tranh giành quyền lực

Ông Tô Lâm được cho là đang tranh giành quyền lực để kiêm luôn cả ghế tổng bí thư đảng CSVN. Ảnh: Dang Anh/ AFP via Getty Images

Tô Lâm phá vỡ thông lệ, quyết liệt tranh giành quyền lực

Cách sắp xếp nhân sự như vậy trước tiên là để bảo đảm “hậu cứ” vững chắc cho quyền lực của ông Tô Lâm, bảo đảm cho những bước tiến xa hơn của ông ta trong thời gian tới, tránh vết xe đổ mà tiền bối của ông là Đại tướng Trần Đại Quang để lại. Ông Lâm đang đi vào con đường của ông Trần Đại Quang, nhảy thẳng từ ghế bộ trưởng Công An sang ghế chủ tịch nước, song do không duy trì được thế lực ở Bộ Công an, ông Quang đã chết bất đắc kỳ tử vì “bệnh lạ” chỉ hai năm sau đó.

Nhận định của chủ tịch Đảng Việt Tân về tình trạng đấu đá trên thượng tầng lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam

Chỉ trong vòng hai năm, 6 người trong Bộ Chính trị, cơ quan lãnh đạo cao nhất của đảng CSVN bị kỷ luật và buộc phải từ chức trong số 18 người ủy viên – chiếm 33%, cho thấy là chưa có nhiệm kỳ nào mà sự xung đột quyền lực lại xảy ra một cách gay gắt và lộ liễu như nhiệm kỳ 13. Hệ quả của sự xung đột này đang là sự trì trệ của bộ máy hành chánh và đang khiến cho tình hình kinh tế xã hội Việt Nam ngày càng suy thoái và hỗn loạn.

Hơn bao giờ hết, Việt Nam đang cần một sự thay đổi toàn diện.

Ông Tô Lâm tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam tại Quốc hội Việt Nam ngày 22/5/2014. Ảnh: AFP

Sau tuyên thệ của Tô Lâm, ‘cuộc chiến cung đình’ có đảo chiều?

Phải nhìn thẳng vào sự thật như thế để tránh mọi ảo tưởng! Đừng thấy lãnh đạo đánh nhau trên thượng tầng mà ngộ nhận rằng, đất nước đứng trước bước ngoặt. Các cuộc tiến hóa không từ trên trời rơi xuống, nó phải từ người dân đi lên. Chừng nào người dân còn thái độ cam chịu, thì không có lý do gì để hy vọng vào bước ngoặt hay sự chuyển đổi hệ thống một cách ngoạn mục.

Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm, được đề cử làm tân chủ tịch nước, tại phiên họp Quốc hội tại Hà Nội vào ngày 20 tháng 5 năm 2024. Ảnh: AFP

Miễn nhiệm chức bộ trưởng công an của Đại tướng Tô Lâm phút 89?

Việc miễn nhiệm chức bộ trưởng công an đối với Tô Lâm được bổ sung vào phút chót trong nghị trình Quốc hội, được dư luận cho là bất ngờ và cho thấy sự mất đoàn kết trong nội bộ lãnh đạo cấp cao.

“… Theo tôi, chính trường Việt Nam sẽ tiếp tục hỗn loạn nếu Tô Lâm vào vị trí chủ tịch nước, vì Tô Lâm có thể miễn nhiệm cả Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ông Chính cũng xuất thân từ công an nên, cả ông Tô Lâm lẫn ông Chính đều nắm trong tay nhiều bằng chứng về nhau. Chính điều đó tôi cho rằng, cuộc đấu đá vẫn còn tiếp diễn và một thời loạn lạc mới đang bắt đầu.” (Một nhà quan sát tình hình chính trị trong nước)

Trong ảnh: Bộ trưởng Tô Lâm (trái) và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tô Lâm – Nguyễn Phú Trọng: Khi một rừng không thể có hai hổ!

Bàn cờ chính trị Việt Nam giờ đây đang ở vào thế một rừng hai hổ, khi ông Tô Lâm nổi lên như là một thế lực mới, và có thể thách thức sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trong tình cảnh đại hội 14 của đảng Cộng Sản đang đến gần, mọi sự chú ý được đổ dồn vào ngôi vị tổng bí thư, và liệu ai sẽ là kẻ chiến bại trong cuộc đua khốc liệt này.

Đài Á châu Tự do tổ chức cuộc hội luận với ba vị khách mời gồm ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch đảng Việt Tân, Tiến sĩ Lê Minh Nguyên – Cựu Chủ tịch đảng Tân Đại Việt, và Luật sư Nguyễn Văn Đài – Chủ tịch Hội Anh Em Dân Chủ, để cùng làm rõ.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Nguyễn Phú Trọng và Tô Lâm

Đảo chính tại Việt Nam!

Giữa cơn rối ren chính trị của chế độ, nếu chỉ nhìn vào sự hạ bệ cá nhân các tên tuổi Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, Hoàng Trung Hải, Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ và sắp tới đây là Trương Thị Mai, vì những nghi vấn tham nhũng, trục lợi cá nhân… thì chúng ta chưa nhìn thấy hết sự tầm vóc sự việc. Chúng không đơn giản chỉ là việc chống tham nhũng qua công cuộc “đốt lò” mà ông Nguyễn Phú Trọng phát động và rêu rao trong nhiều năm qua với mục tiêu chỉnh đốn đảng.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam ngày 02/03/2023 trước Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: AP - Nhan Huu Sang

Việt Nam: Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền?

Có thể là một số người trong vòng quyền lực thứ nhất biết được tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng và tự cho phép khơi mào cuộc chiến hay còn gọi là cuộc đấu tranh nội bộ để giữ những vị trí cao nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Có nghĩa là cuộc tranh giành kế thừa ông Trọng đã được phát động. (TS Benoît de Tréglodé, Giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp – IRSEM)

Ông Võ Văn Thưởng (phải) tạm biệt ông Nguyễn Xuân Phúc trong ngày ông Phúc bàn giao chức vụ chủ tịch nước cho ông ta, tháng 2/2023. Ảnh minh họa: Chính phủ Việt Nam

Hàm ý của kết cục chính trị trường hợp ông Võ Văn Thưởng đối với Việt Nam

Hiện tại, chưa ai biết chắc chắn những sự kiện trên liên quan với nhau ở mức độ nào, cũng chưa ai biết ông Võ Văn Thưởng có từ chức như ông Nguyễn Xuân Phúc hay không. Tuy nhiên, xâu chuỗi các sự kiện nêu trên trong bối cảnh chính trị Việt Nam và quốc tế, nhiều nhà quan sát cho rằng nếu ông Võ Văn Thưởng từ chức trong những ngày sắp tới, điều đó cho thấy nhiều vấn đề của chính trị Việt Nam.