phong tỏa

Một cơ sở cách ly, chính quyền nói là biện pháp nhằm để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, khiến nhiều người bị đẩy vào đó lâm vào cảnh "lợn lành thành lợn què." Ảnh: Báo Tài Nguyên & Môi Trường

Bao nhiêu bệnh nhân Covid-19 chết oan?

Tỷ lệ người chết vì Covid ở Việt Nam là khá cao. Tại sao vậy? Một trong những nguyên nhân là có một số người bị chết oan.

Chết oan là khi bệnh nhân còn có thể cứu sống nếu được chữa và chăm sóc đúng mức, nhưng đã bị bỏ mặc hoặc bị đẩy vào tình trạng tồi tệ về điều kiện vật chất và đặc biệt là bị khủng hoảng về tinh thần.

Nhiều người dân phải ăn ngủ vật vạ ở lề đường tại khu vực giáp ranh thành phố Đà Nẵng, do bị chặn lại trên đường về quê Quảng Nam. Ảnh: Huy Đạt/Thanh Niên

Đà Nẵng sắp ‘đóng cửa,’ dân khổ vì ‘đi không được, ở không xong’

Báo Thanh Niên hôm 14/8 cho hay nhiều người đang rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan,” vì họ không đủ điều kiện qua chốt kiểm dịch ở vùng ven Đà Nẵng để về quê Quảng Nam.

Tình trạng này được ghi nhận trong bối cảnh nhà chức trách Đà Nẵng áp đặt lệnh dừng tất cả các hoạt động ở thành phố, thực hiện chính sách “cách ly tuyệt đối nhà với nhà” trong một tuần lễ kể từ 16/8, để chống dịch COVID-19.

Chốt kiểm soát giấy đi đường gây ùn tắc xe cộ ở Hà Nội, hôm 9/8/2021. Ảnh: Báo Tiền Phong

Quan liêu trong thời dịch

Qua vụ kiểm soát 5 loại giấy đi đường của thành phố Hà Nội giữa mùa dịch bệnh, người ta thấy rõ sự khác biệt trong cách ứng xử của hai loại chính quyền: Chính quyền dân chủ thì đặt trên nền tảng phục vụ người dân là chính. Trong khi trong chế độ độc tài thì người dân phải chạy theo những mệnh lệnh tùy tiện của những ông quan ngồi trong phòng lạnh, bất cần những mệnh lệnh đưa ra có phi pháp, phi nhân hay không.

Thủ Tướng Phạm Minh Chính buộc phải thừa nhận: “Phải xác định cuộc chiến đấu này còn rất trường kỳ, lâu dài, vất vả,” sau những khẩu hiệu, nghị quyết, quy định và biện pháp ban hành chống biến thể Delta tỏ ra vô hiệu, trong một cuộc họp giữa chính phủ với các địa phương hôm 30/7. Ảnh chụp từ giaoduc.net

Cuộc chiến chống Covid-19: Trường kỳ và vất vả

Nếu Thủ Tướng Chính đã ý thức được cuộc chiến chống Covid-19 là trường kỳ thì nên vứt bỏ “mục tiêu kép” mà ưu tiên cho bảo vệ sức khỏe người dân, đồng thời để ngăn ngừa con số tử vong cao.

Kế đến là bỏ chủ trương “chống dịch như chống giặc” mà thực tế đã chứng minh chỉ có giá trị như một khẩu hiệu tuyên truyền, để từng bước giải tỏa những nơi bị phong tỏa. Điều này sẽ giúp người dân tập làm quen sống chung với dịch và chính họ sẽ tự điều hòa cuộc sống của chính họ.

Sau cùng, chính phủ phải chi một số tiền để hỗ trợ người dân, không chỉ người nghèo mà cả những người sống nhờ đồng lương trong các công việc văn phòng, dịch vụ, sản xuất.

Đại dịch Covid-19: Chỉ Thị 16 của nhà nước Việt Nam là để chống dịch hay chống dân

Những đoàn người tháo chạy khỏi Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai để về quê nhà bằng đủ mọi phương tiện. Những cái chết đau đớn, xót xa trên đường trở về. Cả những tủi hờn của nhiều người khi về địa phương nhưng không được đón nhận… Đó là hình ảnh của những người lựa chọn trở về quê nhà.

Những tiếng kêu cứu mong được hỗ trợ thực phẩm, rau củ, sữa tã,… của những người còn ở lại tại các khu trọ, các khu vực bị phong tỏa.

Tổng Bí Thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng lại đưa ra lời kêu gọi, nhai đi nhai lại những gì mà nhà cầm quyền đã kêu gào suốt hơn một năm qua, về phòng chống dịch bệnh Covid-19 hôm 29/7/2021. Ảnh: VTC News

Nguyễn Phú Trọng lại trồi lên

Trong bối cảnh dịch bệnh đang gia tăng trên toàn quốc, những cuộc phong tỏa càng ngày càng siết chặt có thể kéo dài hàng tháng trên nhiều địa phương, nhiều vùng kinh tế quan trọng nhất. Biện pháp này không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của đại đa số công nhân lao động nghèo, vì hãng xưởng đóng cửa, mất việc làm, không đi ra ngoài được; cảnh thiếu đói đang diễn ra hàng ngày đối với thành phần “vô sản” đúng nghĩa ở Sài Gòn.

Với tình hình bi đát đó, là người đứng đầu đảng và nhà nước Việt Nam, ít ra ông Nguyễn Phú Trọng nên xin lỗi người dân hoặc nói với họ những điều mà họ quan tâm, thay vì thỉnh thoảng thổi điệu kèn thúc quân vô nghĩa.

Phạm Minh Hoàng: Người dân lo lắng chết vì đói trước khi chết vì dịch bệnh

Số người bị nhiễm Covid-19 ở Việt Nam nay đã vượt qua con số 100 ngàn người. Số người bị nhiễm mới, số người tử vong tiếp tục gia tăng. Trong khi đó các biện pháp chống dịch của nhà nước tạo ra nhiều bất cập, gây khốn khó cho người dân mà lại không ngăn chặn được dịch.

Lo lắng của người dân hiện nay là “chết vì đói trước khi chết vì dịch bệnh.”

Hà Nội sẽ tạm thời cấm đội ngũ nhân viên giao hàng (shipper) khi thực hiện Chỉ thị số 17/CT-UBND. Ảnh: Phapluatplus

Một chỉ thị quái đản!

“Hà Nội khuyến khích mua online nhưng lại cấm shipper” không phải là một câu chuyện hài trong mùa Covid-19, nhưng là một chuyện có thật mới xảy ra ngay tại thủ đô Hà Nội.

Đây cũng là nhan đề bài báo trên báo Lao Động ngày 23 tháng Bảy mà khi đọc qua, dù là người bình tĩnh hay không nóng vội cũng không khỏi lắc đầu ngán ngẩm về chủ trương nói trên.

Quan điểm của Việt Tân về giải pháp chống dịch Covid-19

Phản ứng mạnh mẽ của người dân trước sự bất công của vụ việc “bánh mì không phải thực phẩm” và “tiêm vắc-xin không cần đăng ký” là một sự lên tiếng đòi hỏi chính đáng yêu cầu nhà nước phải thay đổi cách thức chống dịch. Nhà nước CSVN tuyệt đối không thể làm ngơ trước sự lên tiếng của người dân, nếu không muốn đất nước bị thiệt hại nhiều hơn nữa bởi đại dịch Covid-19.

Vaccine Moderna do Mỹ trao tặng đến Việt Nam ngày 10/7/2021. Ảnh: Tòa Đại Sứ Mỹ tại Việt Nam

Việt Nam trông chờ vaccine để thoát dịch

Việt Nam đang tìm mua vaccine trên toàn cầu với hy vọng ngăn chặn đợt bùng phát COVID-19 leo thang mà không phải phong tỏa thêm nữa như các đợt lockdown hiện nay vốn đã kéo lùi kinh tế và khiến công chúng bất mãn.

Như nhiều nước láng giềng Đông Á khác, Việt Nam đang trải qua tỷ lệ lây nhiễm cao nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu vào năm ngoái, lần đầu tiên ghi nhận hơn 2.000 ca mới trong một ngày vào đầu tuần này… Dân chúng đang mất dần kiên nhẫn với các biện pháp hạn chế vốn đã giúp kiểm soát được ba đợt lây nhiễm trước đây. Sau gần 50 ngày phong tỏa TP.HCM, ngay cả những người từng ủng hộ chính phủ vô điều kiện cũng đã bắt đầu nghi ngờ về cách thức Việt Nam chống đại dịch.

Với hơn 2 ngàn ca nhiễm Covid mới mỗi ngày, Sài Gòn đối mặt với nguy cơ hệ thống y tế sụp đổ

Sài Gòn, thành phố lớn nhất Việt Nam, đang trên bờ vực suy sụp về y tế khi đại dịch Covid-19 bùng phát, tàn phá trung tâm chuỗi cung ứng và thương mại của quốc gia.

Từ khi đợt dịch thứ tư bùng phát vào ngày 27 tháng Tư đến ngày 16 tháng Bảy, trên cả nước đã ghi nhận tổng số 40.558 trường hợp mắc bệnh.

Tính riêng trong tuần này, cả nước ghi nhận hơn 8 ngàn trường hợp dương tính mới, hơn 6 ngàn trường hợp là ở TP.HCM, và 1.500 trường hợp ở các tỉnh miền Nam.