quan hệ Việt-Trung

Một người đứng cạnh cờ Mỹ và Việt Nam bày bán ở quầy hàng của mình ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Người Việt thích Mỹ và Trung Quốc không thể thay đổi điều đó

Các nhà quan sát bên ngoài từ lâu đã phải vật lộn để hiểu được sự thiếu ác cảm với Hoa Kỳ trong giới trẻ Việt Nam, bất chấp một cuộc chiến tàn khốc đã gần như xóa sổ đất nước của họ. Nhưng đối với thế hệ sau chiến tranh, chính sách ngoại giao sức mạnh mềm của Mỹ và sức hấp dẫn văn hóa của những gì Chú Sam thể hiện, dường như đã thành công.

Chủ Tịch Nước CSVN Nguyễn Xuân Phúc tiếp và hội đàm với Phó Tổng Thống Mỹ Harris tại Hà Nội hôm 25/8/2021. Ảnh: Sức Khỏe và Đời Sống

Điểm nghẽn trong quan hệ Việt – Mỹ nằm ở đâu?

Không để Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng gặp Phó Tổng Thống Harris dù với tính cách xã giao mà chỉ để Nguyễn Xuân Phúc và Phạm Minh Chính tiếp đón. Trong khi ấy từ trước đến giờ, cán bộ Trung Quốc từ cấp bộ trưởng trở lên sang thăm Việt Nam đều được gặp và nói chuyện với tứ trụ. Một điều vô lý nữa là Trọng không dám gặp nhưng lại để Nguyễn Xuân Phúc chuyển lời mời Tổng Thống Biden đến thăm Việt Nam. Những né tránh này của Hà Nội cho người ta thấy đảng CSVN rất sợ Trung Quốc dù muốn xích lại với Hoa Kỳ.

Việt Nam và Sự Xung Đột Mỹ Trung

Những chuyển biến nói trên đã và đang tác động lên tình hình Việt Nam như thế nào, và người Việt Nam có thể khai dụng được gì để có thể giữ vững độc lập và thoát ra khỏi những hệ quả tại hại từ sự xung đột Mỹ Trung hiện nay? Bài viết này, nhằm trả lời ba câu hỏi sau đây: 1) Tại sao xảy ra xung đột giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ; 2) Sự xung đột này có lợi, hại ra sao đối với Việt Nam; 3) Chúng ta có thể làm gì để khai dụng tình hình hiện nay.

Bây giờ ông Rodrigo Duterte, Tổng Thống Philippines, đã nhận ra rằng Trung Quốc không phải là một người bạn… Ảnh: How Hwee Young/AFP

Philippines và Việt Nam: Hai lựa chọn ứng xử với Trung Quốc

Những hành động hung hăng của chính quyền Bắc Kinh trên Biển Đông đang làm cho giới lãnh đạo Philippines nhận ra Trung Quốc không phải là một người bạn; trong khi giới lãnh đạo Việt Nam sau đại hội đảng Cộng Sản thứ 13 hồi đầu năm đang càng tỏ ra thân thiện với Trung Quốc.

Lựa chọn trái ngược nhau của hai nước trong ứng xử với Trung Quốc có làm cho Việt Nam mất đi một cơ hội dân chủ hóa?

Bang giao Trung – Việt: Những màn nói dối hào nhoáng

Ngày 26 tháng Tư, 2021, tiếp Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa tại Phủ Chủ Tịch ở Hà Nội, Chủ Tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc đã nói quân đội hai nước cần tiếp tục tăng cường xây dựng vững chắc “lòng tin chiến lược,” phối hợp đưa hợp tác quốc phòng tiếp tục thành trụ cột trong quan hệ giữa Việt – Trung.

Giữa lúc căng thẳng đang dâng cao ngoài Biển Đông mà lại nói về “lòng tin chiến lược” giữa Trung Quốc và Việt Nam, nếu đó không phải là những lời nói dối hào nhoáng thì là gì?

Bộ Trưởng Ngoại Giao CSVN Bùi Thanh Sơn. Ảnh: Báo Xã Hội Đời Sống

Việt Trung đồng sàng dị mộng

Với phát biểu của Vương Nghị và Bộ Trưởng Bùi Thanh Sơn qua tường thuật khác nhau của báo chí Trung Quốc và Việt Nam cho thấy mối quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh đang có những đợt sóng ngầm. Những đợt sóng ngầm ấy xô đẩy nhau tạo thế quan hệ đối đầu tương đối dưới tình trạng “bằng mặt không bằng lòng.”

Hay nói khác đi, Việt – Trung đồng sàng mà dị mộng, do thái độ chèn ép của nước lớn quá nhiều tham vọng.

Ngoại Trưởng Singapore Balakrishnan (trái) và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị tại cuộc gặp hôm 31/3/2021 ở Phúc Kiến. Ảnh: SCMP

Vì sao Trung Quốc không mời CSVN gặp mặt ở Phúc Kiến

Điều mà dư luận quan tâm là tại sao Bắc Kinh đã không mời Ngoại Trưởng Phạm Bình Minh tham dự trong cuộc thảo luận này, khi Việt Nam giữ một vài trò quan trọng ở Biển Đông và cũng là chủ tịch luân phiên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc từ ngày 1 tháng Tư, 2021?

Đây không phải là lần đầu tiên Bắc Kinh có thái độ “lạnh nhạt” đối với CSVN.

Khói hương trên các phần mộ tại nghĩa trang liệt sĩ tại thị xã Lạng Sơn, Việt Nam, gần biên giới với Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Việt Nam thuộc gì từ bài học đắt giá ‘cuộc chiến biên giới 1979’?

“Mỗi năm đến ngày 17 tháng Hai tôi lại cảm thấy như câu chuyện mới xảy ra ngày hôm qua. Nhưng cái khí thế hừng hực, hào hùng của những năm chống bành trướng Trung Quốc và chống Khmer Đỏ để bảo vệ đất nước nó khác với tâm lý hiện nay. Hiện nay, riêng bản thân tôi thì vừa tự hào, vừa ấm ức vì có một cái gì đó trong quan hệ giữa hai đảng, hai nhà nước Việt Nam và Trung Quốc mà chúng tôi vẫn chưa được nghe giải thích. Và mới đây, chính phủ lại ra một quyết định rằng chính sách ngoại giao của Việt Nam là ‘tối mật.’” (Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc)

Bên Ngoài và Bên Trong

Câu nói của họ Tập nhắn nhủ ông Trọng “phải chống lại sự xúi giục của các thế lực bên ngoài” là một “mệnh lệnh” từ đàn anh rằng Hà Nội không được tham gia vào Bộ Tứ mà cụ thể là không hợp tác với Hoa Kỳ. Điều này cho thấy là Bắc Kinh rất quan ngại sự đối đầu ngày một gia tăng với Hoa Kỳ, nhưng cũng đồng thời cảnh giác việc Hà Nội có thể ngã vào vòng tay của “thế lực bên ngoài” để chống lại Bắc Kinh, khi mà tình hình Biển Đông ngày càng nóng lên với sự nhập cuộc thêm của Anh, Pháp và Đức.

Ảnh vệ tinh cho thấy căn cứ hỏa tiễn đất đối không (SAM) của Trung Quốc đặt ở Ninh Minh, tỉnh Quảng Tây, cách biên giới Việt Nam khoảng 20 km. Ảnh: Đại Ký Sự Biển Đông

Về việc Trung Quốc đặt tên lửa gần Việt Nam

Giàn hoả tiễn SAM của Trung Quốc đặt cách biên giới Việt Nam 20 km mà Bộ Ngoại Giao Hà Nội hoàn toàn không biết và tránh né bằng cách trả lời là “sẽ kiểm chứng” khi bị hỏi, cho thấy là có sự che giấu giữa bộ máy tình báo và ngoại giao về những liên hệ phức tạp với phương Bắc trong hàng ngũ lãnh đạo CSVN.

Ngày 13/7/2020, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố Hoa Kỳ ủng hộ một vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và mở rộng, và việc Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền những nguồn tài nguyên trên hầu hết Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp. Ảnh: Reuters

Trung Cộng là hòn đá tảng ngăn chặn quan hệ đối tác chiến lược giữa CSVN và Hoa Kỳ

Những quan hệ nói trên đã cho thấy là CSVN đang từng bước tiến gần vào quỹ đạo Hoa Kỳ, và nhiều nhà phân tích quốc tế cho rằng chưa bao giờ mà sự quan hệ giữa Hoa Kỳ và CSVN tốt đẹp như hiện nay; và vì thế CSVN nên chủ động nâng quan hệ với Hoa Kỳ lên Đối Tác Chiến Lược nhân đánh dấu 25 năm quan hệ.

Giàn khoan Trung Quốc HD 981 ở Biển Đông hồi 2014. Ảnh: Reuters

Những ‘bởi vì’ khiến Việt Nam đơn độc

Trước sự lấn lướt, uy hiếp của Trung Quốc tại Bãi Tư Chính thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam giới quan sát chính trị quốc tế nêu ra trong những ngày gần đây cho thấy đã đến lúc Hà Nội cần nhìn lại chính sách đối ngoại mà họ từng theo đuổi trong nhiều năm qua nhằm thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh của đất nước hiện nay trước nguy cơ xâm lược của Trung Quốc ngày một rõ ràng và không cần che dấu.