Thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

(31.12.2012) – Sàigòn – “Những người đang tuổi trung niên chấp nhận hy sinh sự nghiệp, hy sinh hạnh phúc gia đình, những bạn trẻ đang tràn trề sức sống, hy sinh tương lai, hy sinh tất cả để tranh đấu cho tự do dân chủ, cho nền độc lập quốc gia, cho toàn vẹn lãnh thổ. Đó chính là niềm hy vọng của dân tộc, của tổ quốc trong hoàn cảnh bi đát hôm nay”. Cha Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, dòng Phanxicô đã nói như trên khi giảng trong thánh lễ cầu nguyện cho công lý hòa bình tại nhà thờ Gx Đức Mẹ HCG Sàigòn, lúc 20 giờ ngày 30.12.2012.

Thánh lễ do cha Antôn Lê Ngọc Thanh chủ tế. Cha Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, dòng Phanxicô giảng. Đồng tế còn có cha Anrê Đỗ Xuân Quế thuộc dòng Đaminh, 4 cha trong tu viện DCCT Sàigòn, hơn 1000 giáo dân. Ngoài ra cũng có một số người không phải là tín hữu Công giáo tham dự.

Trước thánh lễ, cha Giuse Đinh Hữu Thoại thông báo cho cộng đoàn những ý cầu nguyện trong thánh lễ, cụ thể: Cầu nguyện cho các blogger ở Sàigòn tiếp tục bị xét xử bất công. Cầu nguyện cho các thanh niên Công giáo và Tin lành sắp bị đưa ra xét xử tại Nghệ An vào đầu tháng 01.2013. Cầu nguyện cho gia đình luật sư Giuse Lê Quốc Quân. Cầu nguyện cho những nạn nhân của công an, những người bị chết oan. Và ngài cũng nhắc cầu nguyện cho chính những người có quyền lực trong tay đang ra những đau khổ cho người khác.

Thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình luôn thu hút được đông đảo anh chị em tham dự

Thánh lễ do cha Antôn Lê Ngọc Thanh chủ tế và cha Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, OFM giảng lễ

Bài giảng của cha Nguyễn Ngọc Tỉnh trong thánh lễ đã “vượt ra khỏi cái gia đình nhỏ bé của mỗi chúng ta để nói đến một gia đình rộng lớn hơn, đó là quê hương, là đất nước, là tổ quốc, là dân tộc.”

Nhìn sang các nước dân chủ như Anh, Mỹ, cha Ngọc Tỉnh nhấn mạnh: “Quyền lợi của đảng phái phải dành chỗ cho quyền lợi thiêng liêng của quốc gia.”

Sau khi đã nhắc tới một số nhân vật như Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, cha Ngọc Tỉnh lặp lại một số tâm tình của nhà văn Chu Mạnh Hảo, nhà thơ Đỗ Trung Quân…nói về lòng yêu nước, về “nỗi đau” khi bị chính người đồng bào đánh đập trong những lần họ xuống đường bày tỏ lòng yêu nước chống Trung Quốc xâm lược.

Đề cập đến những mẫu gương hy sinh vì quê hương dân tộc, cha Ngọc Tỉnh nhắc trược tiếp đến một số nhân vật với những thế hệ già trẻ đang bị chính quyền đe dọa, đàn áp, cầm tù. Ngài cũng nhắc tới hai giám mục như tấm gương về lòng yêu nước: Đức Hồng Y Phanxicô X. Nguyễn Văn Thuận và Đức Cha Vinhsơn Nguyễn Văn Long thuộc Úc Châu.

Trước khi ban phép lành cuối lễ, các cha đồng tế và cộng đoàn đã hướng về hang đá Giáng Sinh đọc kinh cầu nguyện cho nước Việt nam được công bằng và tự do bằng 3 kinh Kính Mừng, kinh Lạy Nữ Vương, 1 lời cầu với Đức Mẹ HCG và 1 lời cầu với Tổng lãnh thiên thần Micaen.

Thánh lễ kết thúc lúc 21 giờ 30. Khi mọi người ra về, mỗi người nhận được một tấm card hướng dẫn cầu nguyện cho nước Việt nam được công bằng và tự do. Theo cha Antôn Lê Ngọc Thanh, từ khi Truyền thông Chúa Cứu Thế kêu gọi mọi người “Cầu nguyện cho Việt nam được công bằng và tự do”, đến nay đã có hơn 10.000 tấm card được phát ra.

Cộng đoàn cầm nến sáng trên tay cầu nguyện sau bài giảng

Một số anh chị em không phải là Công giáo cũng thường xuyên tới tham dự thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình vào mỗi Chúa nhật cuối tháng

PV.VRNs

Nguồn: VRN

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.