tranh giành quyền lực

Tập Cận Bình nhắm tới mục tiêu trở thành nhà lãnh đạo đảng suốt đời như Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình. Ảnh: Nikkei montage/ Reuters/ AP

Thấy gì từ ‘nghị quyết lịch sử’ và mục tiêu ‘thịnh vượng chung’ của Tập Cận Bình?

“Như các nhà triết học Đức Georg Hegel và Karl Marx đã nói, lịch sử lặp lại chính nó,” một nguồn tin trong đảng Cộng Sản Trung Quốc vốn quen thuộc với các vấn đề nội bộ của đảng cho biết, khi đề cập đến nghị quyết thứ ba. “Không có nghi ngờ gì về việc Chủ Tịch Tập đang hướng tới mục tiêu trở thành nhà lãnh đạo trọn đời, cạnh tranh với hai nhân vật đã ban hành nghị quyết thứ nhất và thứ hai.”

Tập Cận Bình và cựu Bộ Trưởng Tư Pháp Phó Chính Hoa (Fu Zhenghua) , một nhân vật nặng ký, biết quá nhiều về cuộc đấu tranh quyền lực lâu nay của họ Tập. Ảnh: Reuters

Thanh trừng liên tục giúp Tập Cận Bình kiểm soát ngành công an

Ủy Ban Kiểm Tra Kỷ Luật Trung Ương, cơ quan chống tham nhũng cao nhất của đảng Cộng sản Trung Quốc, thông báo rằng cựu Bộ Trưởng Tư Pháp Phó Chính Hoa (Fu Zhenghua) đã bị điều tra vì tình nghi “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng.”

Ông Phó, 66 tuổi, là một đương kim ủy viên Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng. Cuộc đàn áp đối với một nhân vật có ảnh hưởng, người giám sát các cơ quan tư pháp và cảnh sát, đã gây nên một làn sóng chấn động lớn trong chính giới Trung Quốc.

Ảnh: The Economist/ Getty Images

Tập Cận Bình củng cố quyền lực của Đảng Cộng Sản Trung Quốc như thế nào?

Ở cấp cao nhất, ông Tập có một cách tiếp cận khác. Thay vì trao nhiều quyền lực hơn cho các cơ quan chóp bu của đảng – Ban Chấp Hành Trung Ương, Bộ Chính Trị và Ủy Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị, ông lại cắt giảm nó đi. Hành động này nhằm tạo ra các cơ chế mới để đảm bảo rằng quyền lực được tập trung vào tay ông Tập. Ông đã cho thành lập các ủy ban giám sát những lĩnh vực như kinh tế, đối ngoại, an ninh quốc gia và chính ông là người đứng đầu tất cả các ủy ban này. Hiến pháp sửa đổi vào năm 2018 giúp ông Tập dễ dàng nắm giữ quyền lực trọn đời hơn (ông Tập gần như chắc chắn sẽ giành chiến thắng để lãnh đạo thêm 5 năm nữa trong đại hội đảng được tổ chức vào năm sau).

Trương Hòa Bình trụ lại ghế phó thủ tướng thường trực trong chính phủ Phạm Minh Chinh sau đại hội 13 của đảng CSVN. Ảnh: Báo Giao Thông

Sau “liêm chính, kiến tạo”… là cái gì? (Phần 2)

Ông Trương Hòa Bình đã nhanh chóng học tập “tấm gương Nguyễn Phú Trọng” khi quyết giữ chặt chiếc ghế “phó thủ tướng thường trực” mặc dù đã hết tuổi và trượt cả Bộ Chính Trị khóa mới. Nhiều người cho rằng đây là một diễn biến bất ngờ ở phút thứ 90. Tuy vậy, việc “cố đấm ăn xôi này” của ông Bình không quá khó hiểu. Cái thế của ông Bình trót leo lên đầu cọp rồi, giờ rớt xuống thì thảm lắm. Cái gương Đinh La Thăng sờ sờ ra đó. Việc ông Bình tiếp tục ở lại cái ghế phó thủ tướng thường trực chắc chắn gây khó dễ cho việc bố trí công việc của chính phủ mới.

Đại hội 13 của đảng CSVN để hợp thức hóa những sắp xếp nhân sự đàng sau hậu trường. Ảnh: Internet

Sau “liêm chính, kiến tạo”… là cái gì?

Phúc ngậm ngùi chấp nhận cái chức nguyên thủ “hữu danh vô thực,” ngồi nghe ông Tổng Trọng giáo điều dăm ba câu chủ nghĩa Mác và chống mắt ngó Phạm Minh Chính tung hoành trên sân khấu mà mới đây ông còn là “siêu sao” của xứ Đông Lào. Một người “lão luyện” và “gian hùng” ở miền Trung đến nỗi Nguyễn Bá Thanh còn chịu thúc thủ, giờ ông Phúc phải ngoan ngoãn nghe theo sự sắp xếp của đảng, từ bỏ cái ghế thủ tướng cho đàn em mới lên như Phạm Minh Chính thì rõ ràng là chuyện không đơn giản.

“Sân sau” Mường Thanh của Tổng Trọng bị động

Đúng vào thời điểm chuyển giao quyền lực, xuất hiện diễn biến liên quan đến “sân sau” của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng: Chủ Tịch Tập đoàn Mường Thanh Lê Thanh Thản bị đề nghị truy tố tội lừa dối khách hàng. Cơ quan điều tra công an TP Hà Nội vừa kết thúc điều tra vụ án “lừa dối khách hàng, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại dự án CT6 Kiến Hưng, phường Kiến Hưng, quận Hà Đông.

Nguyễn Phú Trọng (trái) đắc lợi khi Trương Tấn Sang (giữa) và Nguyễn Tấn Dũng mải mê đánh nhau hàng chục năm nay. Ảnh: Getty Images

Dũng – Sang đánh nhau, Phú Trọng đắc lợi

Hàng chục năm qua Sang – Dũng mải mê đấu đá lẫn nhau, để rồi thế lực tiêu hao, và Nguyễn Phú Trọng là người hưởng lợi nhiều nhất.

Miền Nam mạnh về kinh tế, đóng góp phần lớn cho ngân sách quốc gia. Tuy nhiên lại không có tiếng nói về mặt chính trị, và vì vậy nơi này giống như một thuộc địa kiểu mới cho các quan chức phía Bắc bóc lột, vắt kiệt sức.

Nguyễn Văn Bình sẽ bị trảm? Ảnh: Báo Đầu Tư

Nguyễn Văn Bình sẽ bị trảm?

Nguyễn Văn Bình giờ đây bỗng nhiên lâm vào thế thật nguy hiểm khi đối đầu với Nguyễn Phú Trọng. Vì để chuẩn bị cho mình tiếp tục giữ ghế chủ tịch nước, Trọng phải tìm cách làm thịt Nguyễn Văn Bình. Để biến Bình thành củi, Trọng phải chỉ đạo cho Chủ Nhiệm Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương Trần Cẩm Tú mang vụ mua ngân hàng o đồng ra thẩm tra lại để trị tội Bình, theo facebooker Lê Nguyễn Hương Trà tiết lộ mới đây.

Phúc - Trọng - Vượng: Ai ở, ai về?

Hội nghị trung ương 14 có chuẩn bị xong không?

Sự kiện phải có liên tiếp 3 hội nghị trung ương mà chưa đóng lại vấn đề nhân sự cho người ta thấy sắp tới đây hội nghị trung ương 14 cũng sẽ là trận đấu quan trọng một mất một còn giữa hai phe Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng.

Nói cách khác, một lần nữa lịch sử chuyển giao quyền lực không bình thường trong đảng Cộng Sản Việt Nam lại tái diễn. Trận chiến chuẩn bị đại hội 12 vào những năm 2015 và 2016 mà giờ chót ông Nguyễn Tấn Dũng bị loại, nay sẽ tái diễn vô cùng quyết liệt với việc chuẩn đại hội 13 hiện nay…

Sau Nguyễn Đức Chung, đến lượt Chủ Tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ bị thành củi?

Sáng 11 tháng Tám, 2020, Bộ Chính Trị nhóm họp và công bố chính thức, tước bỏ mọi quyền hành của Chủ Tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung. Họp Bộ Chính Trị, không ai mở miệng bênh Nguyễn Đức Chung lấy một câu. Thực tế, lúc này không ai dám và cũng không ai đủ mạnh để cứu Chung.

Lá “bùa” ủy viên trung ương và đại biểu quốc hội đã bị vô hiệu hoá. Việc khởi tố, tống giam Chung “con” sẽ diễn ra trong nay mai. Số phận Nguyễn Đức Chung xem như đã định, vậy còn Huỳnh Đức Thơ, Chủ Tịch Đà Nẵng thì sao?

Vụ TS Bùi Quang Tín: Thêm một “tai nạn đúng quy trình”?

Cái chết do ngã từ lầu 14 của giảng viên trường Đại Học Ngân Hàng TP.HCM, Tiến Sĩ-Luật Sư Bùi Quang Tín đã khiến dư luận nhắc lại trường hợp tử vong tương tự của Thứ Trưởng Bộ Giáo Dục – Đào Tạo Tiến Sĩ Lê Hải An bị ngã từ lầu 8 xuống đất hồi trung tuần tháng Mười năm ngoái đang bị cho chìm xuồng.

Nếu như những kẻ thủ ác trong các nhóm lợi ích quyền lực không bị đưa ra xét xử, thì những trường hợp cán bộ quan chức bị chết do tai nạn, như bị ngã lầu sẽ có thể tiếp tục xảy ra, ngay cả đối với các lãnh đạo ở cấp thượng tầng.

Từ trái sang: Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Thị Kim Ngân. Ảnh Reuters

Từ ‘tăng quyền cho thủ tướng’ đến ‘thêm quyền cho Quốc Hội’

Nếu trong tương lai Nguyễn Phú Trọng không thể đủ sức khỏe để ‘cống hiến lâu dài cho cách mạng’, khuynh hướng chuyển giao quyền lực cho các khối đảng, lập pháp, hành pháp và gia tăng quyền lực trong từng khối sẽ hiện ra một cách tất yếu, để từ đó phát sinh mô hình ‘đa trung tâm quyền lực’ mà nhiều quan chức cao cấp thèm muốn nhưng chẳng ai dám chính thức công khai tham vọng ấy.