Tham nhũng và tài sản phi pháp tại Việt Nam tại Hội Nghị Quốc Tế Chống Tham Nhũng IACC 2022

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đại diện của nhóm cộng đồng và hội đoàn tại Hoa Kỳ, Liên Âu, Nhật – với sự hỗ trợ của Việt Tân – đã cùng tiến hành công tác Global Magnitsky trong 6 năm qua, đã tham dự Hội nghị IACC 2022 nhằm quảng bá vấn nạn trấn áp, giết người quy mô, tham nhũng, chiếm đoạt tài sản của người khác trên bình diện rộng tại Việt Nam đến công luận thế giới.

Hội Nghị Quốc Tế Chống Tham Nhũng (International Anti Corruption Conference –  IACC) do Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International -TI) tổ chức đã diễn ra trong các ngày 6-10/12/2022 tại Omni Shoreham Hotel, thủ đô Washington DC, Hoa Kỳ với sự tham dự của hơn 2.000 người thuộc các tổ chức xã hội dân sự, báo giới, chính giới Hoa Kỳ và quốc tế.

Hội nghị quy tụ các thành viên các NGO từ khắp nơi như Phi Châu, Á Châu, Đông Âu đến chia sẻ kinh nghiệm điều tra và tố cáo tham nhũng, cũng như giúp chính quyền các nước và các nhà đầu tư sao cho minh bạch, giảm thiểu ảnh hưởng và kẽ hở cho tham nhũng (như: REDRESS/UK Anti-Corruption Coalition, CivicDataLab, Democracy Plus, SEEK Initiative, Open Contracting Partnership, Transparency International, Public Citizen, The League of Conservation Voters, Citizens for Responsibility and Ethics,…) dựa trên Công Ước Liên Hiệp Quốc Chống Tham Nhũng (UNCAC 2003) mà Việt Nam đã ký kết vào ngày 19/8/2009 và một số tài liệu và nghiên cứu của Chương Trình Phát Triển LHQ (UNDP), Ngân Hàng Thế Giới (World Bank)… như Stolen Asset Recovery Initiative (StaR).

Dịp nầy, đại diện của nhóm cộng đồng và hội đoàn tại Hoa Kỳ, Liên Âu, Nhật – với sự hỗ trợ của Việt Tân – đã cùng tiến hành công tác Global Magnitsky trong 6 năm qua, đã tham dự Hội nghị IACC 2022 nhằm quảng bá vấn nạn trấn áp, giết người quy mô, tham nhũng, chiếm đoạt tài sản của người khác trên bình diện rộng tại Việt Nam đến công luận thế giới. Qua các tài liệu do nhóm thực hiện như Shadow Report I, Shadow Report II, các Petition Report về vụ Đàn áp Phái đoàn Giáo xứ Song Ngọc, Giết người chiếm đất tại Đồng Tâm, Tài sản phi pháp tại Việt Nam,… hơn 100 quan chức cao cấp CSVN đã bị đề nghị trừng phạt theo tinh thần của đạo luật Global Magnitsky (cấm nhập cảnh, niêm phong và thu hồi tài sản phi pháp).

Hội Nghị đã diễn ra trong 5 ngày, với nhiều nhóm chủ đề quan trọng trong các phiên khoáng đại (plenaries) và các nhóm làm việc (working sessions). Các chủ đề bao gồm:

– Chủ đề 1: Uprooting corruption: Global security demands a global response;
– Chủ đề 2: Defending the defenders, those who uncover the truth and the victims of corruption and the violations of human rights;
– Chủ đề 3: Building the path towards a fair and sustainable future;
– Chủ đề 4: Overcoming corruption in a race against the climate crisis;
– Chủ đề 5: Ending dark markets, criminal networks and cross border crimes;
– Chủ đề 6: Fighting Greed, kleptocracy, oligarchs, money laundering and their enablers;
– Chủ đề 7: Focus Track: The future of the fight against corruption.

Một số diễn giả là chính giới cao cấp Hoa Kỳ như Cố vấn An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ Jake Sullivan, Ngoại trưởng Antony Blinken (online); Bộ trưởng Ngoại giao Na Uy Bjørg Sandkjær, cựu Phó Tổng thống kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Panama Isabel Saint Malo, David Malpass Chủ tịch Ngân Hàng Thế Giới,…

Đại diện Nhóm Công tác Global Magnitsky đặc biệt quan tâm đến nhóm chủ đề thứ 6 (Fighting Greed, kleptocracy, oligarchs, money laundering and their enablers). Đại diện nhóm đã trao đổi, thu thập được nhiều liên lạc với các NGO quan tâm đến vấn đề chống tham nhũng, minh bạch,… cần thiết cho các công tác vận động trong tương lai.

Nhân dịp này, tài liệu tiếng Anh “Illegal Asset in Republic Socialist of Vietnam” (tài sản phi pháp tại Việt Nam) đã được phổ biến đến một số đại diện NGO và chính giới Hoa Kỳ. Tài liệu nêu lên sự liên hệ của nhiều thành phần tại Việt Nam với các dịch vụ chuyển tiền để rửa tiền, che dấu gốc tích tài sản tại các thiên đường thuế khóa (tax heaven), qua các bình phong trung gian (puppet master) trong Hồ sơ Panama Leaks và Offshore Leaks do tập hợp ICIJ (International Consortium of Investigative Journalists) công bố.

Tài liệu cũng trình bày với nhiều chi tiết trường hợp Tập đoàn Viettel viễn thông của quân đội, đã cấu kết với lãnh dạo CSVN trong vùng Hà Nội, nhằm chiếm đoạt khu đất, nhà ở của người dân tại Đồng Tâm, và giết chết cụ Lê Đình Kình, tuyên án tử hình 2 người con của cụ, cũng như ra án tù nặng nề cho người cảnh báo (whistleblower) là bà Cấn Thị Thêu và 2 người con Trịnh Bá Tư và Trịnh Bá Phương.

Trong phần phụ bản, một số hình ảnh các dinh thự tráng lệ trị giá hàng triệu đô-la của một số cán bộ CSVN cấp trung (cấp tỉnh, huyện, cán bộ địa phương) cho thấy tầm vóc của vấn nạn tham nhũng tại Việt Nam, trong lúc lợi tức trung bình của người dân chỉ khoảng 2.700 Mỹ kim/năm và lương cấp bộ trưởng chỉ khoảng 12.000 Mỹ kim/năm.

Đặng Vũ Chấn

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.