Thảm Cảnh Dân Oan – Hậu Quả Chính Sách Vi Phạm Nhân Quyền

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chủ nghĩa Cộng sản thời mở cửa theo định nghĩa của nhân dân là “cộng hết tài sản nhân dân, phân đồng chia đều cho đảng viên Cộng sản”. Hậu quả, nhân dân bị đảng chiếm đoạt tài sản, nhà cửa, đất đai. Phải sống cảnh màn trời chiếu đất, trẻ em không học hành, bữa đói bữa no. Tội ác này bút mực nào ghi hết được. Đến cả Ông Trần Độ đã phải đau đớn thốt lên “chế độ này tàn ác hơn Tần Thủy Hoàng, dã man hơn cả Hitler”.

JPEG - 73.5 kb

Đêm 18 tháng 7 năm 2007, tại Sài Gòn, công an tiến hành cuộc đàn áp dân oan khiếu kiện. Hơn cả ngàn công an, với trang bị tận răng, dùi cui, khiên, súng bắn hơi cay, vòi xịt nước đã hung hãn tấn công dân oan. Nhiều người trong số họ đã bị cưỡng bức lên xe chở thẳng về địa phương. Những người kháng cự, không chịu giải tán, bị công an dùng vũ lực ném lên xe như những con vật. Đối với dân oan kháng cự, công an dùng vũ lực đàn áp man rợ, có người bị hành hung bằng tay, chân, có người bị đánh bằng dùi cùi. Dù ém nhẹm, sự việc đã rõ như ban ngày. Những nhân chứng dân oan sống đã lần lượt tường trình chi tiết cuộc đàn áp, những âm thanh ghi nhận diễn tiến và hình ảnh của đêm 18/7 được phổ biến rộng rãi.

JPEG - 61.4 kb

Sau khi các bản tin từ hảng thông tin quốc tế như AFP, Reuter loan tin về cuộc biểu tình, đàn áp. Tổ chức Quan sát Nhân quyền (Human Rights Watch) đã phổ biến thư lên án. “Chính phủ Việt Nam liên tục tuyên bố cải tổ và tôn trọng các tiêu chuẩn về hiến định, tuy nhiên lại đàn áp cuộc biểu tình của nhân dân….Tổ chức Quan sát Nhân quyền kêu goị Việt Nam nên tôn trọng hơn nữa quyền biểu tình ôn hoà và lắng nghe nguyện vọng của công dân họ. Những quyền này đã được minh thị trong Hiến Pháp Việt Nam và luôn cả bản Công ước quốc tế về quyền dân sư và chính trị mà Việt Nam đã cam kết tôn trọng từ năm 1992…. Cuộc đàn áp vừa qua chứng minh nhà cầm quyền Hà Nội vẫn tiếp tục hạn chế các quyền căn bản của con người. Nếu Việt Nam thực tâm muốn trở thành một nhân tố trong cộng đồng thế giới, họ cần phải biết lắng nghe thay vì cứ đàn áp.” (1)

Trong khi đó, bà Dân biểu tiểu bang California Zoe Lofgren, đã gửi thư đến Chủ tịch nước Việt Nam, Nguyễn Minh Triết, phản đối hành động vi phạm nhân quyền, đàn áp những người biểu tình ôn hoà trước toà nhà Quốc Hội 2. Bà Zoe Lofgren viết “Tôi viết thư này để bày tỏ sự thất vọng trước phản ứng của nhà cầm quyền đối với cuộc biểu tình tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 18 tháng 7 năm 2007….. Là dân biểu, quan tâm sâu xa về nhân quyền cho Việt Nam, tôi quan tâm đến tin tức về cuộc đàn áp thô bạo những người dân oan đã biểu tình ôn hoà…. Dựa vào những nội dung trao đổi quan trọng về lãnh vực nhân quyền hồi tháng 7 khi ông Chủ tịch đến Mỹ đã thảo luận với bà Pelosi, Phát ngôn nhân Quốc Hội và nhiều dân biểu Hoa Kỳ, tôi thực sự thất vọng khi thấy nhà chức trách đã dùng vũ lực để đàn áp dân oan. Việt Nam cần phải tôn trọng hơn nữa các quyền của con người.” (2)

JPEG - 5.1 kb

Trước phản ứng của bà Dân biểu Zoe Lofgren về việc sử dụng bạo lực đàn áp dân oan, và dư luận đang lên án Hà Nội vi phạm nhân quyền. Nhất là thời điểm nhạy cảm, khi Quốc Hội Hoa Kỳ trong giai đoạn phê chuẩn dự luật do Dân biểu Chirstopher Smith đệ trình biện pháp chế tài Việt Nam vì vi phạm nhân quyền. Ông Nguyễn Tâm Chiến, đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ đã viết thư ngày 1 tháng 8 năm 2007 gủi bà dân biểu Zoe Lofgren.

Trong thư, ông Nguyễn Tâm Chiến cho biết nhận chỉ thị từ chủ tịch Nguyễn Minh Triết để trả lời về sự kiện đêm 18 tháng 7 năm 2007. Ông Chiến khẳng định, hoàn toàn không có sự kiện công an đàn áp. Những dân oan đã tự nguyện trở về nguyên quán sau khi các viên chức chính quyền địa phương đã lên ngay hiện trường, giải thích và vận động dân oan nên chấm dứt biểu tình. Theo giải thích của ông đại sứ Việt Nam, thông tin nói công an đàn áp dân oan bằng bạo lực là thông tín “láo”. Do đó, bức thư bà Zoe Lofgren lên án Hà Nội đàn áp đêm 18/7 không có cơ sở, chỉ dựa vào các nguồn thông tin chống nhà nước. Hơn nữa, theo lý luận của ông Nguyễn Tâm Chiến, dân oan khiếu kiện mang tính “cục bộ”, do những thay đổi và chậm chạp trong tiến trình giải quyết các “mâu thuẫn” trong xã hội Việt Nam . Vì vậy, sự kiện dân oan bị mất nhà, mất đất, bồi thường không tương xứng, phải sống cảnh đầu đường xó chợ, liên tục biểu tình từ nhiều năm nay chỉ là những chỉ dấu của xã hội đang trong đà phát triển, không phải là những biểu hiện của sự vi phạm “nhân quyền”.

Dù bao biện, cuộc đàn áp đêm 18 tháng 7 không thể che đậy được. Hàng ngàn dân oan đã bị công an dùng vũ lực đàn áp, cưỡng bức đưa về địa phương. Chỉ trong vài tiếng đồng hồ, cả ngàn dân oan đã bị giải tán, tất cả lều trại bị phá tung, biểu ngữ, băng rôn bị tịch thu, hiện trường nơi dân oan tập trung đã hoàn toàn bị tẩy xoá. Để làm công việc thô bạo này, công an tiến hành ban đêm thay vì ban ngày, huy động hàng ngàn công an, nổi và chìm, thậm chí họ sử dụng luôn cả lực lượng xã hội đen để răn đe. Sau đó, những cuộc truy lùng và bắt giam vẫn liên tục tiếp diễn. Ngày 3 tháng 8, ông Ngô Lướt, cư dân Phan Thiết, một nông dân từng tham gia cuộc biểu tình ở Sài Gòn đã bị hàng chục công an ập vào nhà bắt đi, cáo buộc tội vu khống nói xấu lãnh đạo. Nhiều người năng nổ khác trong cuộc biểu tình đã phải bỏ trốn trước sự khủng bố và truy nã của công an.

JPEG - 3.6 kb

Với những bằng chứng hiển nhiên như vậy, ông đại sứ Nguyễn Tâm Chiến vẫn mạnh dạn “chối”. Cho sự kiện đàn áp đêm 18/7 không có thật, mà còn bịa chuyện dân oan đã tự nguyện trở về lại địa phương. Quen thói nói láo, bất kể danh dự quốc gia và lòng tự trọng, những nhà lãnh đạo Hà Nội đánh mất bản chất “con người thật” của họ. Tất cả đều thể hiện “máy nói”. Nói theo chỉ thị, nói lấp liếm, nói sống sượng và nói láo không ngượng từ năm này sang năm khác cho dù bị thế giới khinh bỉ. Phát ngôn nhân của nhà cầm quyền Hà Nội liên tục nói láo “Việt Nam không có tù nhân chính trị, chỉ có những người phạm tội hình sự”. Tuy nhiên khi Hoa Kỳ và các quốc gia Châu Âu lên án đàn áp tù chính trị, đòi thả những nhà bất đồng chính kiến như Nguyễn Vũ Bình, Lê Quốc Quân, Bác sĩ Lê Nguyên Sang, ký giả Huỳnh Nguyên Đạo, luật sư Nguyễn Bắc Truyễn, Trần Quốc Hiền, Linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê thị Công Nhân, Nguyễn Thị Thuỳ Trang, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, Trần thị Lệ Hằng, Nguyễn Tấn Hoành, Đoàn Văn Diên v.v…Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam, ông Phạm Gia Khiêm trong chuyến công du Hoa Kỳ đã hứa hẹn sẽ trả tự do cho Nguyễn Vũ Bình và Lê Quốc Quân, mặc dù họ vẫn bị nhà cầm quyền coi là “không phải tù chính trị”.

Trong chuyến công du Hoa Kỳ, chủ tịch Việt Nam , Nguyễn Minh Triết đã tuyên bố hết sức ngây ngô “tôn trọng nhân quyền nên không nỡ đối xử tệ với nhân quyền”. Một cách mặc thị, ông Triết đã công nhận những đàn áp, bắt bớ các nhà dân chủ trong thời gian qua nằm trong phạm trù những người bị đàn áp về “nhân quyền”. Tức là những tù nhân chính trị, không phải tù hình sự như phát ngôn nhân Hà Nội đã cứ lập đi lập lại. Tuy nhiên, đối với ông Triết, nhân quyền không phải giá trị để cho những nhà lãnh đạo đảng CSVN bị ràng buộc. Họ có quyền đối xử ra sao cũng được. Có lợi thì đối xử tốt, không có lợi thì đối xử tệ. Tuỳ theo cảm quan của lãnh đạo mà đối xử “tệ” hay “không tệ” với nhân quyền. Với não trạng như vậy, ông Nguyễn Minh Triết chỉ thị cho đại sứ Nguyễn Tâm Chiến trả lời bà dân biểu Zoe Lofgren “láo” không có đàn áp đêm 18/7 và sự kiện dân oan không thuộc phạm trù nhân quyền. Đối với vấn đề khiếu kiện dân oan, nhà cầm quyền Hà Nội cho rằng đây là sự kiện không liên hệ đến lãnh vực nhân quyền. Cuối thư gửi bà Zoe Lofgren, ông Chiến nhấn mạnh “bản chất của những vụ việc khiếu kiện mà bà Dân biểu đề cập đến thuần tuý nằm trong lãnh vực bất đồng về đất đai, không phải là lãnh vực nhân quyền như những nguồn tin từ các thành phần không thiện cảm với nhà nước Việt Nam ” (3)

Khiếu kiện về đất đai của dân oan – mang tính quy luật – chỉ xảy ra trong các chế độ cộng sản đang lột xác, chạy theo hướng kinh tế thi trường. Những gì diễn ra ở Trung Quốc đều lần lượt xảy ra tại Việt Nam . Ngược lại, các quốc gia cộng sản khép kín như Cuba, Bắc Hàn, hay những nước cộng sản nhưng đã từ bỏ chế độ độc tài, đi theo con đường dân chủ như Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung Gia Lợi v.v…lại không có hiện tượng nổi bật – nhân dân bị nhà nước cướp đất, cướp nhà – để phục vụ cho chính sách kinh tế thị trường, dẫn đến thảm trạng khiếu kiện, dân oan hàng loạt như ở Việt Nam và Trung Quốc.

Chủ nghĩa Cộng sản thời mở cửa theo định nghĩa của nhân dân là “cộng hết tài sản nhân dân, phân đồng chia đều cho đảng viên Cộng sản”. Hậu quả, nhân dân bị đảng chiếm đoạt nhà cửa, tài sản, đất đai. Phải sống cảnh màn trời chiếu đất, trẻ em không học hành, bữa đói bữa no. Tội ác này bút mực nào ghi hết được. Đến cả Ông Trần Độ đã phải đau đớn thốt lên “chế độ này tàn ác hơn Tần Thủy Hoàng, dã man hơn cả Hitler”. Đối với cộng sản, tài sản riêng của nhân dân bị đánh đồng là tài sản chung của nhà nước, tức là của Đảng. Chính sách quốc hữu hoá tài nguyên quốc gia, tài sản chung gồm đất đai, nhà cửa, ruộng vườn, nhà máy, xí nghiệp, tư sản v.v…. được Đảng tự cho phép họ trở thành chủ nhân ông mới. Vì vậy, Hiến pháp Cộng Hoà Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam, được quốc hội thông qua từ 1992 đã minh thị công khai chủ quyền của Đảng trên chính tài sản của nhân dân như sau:

Điều 17 xác nhận: Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục điạ…..cùng các tài sản khác mà pháp luật qui định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân.

Điều 18 minh thị: Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cà nhân sử dụng ổn định lâu dài. …

Nói cách khác, đất đai từ bao đời mà cha ông để lại đã không thuộc quyền sở hữu của chính chúng ta nữa. Nhà nước Cộng sản mặc nhiên chiếm đoạt, tuyên bố làm chủ rồi giao đất lại cho chúng ta khai thác, sử dụng tạm. Bản Hiến Pháp, điều 17 và 18 khẳng định chính sách ăn cướp đất đai trắng trợn của nhân dân. Dựa vào căn bản này, các qui định nhà nước ban hành liên hệ về đất đai, nhà cửa chỉ để hợp pháp hoá hành vi ăn cướp. Việt Nam, giống như Trung Quốc, khi từ bỏ một phần nền kinh tế chủ nghĩa xã hội, đi theo con đường tư bản. Các chính sách đô thị hoá, thị trường hoá và phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở đã tạo cơ hội thuận lợi cho tham nhũng khai thác và hoành hành. Nhờ vậy, cán bộ đảng viên địa phương lạm quyền, toa rập và phù phép để chiếm đất, ruộng vườn, nhà cửa của nhân dân. Hậu quả từ những hành động này, hàng triệu gia đình Việt Nam trở thành kẻ không nhà, người bị mất đất, mất ruộng vườn, kẻ bị dỡ nhà vì đất thuộc khu vực qui hoạch, giải tỏa mặt bằng cho các dự án công cộng, kế hoạch kinh doanh. Những bồi thường nhỏ giọt, tượng trưng, không công bằng, bị đảng viên tham nhũng, ăn chận. Những đàn áp thô bạo, mất nhân tính, không ràng buộc bởi pháp luật vì Đảng đứng trên pháp luật là nguyên nhân gây ra cảnh dân oan khiếu kiện. Hậu quả, dân oan khắp nước, lê lết từ Bắc xuống Nam, nghèo đói, uất ức, sống cảnh không nhà nhiều năm, bị chính quyền đày đoạ và bỏ rơi, oán hận chất chồng là thảm trạng cho cả dân tộc. Hiện tượng dân oan khiếu kiện, thảm cảnh bất công, chèn ép xảy ra khắp nước. Chính quyền coi dân như cỏ rác, quay lưng lại nỗi đau khổ của nhân dân chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử dân tộc Việt.

Sự mâu thuẫn về chiếm dụng đất đai giữa nhà nước và nhân dân, những kêu gào đòi bồi thường kéo dài hàng chục năm không giải quyết, những quyết định độc đoán, tàn bạo và khinh thường nhân quyền đã ảnh hưởng trực tiếp và tác động sâu xắc đến tâm lý, tình cảm, đời sống, tương lai và số phận của hàng triệu người vô tội. Thực chất, chỉ vì chế độ cộng sản đã liên tục vi phạm các quyền căn bản mà nhân loại đã tôn vinh. Trong đó, xác nhận con người, bất kể sống ở đâu, có quyền sở hữu tài sản cá nhân bao gồm nhà cửa, ruộng đất, quyền được sống và cư ngụ trong căn nhà của mình và quyền phải được bồi thường một cách công bằng, chính đáng. Bản Hiến Chương Quốc tế Nhân quyền, khi đề cập đến quyền con người, liên hệ đến các khiá cạnh quyền sỡ hữu tài sản, quyền cư trú và bồi thường đã minh thị rõ trong các điều 8, điều 12 và 17.

Điều 8; “Mọi người đều có quyền được bồi thường thoả đáng trước các toàn án quốc gia đầy đủ thẩm quyền về các hành vi vi phạm các quyền căn bản, do Hiến pháp và Luật pháp quy định”. Điều 12; xác nhận “Không một ai bị xâm phạm một cách độc đoán về đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở…..” và điều 17; khẳng định “Mọi người đều có quyền sở hữu tài sản cho riêng mình….không ai cho thể bị tước đoạt tài sản của mình một cách độc đoán.”

Tuy nhiên, những quyền này, về nguyên tắc đi ngược lại bản chất của chủ nghĩa cộng sản, mâu thuẫn và xung đột nhau như nước với lửa. Coi nhân quyền rẻ rúng là đặc tính của chế độ độc tài, toàn trị. Việt Nam, xuất phát từ bản chất nhà nước cộng sản, công an trị, nên càng vi phạm nhân quyền một cách có hệ thống, khắc nghiệt và man rợ hơn các chế độ độc tài khác. Dân oan khiếu kiện, bị nhà nước dùng luật “quốc hữu hoá” để chiếm đoạt tài sản, đất đai ruộng vườn, phá huỷ nhà cửa và bồi thường không thoả đáng là bằng chứng xác nhận nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam đã và đang vi phạm thô bạo nhân quyền của dân oan. Nói cách khác, những vụ việc khiếu kiện về đất đai, dân oan biểu tình khắp nước là hệ quả từ chính sách khinh thường và chà đạp các giá trị nhân quyền. Nhà nước Việt Nam là thủ phạm gây ra thảm cảnh “dân oan”, lại không thể giải quyết thoả đáng các nguyện vọng của “dân oan”.

BMP - 80 kb

Hiện nay, bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền đã được công nhận như giá trị mẫu mực để nhân loại và các dân tộc trên thế giới thừa nhận. Việt Nam tự nguyện cam kết là thành viên của Liên Hiệp Quốc, đang phấn đấu để giữ chiếc ghế đại diện vùng Á Châu trong Hội đồng Bảo an. Trong bối cảnh đó, Hiến pháp CHXHCNVN phải được viết lại vì đất nước đang từng bước hội nhập vào dòng chính của nhân loại, đi theo con đường kinh tế thị trường. Những điều khoản không hợp lý, vi phạm thô bạo và ức chế quyền con người, ngược với tinh thần bản Hiến chương Quốc tế Nhân quyền phải được huỷ bỏ. Những luật lệ, chính sách áp dụng dựa trên bản Hiến Pháp lạc hậu năm 1992 cần điều chỉnh và giải quyết rốt ráo, công bằng cho phù hợp với xu thế mới của thời đại. Nhất là đối với những lãnh vực nóng như đất đai, nhà cửa, giải tỏa và đền bù. Sau cùng, những lãnh đạo nước như ông Nguyễn Minh Triết, ông Nguyễn Tâm Chiến cần đọc lại các văn bản quốc tế, tham khảo các tài liệu căn bản về quyền con người. Để có tầm nhìn mới, phù hợp với tình thế mới, hiểu rõ và tôn trọng hơn nữa giá trị mới “nhân quyền” để khi phải ứng xử với bên ngoài, tránh cho quốc thể bị nhục.

(1) “The Vietnamese government repeatedly says it’s committed to reform and the rule of law, yet it stops citizens from peacefully protesting about abuse by local officials,” said Richardson . Human Rights Watch urged the Vietnamese government to respect the protesters’ rights to peacefully gather and air their grievances. These rights are guaranteed by the Vietnamese constitution and the International Covenant on Civil and Political Rights, to which Vietnam acceded in 1992.

“The crackdown on this demonstration shows Hanoi continues to curtail people’s rights,” said Sophie Richardson, deputy Asia director at Human Rights Watch. “If Vietnam really has joined the community of nations, it should tolerate dissent, not crush it.” (19/7/2007)

(2) “I am writing to express my serious disappointment regarding the treatment of the peaceful protesters in Ho Chi Minh City on July 18, 2007…. As a Member of Congress who has advocated for human rights in Vietnam , I am very concerned about these reports of police violence at a peaceful sit-in. ….Given the discussion of the importance of human rights at your June 2007 meeting with Speaker Pelosi and Members of Congress, I am disappointed and disturbed by the reports of police brutality in Ho Chi Minh City on July 18, 2007. I expect to see the Government of Vietnam pay serious attention to human rights.”

(3) Therefore, the nature of the recent disputes that you have mentioned is related to land dispute, not human rights abuses as falsified by some unfriendly sources to Vietnam.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.