Tập Cận Bình không thể bắt cá hai tay

Tập Cận Bình tính bắt cá hai tay. Nếu Putin thắng ở Ukraine, liên minh các nước độc tài chuyên chế càng mạnh. Nếu Putin thất bại, nước Nga sẽ lệ thuộc Trung Cộng hơn. Ảnh: AP
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Putin sa lầy trong mặt trận Ukraine, kinh tế suy sụp, liên kết với Nga không còn giá trị chiến lược như trước nữa. Putin thất bại khiến uy tín của riêng Tập Cận Bình và của Trung Quốc xuống thấp.

Tập Cận Bình tính liên kết với Vladimir Putin là thêm một đồng minh đáng tin cậy và cần thiết để chạy đua với Mỹ. Nga và Trung Quốc sẽ chặn hai đầu đại lục địa Á – Âu. Putin sẽ tiếp tục đe dọa Âu châu với tham vọng tái lập vùng ảnh hưởng của Liên bang Xô Viết trước đây. Trung Cộng sẽ kiềm chế các nước Á Đông bằng sức mạnh quân sự và kinh tế. Trong khi đó, nước Mỹ (mà họ tin rằng đang xuống dốc) sẽ rút khỏi châu Âu vì không muốn trả một chi phí quá lớn. Khi Mỹ bỏ rơi khối NATO, các nước Á Đông và Ấn Độ biết rằng họ không còn tin tưởng vào Mỹ nữa, sẽ phải chìu theo Trung Cộng.

Những tính toán đó bị đảo ngược khi Putin tấn công Ukraine.

Trước ngày 24 tháng 2, các nhà nghiên cứu chiến lược của Trung Cộng vẫn tiên đoán Nga sẽ không bao giờ đánh Ukraine. Trung Cộng là nước giao thương nhiều nhất với Ukraine, một địa điểm quan trọng trong kế hoạch Nhất Đới Nhất Lộ. Trung Cộng không khuyên kiều dân của mình di tản, như Mỹ và các nước khác. Sứ quán Trung Cộng ở Kyiv chỉ kêu gọi người Trung Quốc đến ghi tên sau khi các mạng xã hội địa phương đả kích thái độ của Bắc Kinh không lên án cuộc xâm lăng. Cuộc di tản 6.000 người ra khỏi Ukraine diễn ra hỗn loạn, một người chết ngày 1 tháng Ba.

Sau khi Putin công khai xâm lăng Ukraine, Tập Cận Bình vẫn muốn đi dây; một mặt tuyên bố các quốc gia phải tôn trọng chủ quyền nước khác, một mặt vẫn không lên án mà còn tìm cách giải thích lý do khiến Putin hành động là vì bị đe dọa. Trung Cộng tránh không công khai ủng hộ Putin để khỏi bị liên lụy với những đòn bao vây kinh tế đánh vào Nga.

Tập Cận Bình tính bắt cá hai tay. Nếu Putin thắng ở Ukraine, liên minh các nước độc tài chuyên chế càng mạnh. Nếu Putin thất bại, nước Nga sẽ lệ thuộc Trung Cộng hơn.

Cuộc tấn công của Putin thất bại là một nỗi thất vọng lớn mà Tập Cận Bình cũng chịu trách niệm một phần. Putin đã trì hoãn cuộc tấn công, để Thế Vận Hội Mùa Đông 2022 ở Bắc Kinh không bị báo chí bỏ quên. Đó là một sai lầm tai hại. Nếu đánh Ukraine ba, bốn tuần lễ trước, quân Nga có lợi thế hơn nhiều. Vì lúc đó giữa mùa Đông tất cả các cánh đồng và những con sông nhỏ ở Ukraine còn đóng băng; chiến xa, đại pháo và quân Nga có thể di chuyển dễ dàng, nhanh chóng.

Cả Putin và Tập Cận Bình đều không đoán trước được tinh thần chiến đấu dũng cảm của dân Ukraine. Họ cũng không ngờ diễn viên hài Volodymyr Zelensky cũng là một nhà lãnh đạo dũng cảm và khôn ngoan, khích động cả lòng dân và dư luận thế giới cùng bảo vệ lý tưởng và thể chế tự do dân chủ.

Điều bất ngờ hơn nữa cho cả hai người là khối NATO và Mỹ cùng “thức dậy,” đoàn kết nhanh chóng và phản ứng mãnh liệt.

Năm 2019, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron từng nói rằng khối NATO đang chết “brain death,” bây giờ ông công nhận NATO được “trị bằng điện” (electroshock), tái xác định vai trò của mình. Những nước cộng sản cũ ở bên cạnh nước Nga đã gia nhập NATO đã ủng hộ Ukraine mạnh nhất. Họ gửi vũ khí đã được Mỹ cung cấp, đón nhận người tị nạn. Ba vị thủ tướng đến thủ đô Kyiv trong lúc Nga vẫn nã hỏa tiễn. Những quốc gia Bắc Âu với truyền thống trung lập như Thụy Điển, Phần Lan giờ cũng muốn gia nhập NATO. Thụy Sĩ là nơi vẫn nhận tiền của các đại gia Nga gửi gấm, cũng tham gia cuộc cấm vận tài chánh như hầu hết các nước khác, không cho Ngân Hàng Trung Ương rút tiền.

Tập Cận Bình có thể mừng khi thấy Putin sa lầy ở Ukraine. Nga chỉ còn một cái phao để bám víu, sẽ lệ thuộc Trung Cộng hơn trước. Bắc Kinh có thể bắt chẹt mua năng lượng của Nga với giá rẻ hơn. Thế lực Nga đi xuống, Trung Cộng có thêm cơ hội bành trướng vào vùng Trung Á, những nước trước đây là chư hầu của Liên Xô, cũng là nguồn cung cấp dầu, khí, khoáng sản lớn.

Putin và Tập cũng không ngờ Thủ tướng Đức Olaf Scholz dám chống Nga, dù gần một nửa số dầu khí dân Đức dùng do Nga cung cấp. Lần đầu kể từ khi thất trận năm 1945, Đức sẽ tái võ trang, tăng ngân sách quốc phòng gấp đôi; và Nhật tuyên bố sẵn sàng nhận vũ khí nguyên tử. Bàn cờ thế giới sẽ thay đổi trong năm, mười năm tới.

Trong cuộc điện đàm ngày 18 tháng Ba chắc ông Biden biết rằng không thể nào nhờ Tập Cận Bình khuyên Putin ngưng chiến. Ai cũng biết Putin không bao giờ thay đổi ý kiến. Từ nay đến đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 11, Tập cần bảo vệ uy tín cá nhân, không thể đứng ra giàn xếp một cuộc tranh chấp quốc tế rồi chịu thất bại.

Cho nên Mỹ chỉ dùng áp lực kinh tế và ngoại giao. Nước Mỹ phải báo cho Trung Cộng thấy sẽ phải trả một giá rất đắt nếu hỗ trợ Putin. Các công ty và ngân hàng Trung Cộng biết rằng họ sẽ bị phong tỏa không khác gì Nga. Trung Quốc giao thương với thế giới bên ngoài gấp 10 lần nước Nga. Tất cả các hoạt động kinh doanh của họ sẽ bế tắc nếu tìm cách qua mặt nước Mỹ. Đó là điều Joe Biden đã nhắc nhở Tập Cận Bình.

Ngoài ra, Mỹ đã mở một chiến dịch ngoại giao phô bày thái độ mập mờ giả dối của Trung Cộng. Mỹ đã dùng một chiến thuật ngoại giao mới đánh Putin ở Ukraine: Tiết lộ tin tình báo về các âm mưu của Nga, từng bước một. Năm ngoái, vệ tinh nhân tạo thấy Nga chuyển quân, Mỹ báo động ngay, gửi giám đốc CIA qua gặp Putin để cảnh cáo. Tình báo Mỹ và Anh sau đó cho cả thế giới biết kế hoạch lật đổ Tổng thống Zelensky của Putin, âm mưu ngụy tạo một cuộc tấn công vào người Nga ở hai tỉnh ly khai để kiếm cớ can thiệp. Các nước ở Âu châu lúc đầu nghi ngờ, sau cũng phải tin các tiết lộ đó là xác thật.

Chiến thuật này cũng đang được áp dụng với Trung Cộng. Trước khi Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan đi gặp Dương Khiết Trì ở Rome, tình báo Mỹ cho biết Nga đã xin Trung Cộng viện trợ vũ khí để đánh Ukraine. Trung Cộng phải lên tiếng kịch liệt phủ nhận, và không bán các máy bay không người lái (drones) cho Nga nữa. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói với Ngoại trưởng Vương Nghị, nêu rõ lằn ranh mà Trung Cộng không thể bước qua: Không được gửi vũ khí cho Nga. Trung Cộng sẽ phải trả một giá rất đắt nếu tiếp tục bắt cá hai tay.

Putin sa lầy trong mặt trận Ukraine, kinh tế suy sụp, liên kết với Nga không còn giá trị chiến lược như trước nữa. Putin thất bại khiến uy tín của riêng Tập Cận Bình và của Trung Quốc xuống thấp. Mỹ đang tấn công vào nhược điểm này. Tập Cận Bình đã đánh cá trên một con ngựa què. Trung Cộng mất mặt trước cả thế giới vì không dám lên án một cuộc xâm lăng phi pháp, và vô đạo đức. Những hỏa tiễn Nga tấn công vào cả bệnh viện, rạp hát, bắn chết thường dân trên đường chạy loạn, cả loài người coi là ghê tởm.

Đe dọa về kinh tế và tấn công vào thể diện có hiệu quả. Trước đây Trung Cộng vẫn theo Putin chỉ gọi cuộc chiến Ukraine là một “cuộc hành quân đặc biệt.” Tuần trước, nói chuyện với các thủ tướng Pháp và Đức, lần đầu tiên Tập Cận Bình đã dùng chữ “cuộc chiến tranh.” Đại sứ Trung Cộng ở Mỹ mới viết trên nhật báo Washington Post, “… nếu Trung Quốc biết trước cuộc khủng hoảng này sẽ diễn ra, thì chúng tôi đã làm đủ cách để ngăn cản” (không biết đáng tin hay không).

Đại sứ Trung Cộng ở Ukraine đã gặp ban lãnh đạo thành phố Lviv, nơi sứ quán các nước đã di tản tới. Phạm Tiên Vinh (Fan Xianrong, 范先荣) ca ngợi tinh thần đoàn kết và dũng cảm của nhân dân Ukraine, còn cam kết rằng “Trung Quốc là một lực lượng giúp Ukraine về kinh tế cũng như chính trị.” Theo tin Reuters, Trung Cộng cũng từ chối không bán các bộ phận làm máy bay cho Nga sau khi các công ty Boeing và Airbus thi hành lệnh cấm vận.

Tuần tới Tổng thống Joe Biden sẽ qua họp với các chính phủ Âu châu, khối NATO đã hồi sinh, Mỹ đóng vai lãnh đạo. Ông Biden nên qua thăm Nhật Bản, Nam Hàn và Australia trong tháng tới. Tướng Michael Mullen, cựu tham mưu trưởng được chính phủ Biden gửi qua gặp Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn. Phải cho Tập Cận Bình thấy rằng nước Mỹ vẫn tiếp tục “chuyển trục” qua Á châu và Thái Bình Dương. Vì các nước ở Âu châu đã thay đổi, họ đủ sức tự bảo vệ nếp sống tự do dân chủ.

Ngô Nhân Dụng

Nguồn: VOA

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.