn hảo của chúng tôi, và cho phép tất cả mọi người có tiếng nói đã giúp chúng tôi phát triển mạnh mẽ hơn, thịnh vượng hơn và công bằng hơn.”

…Trên thế giới, không có dân tộc nào lại không mong muốn được “phát triển mạnh mẽ hơn, thịnh vượng hơn và công bằng hơn” như nước Mỹ của ông Obama. Dân tộc này cũng vậy! Nhưng những ai? Cơ chế nào?…

5 câu hỏi đối với quyết định tiếp tục phong tỏa của chính quyền TP.HCM

Tối 7/7/2021, các tờ báo trong nước đồng loạt đăng thông tin chính quyền TP.HCM “quyết định giãn cách xã hội toàn thành phố 15 ngày theo Chỉ Thị 16 từ 0h ngày 9/7 để phòng chống Covid-19.”

Quyết định này không làm bao nhiêu người bất ngờ. Nhưng như các chỉ thị và chính sách chống dịch lâu nay, nó tiếp tục tạo ra nhiều dấu hỏi hơn là đưa ra câu trả lời.

Một điểm cách ly COVID-19 ở Việt Nam. Ảnh: Reuters

Câu chuyện cách ly mùa dịch tại Việt Nam

Số ca lây nhiễm Covid-19 vào ngày 26/6/2021, tức đúng hai tháng sau khi đợt dịch thứ tư bộc phát từ ngày 27/4, cả nước lần đầu tiên đạt kỷ lục 845 ca trong đó riêng tại TP.HCM lên đến 724 ca. Những biện pháp cách ly hay giãn cách dường như không còn mấy hiệu quả vì mầm dịch đã lan đầy trong xã hội.

Phó Chủ Tịch UBND TP. Cần Thơ Dương Tấn Hiển tiêm vắc xin phòng Covid-19. Ảnh: Báo Lao Động

Chiến lược vắc-xin của Việt Nam: Thất bại trên nhiều phương diện

Thất bại trong chiến lược tổng thể của Việt Nam có thể nói ngắn gọn, đó là các nhà lãnh đạo không nghĩ được, không chuẩn bị được chiến lược sử dụng vắc xin để tiêm đại trà, từ đó sẽ làm miễn dịch cộng đồng và triệt tiêu dịch.

Về nguyên nhân của thất bại này, có lẽ có hai nguyên nhân: Thứ nhất, không nghĩ vắc xin có thể được sản xuất nhanh quá mức như vậy; thứ hai, chủ quan nghĩ rằng Việt Nam sẽ dập được dịch như mấy lần trước, không bị  bùng phát như đợt dịch sau (từ 27/4/2021) này.

Cạn kiệt tiền mặt, Hãng Hàng Không Quốc Gia Việt Nam (Vietnam Airlines) xin hỗ trợ 12.000 tỷ đồng. (Ảnh minh họa)

Quân hồi bông phèng

Thành tựu kinh tế là lý do chính danh khả dĩ duy nhất để nhà cầm quyền CSVN bảo vệ chế độ toàn trị sắt máu của họ. Nhìn bề ngoài sẽ khó thấy hết được những vết lở loét, bất công xã hội trầm trọng phía dưới lớp son phấn phù hoa của quá trình đô thị hóa nhanh chóng như Hà Nội, TP.HCM. Nhưng khi có biến cố bất ngờ, tác động đủ lớn đến các cơ cấu nền tảng thì hệ thống vốn đã bị mục ruỗng, một xã hội tràn lan tha hóa, nhũng lạm, đục khoét của công như Việt Nam, thì “tổ kiến nhỏ sụp toang đê vỡ” sẽ diễn ra ở thời điểm rất bất ngờ và nhanh chóng, chỉ sau một vài đổ vỡ tưởng chừng “cục bộ, nhỏ lẻ.”

Tiêm vắc xin phòng Covid-19 tại Bệnh Viện Đa Khoa tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Trang web Sở Y Tế Lạng Sơn

Hãy thay đổi chiến lược phòng chống dịch hiện nay trước khi quá muộn

Giới chức CSVN hãy thôi hô hào, lừa mị. Thay vào đó, hãy đánh giá lại tình hình dịch bệnh, xem xét hiện trạng, khả năng thực tế của hệ thống y tế, các nguồn vaccine và tiến độ tiêm phòng mà hệ thống y tế có thể đảm nhận được, cũng như các nguồn lực xã hội khác… để tìm các giải pháp khoa học, cụ thể nhất. Hệ thống chính trị hãy dừng ngay lập tức việc chỉ đạo hệ thống y tế làm gì mà việc xử lý dịch bệnh phải hoàn toàn do các chuyên gia trong ngành quyết định. Hệ thống chính trị chỉ cung cấp kịp thời các nguồn lực và hỗ trợ cần thiết khi Bộ Y Tế yêu cầu.

Hãy thay đổi chiến lược phòng chống dịch hiện nay, trước khi quá muộn!

Quang cảnh một khu vực bị phong tỏa. Ảnh: Báo Công Luận

CSVN thấm đòn đợt Covid-19 lần thứ tư

Đợt dịch lần thứ 4 diễn biến phức tạp, lây nhiễm nhanh hơn và nguy hiểm hơn nhiều so với các đợt dịch trước đó. Điều nghiêm trọng là ổ dịch được phát hiện ngay trong các khu chế xuất công nghiệp lớn và các bệnh viện trung ương, đã nhanh chóng làm ảnh hưởng lên các khu công nghiệp và gây khủng hoảng hệ thống y tế công vốn luôn trong tình trạng quá tải của Việt Nam.

Những con số thống kê đẹp của khối doanh nghiệp vốn nước ngoài (FDI) không đơn thuần có ý nghĩa về kinh tế mà còn có ý nghĩa chính trị đối với nhà cầm quyền.

Giá ớt rớt thê thảm khiến người nông dân miền Trung điêu đứng. Ảnh: RFA

Nông dân với bao khó khăn chồng chất qua những đợt dịch Covid-19

Từ đầu năm 2020 đến nay, ngành nông nghiệp Việt Nam không chỉ phải gánh chịu các khó khăn như hạn hán, xâm nhập mặn xảy ra ở cả ba miền, thời tiết bất thường, thiên tai… mà còn phải chịu tác động tiêu cực đa chiều từ diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19.

Các loại nông sản của Việt Nam đa phần có tính chất mùa vụ, dễ gặp khó khăn, áp lực tiêu thụ khi vào mùa vụ thu hoạch… Không những thế, năm nay, người trồng trọt còn phải đối mặt với dịch Covid-19 khi nhiều vùng trồng trọt không có thương lái đến mua vì bị cô lập chống dịch. Chưa kể nhiều vùng không bị cách ly thì khách mua cũng ít do tình hình kinh tế khó khăn.

Tình trạng dịch bệnh ở Việt Nam thật sự bắt đầu rơi vào trạng thái hoảng loạn, khi tin tức về số ca nhiễm dồn dập và tăng chóng mặt. (Ảnh minh họa - Nguồn: Sức Khỏe & Môi Trường)

Covid và “nhiệm vụ chính trị!”

Tình trạng dịch bệnh ở Việt Nam thật sự bắt đầu rơi vào trạng thái hoảng loạn, khi tin tức về số ca nhiễm dồn dập và tăng chóng mặt. Chỉ cần rời tay khỏi màn hình điện thoại một lúc thì ta thấy lại một con hẻm này, hay một tòa nhà kia bị phong tỏa. Đến ngày 31 tháng Năm giãn cách xã hội toàn TP.HCM, thành phố đầu tàu kinh tế cả nước.

Nhiều câu hỏi được đặt ra về hiệu quả của chiến dịch chống Covid bằng phương thức “cách ly tập trung” của Việt Nam (đã cách ly mà còn tập trung!) Nhiều người còn cho rằng kiểu cách “cách ly tập trung” chẳng khác gì như F1+F1=2F0!

Một bác sĩ được chích ngừa Covid-19 tại Bệnh viện bệnh nhiệt đới ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 08/03/2021. Ảnh: AP - Hau Dinh

Chuyên gia Phạm Chi Lan: Ưu tiên chống dịch hơn là lo đến tăng trưởng kinh tế

Việt Nam hiện đang đối mặt với một đợt dịch Covid-19 mới bùng phát từ cuối tháng Tư, dữ dội hơn những lần trước, chủ yếu do sự lây lan nhanh chóng của biến thể virus Ấn Độ, khiến số ca nhiễm liên tục phá kỷ lục.

“…Với tình hình dịch bệnh như thế này thì khó có thể kỳ vọng đạt được mục tiêu tốc độ tăng trưởng đã đề ra cho năm nay. Tôi cho là không nên chạy theo thành tích, bởi vì mục tiêu số một phải là bảo vệ sức khỏe cho người dân. Đối với người dân ở các vùng dịch bệnh thì phải có những biện pháp kịp thời hơn để hỗ trợ cho cuộc sống của họ, nhất là những người lao động ở các nhà máy phải ngừng hoạt động…” (Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan)

Đại dịch COVID-19 khiến toàn cầu bị thiệt hại kinh tế-xã hội nặng nề, số người tử vong cao, nhưng đến giờ này người ta vẫn chưa biết thực sự nguồn gốc của virus Corona. Trong hình, khách du lịch chụp hình trên Đại Lộ Danh Vọng Hollywood ở Los Angeles, California, hôm 3 Tháng Năm. Ảnh: AP /Jae C. Hong

Lại nóng chuyện nguồn gốc virus Covid-19

Có một vấn đề nhức nhối về đại dịch này vẫn chưa có câu trả lời chính xác: Con virus Corona, được đặt tên là SARS-CoV-2, từ đâu ra mà tác oai tác quái như vậy. Trả lời câu hỏi này không chỉ là điều kiện căn bản để kiểm soát đại dịch, khôi phục cuộc sống bình thường mà còn có ý nghĩa quyết định cho việc chuẩn bị, đề phòng và ngăn chặn một đại dịch tương tự trong tương lai.