nền giáo dục Việt Nam

Hiệu trưởng đe dọa học sinh đưa clip quay việc cô giáo túm cổ áo kéo lê nữ sinh lớp 12 Trường THPT Đa Phúc, Sóc Sơn, Hà Nội hôm 29/9/2023. Ảnh chụp màn hình báo Lao Động - Việt Tân edited

Cần “xử lý thích đáng” những kẻ hăm dọa sự thật và bao che cho bạo lực

Đáng ra việc ông (hiệu trưởng) phải làm là lập tức đình chỉ công việc của giáo viên đã có hành vi tồi tệ kia, xin lỗi em học sinh và sau đó biểu dương em học sinh đã quay và up clip lên mạng; nhưng thay vào đó, trước một sự việc phản cảm, sai trái và xấu xa đến thế xảy ra trong chính nhà trường do mình quản lý, khiến cả xã hội dậy sóng, công an vào cuộc, sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu đình chỉ công tác giáo viên, thế mà ông Hiền vẫn bao che, và không dừng lại, ông còn công khai đe dọa.

Một lớp dạy học thêm ở nhà. Ảnh: Giáo Dục Việt Nam

Trao đổi với nhà báo Lê Thanh Phong về dạy thêm

Nay, xã hội hóa đang bị bóp méo: Lợi dụng vị trí của mình, các nhà trường và giáo viên vừa chưa làm hết trách nhiệm vừa móc nối với các cơ sở bên ngoài để làm tiền học sinh, điều này là vừa trái đạo vừa vi phạm pháp luật.

Sách giáo khoa. Ảnh: giaoduc.net

Những tù nhân của sách giáo khoa

Ô, thế nào là “chuẩn”? Những bộ đã biên soạn và in cho học sinh học mấy năm nay không “chuẩn” à, thế ai đã duyệt, ai đã cấp phép, ai đã cho in? Lấy gì để làm căn cứ cho một bộ sách do Bộ Giáo dục biên soạn sẽ là “chuẩn” hơn? Rồi những bộ sách trước đây (như bộ 2000) là ai biên soạn, có chuẩn không mà lại phải thay?

Một phòng thi trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2023 tại điểm thi trường THPT Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Ảnh: Kinh tế đô thị

Nhìn đề thi Văn năm 2023 trong chiến lược phát triển con người

Tinh thần khai phóng sẽ thấy rõ nếu đề thi vẫn lấy đoạn văn trên trong “Vợ Nhặt” làm điểm thảo luận nhưng mời gọi thí sinh liên hệ với hoàn cảnh hiện nay để nhận xét và thảo luận. Không có khuôn điểm khô cứng theo một bài giải định hướng rập khuôn. Thí sinh có toàn quyền đưa ra quan điểm của mình trong tinh thần không kỳ thị bất kỳ quan điểm nào miễn đề cập sát thực tế, đưa ra lập luận thuyết phục và có giải pháp sáng tạo…

Hồng Vệ binh mới!

Không phải một đứa đánh một đứa mà đánh hội đồng. Đánh ngay giữa bục giảng cho cả lớp nhìn và cùng nhau đánh hôi, đánh hùa.

Tất cả đều đeo khăn quàng đỏ, cho nên rất giống Hồng vệ binh thời Cách mạng văn hóa của Mao.

Ai đã tiếp tay cho dạy thêm?

Cho đến lúc này, có ba thứ trở thành bản chất, đặc trưng của giáo dục Việt Nam, đó là Chủ Nghĩa Mác – Lê, Tham Nhũng và Dạy Thêm. Đương nhiên để có ba đặc trưng cơ bản này, giáo dục Việt Nam còn có thêm rất nhiều thứ, rất nhiều đặc tính liên đới và đóng vai trò nhân quả cho nó.

Một nữ sinh trung học đang 'lướt' web trong một tiệm cà phê Internet ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Học sinh có cần vào đại học bằng mọi giá?

“Không nhất thiết phải học đại học, bởi vì đối với tôi, cái quan trọng cho một học sinh vừa tốt nghiệp lớp 12 xong, là họ phải được tư vấn hướng dẫn, tư vấn để đi theo những ngành nào phù hợp với khả năng của họ. Nếu khả năng của học sinh đó chỉ đạt đến mức cao đẳng hoặc học nghề thì đừng vào đại học. Nếu phải bỏ ra một số tiền và đầu tư thời gian vào những năm đại học rồi cuối cùng ra không làm được gì hết thì phí phạm quá. Tôi thiên về hướng không nhất thiết phải học đại học bằng mọi giá, dù tôi dạy đại học.” (ông Phạm Minh Hoàng)

Phải nghĩ gì về vụ Trường mầm non Hoa Lan?

Thời sự trong tuần qua chợt nóng lên với vụ bà hiệu trưởng Trường mầm non Hoa Lan (huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông) đã nhiều lần điều giáo viên trong trường đi tiếp các đoàn khách trong tỉnh.

Qua những gì được công bố trên các phương tiện truyền thông, và như chúng ta cũng đoán được rằng nó chỉ phản ảnh một phần nào sự thật. Vậy đâu là “phần chìm của tảng băng”?

Trường Tiểu Học Sơn Lâm (Hà Tĩnh), nơi xảy ra sự việc hiệu trưởng quỳ xuống trước một phụ huynh vác dao vào trường đòi chém giáo viên hôm 31/10/2022. Ảnh: Tiền Phong

“Nền Giáo Dục Quỳ”*

Đối với một xã hội, đặc biệt là xứ Á Đông này, việc nhà giáo quỳ xuống trước phụ huynh, và quỳ xuống với bất cứ ai, bất kể nguyên nhân là gì, cũng đều là dấu hiệu rõ ràng nhất cho một sự tan hoại và mục nát đã đến tận đáy.

Học sinh chăm chú nghe bài giảng của cô giáo. Ảnh: Luật Việt Nam

Giáo viên, đừng trở thành người đòi nợ thuê

Trong điều lệ trường học, không có bất cứ điều khoản nào quy định giáo viên phải thực hiện các công việc liên quan đến tài chính giữa nhà trường và học sinh, tuy nhiên, trên thực tế, giáo viên đang trở thành những kẻ đòi nợ thuê cho hiệu trưởng.

Ảnh: FB Thái Hạo

Sao thầy không dạy, không dạy…*

Sao thầy không dạy rằng, đừng chấp nhận sống nghèo vì đã để kẻ khác làm tiền trên lưng các em?

Sao thầy không dạy rằng, hãy đấu tranh đòi tinh giản bộ máy cồng kềnh, ngăn chặn tham nhũng, dồn tiền ấy vào tăng lương để nhà giáo có thể sống đường hoàng được bằng lương?