“Thánh rắc hành” Bùi Tuấn Lâm bị kết án 5 năm 6 tháng tù, luật sư nói bản án không công bằng

Ông Bùi Tuấn Lâm trong một lần nấu ăn từ thiện trước khi bị bắt giam. Ảnh: FB Peter Lam Bui
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nhà hoạt động Bùi Tuấn Lâm, người nổi tiếng với biệt danh “thánh rắc hành”  bị Toà án Nhân dân thành phố Đà Nẵng kết án năm năm sáu tháng tù giam và bốn năm quản chế trong một phiên toà mà luật sư cho là vi phạm tố tụng nghiêm trọng.

Ông Lâm, 39 tuổi, bị bắt ngày 07/9/2022, chín tháng sau khi ông đưa video clip rắc hành mà nhiều người cho rằng ám chỉ việc Bộ trưởng Công an Tô Lâm ăn thịt bò dát vàng ở một tiệm ăn sang trọng ở London lên YouTube. Ông bị cáo buộc “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Khoản 1, Điều 117 của Bộ luật Hình sự.

Trong phiên toà ngày 25/5, ông Lâm hai luật sư Lê Đình Việt và Ngô Anh Tuấn của Đoàn luật sư Hà Nội bào chữa. Phiên toà kết thúc vào lúc 12 giờ 15 trưa. Luật sư Việt nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) ngay sau khi rời khỏi phòng xử án, an ninh cho phiên tòa được siết chặt, hai luật sư bị nhân viên an ninh kiểm tra rất kỹ trước khi bước vào phòng xử án trong khi không một người thân nào của ông Lâm được phép vào quan sát.

Ông cho biết thân chủ của mình rất bình tĩnh trong suốt quá trình xử án, hợp tác với toà:

“Quan điểm của ông Bùi Tuấn Lâm là thừa nhận một số hành vi nhưng không xác định đó là hành vi phạm tội, vì ông cho rằng đó là thực hành quyền tự do ngôn luận.”

Ông Việt cho biết đồng nghiệp của mình, ông Ngô Anh Tuấn bị chủ toạ phiên toà cho cảnh sát tư pháp đuổi ra khỏi phòng xử án khi đến phần tranh luận giữa luật sư bào chữa và đại diện Viện Kiểm sát thành phố. Ông nói:

“Khi sang phần tranh luận, giữa Luật sư Ngô Anh Tuấn và đại diện Viện Kiểm sát có những bất đồng. Ông Ngô Anh Tuấn yêu cầu đại diện VKS phải tranh luận để làm rõ những quan điểm của mình và việc đó bị thẩm phán Nguyễn Anh Tuấn ngăn cản.

Sau đó, thẩm phán Nguyễn Anh Tuấn yêu cầu lực lượng bảo vệ đưa Luật sư Ngô Anh Tuấn có phản ứng lại việc mình bị đưa ra ngoài một cách vô lý như thế thì tiếp tục bị thẩm phán chủ toạ buộc ra ngoài.”

XEM THÊM:

Ngoài ra, Luật sư Việt còn chỉ ra việc thực thi pháp luật không được thực hiện đầy đủ trong quá trình giải quyết vụ án, ông cho rằng mình có căn cứ đầy đủ và nêu rất rõ ở toà rằng các kết luận giám định các bài viết, video dùng để buộc tội ông Lâm có rất nhiều vi phạm, trong đó là vi phạm về thẩm quyền giám định, vi phạm về tư cách của người giám định, thậm chí có những cái vi phạm những nguyên tắc cơ bản của luật giám định tư pháp.

Luật sư Việt, người từng tham gia bào chữa trong nhiều vụ án chính trị trong nhiều năm qua, kết luận:

“Theo quan điểm của tôi thì với những tình tiết và diễn biến phiên toà hôm nay, việc ra bản án chưa đảm bảo cái sự khách quan cũng không đảm bảo quyền lợi hợp pháp của bị cáo Bùi Tuấn Lâm.”

Ông cho biết thêm, ngay sau khi chủ toạ phiên toà công bố bản án, thân chủ của ông tuyên bố sẽ kháng cáo.

Theo cáo trạng ban hành bởi Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Đà Nẵng, ông Lâm bị cho là đăng tải 19 bài viết trên danh khoản Facebook “Peter Lam Bui” và 25 video và bài viết lên kênh YouTube trong thời gian từ ngày 17/4/2020 đến ngày 26/7/2022 với nội dung bị cho là “xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân” và “bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân.”

Cáo trạng không nhắc gì đến hành động rắc hành, nhại lại động tác của “thánh rắc muối” Salt Bae trong video đút món bò dát vàng đắt đỏ cho Bộ trưởng Công an Tô Lâm ăn tại nhà hàng sang trọng ở London, khi ông này tháp tùng Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự hội nghị về biến đổi khí hậu COP26.

Người thân bị sách nhiễu, đánh đập

Em trai của ông Bùi Tuấn Lâm, ông Bùi Quang Khiêm cho biết gia đình tám người của ông Lâm sáng 25/5 lên tòa án Đà Nẵng để yêu cầu được tham dự phiên tòa nhưng không được phép, với lý do phải có giấy triệu tập của tòa án.

Công an chặn tất cả các đường dẫn tới khu vực toà án, và bố trí nhân viên dày đặc, không cho người dân đi vào khu vực này.

Ông cho biết khi gia đình ngồi ở ngoài toà, an ninh cho người đến quấy rối. Khi phiên toà kết thúc, luật sư đi ra và nói chuyện với gia đình. Khi đó, công an kéo tới hành hung. Ông thuật lại:

“Một đám công an nữ 7-8 đứa quay vào chụp chị Lâm nói là vì chị Lâm chụp ảnh. Gia đình xông vào để cản ra. Mình và em Minh bị một đám an ninh mười mấy thằng đánh hai anh em bầm dập.

Nó đánh vô đầu, vô cổ, nó bóp cổ rồi bịt miệng rồi nó chà xuống đường. Nói chung là cổ rách, tay cũng rách, lưng bầm dập. Nó đánh nhiều lắm.”

Những người mặc thường phục lôi ông Bùi Quang Khiêm và Bùi Quang Minh lên xe 16 chỗ rồi đưa tới Ủy ban Nhân dân phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, sau đó bà Lê Thanh Lâm cũng bị dẫn giải về đây và họ bị đưa vào ba phòng khác nhau.

Hai em trai của ông Lâm được trả tự do lúc khoảng 2 giờ. Công an còn giữ bà Lâm lại, và cho người mang thiết bị tới để phá khoá điện thoại của bà vì muốn xoá hình ảnh bà chụp được xung quanh tòa án, ông Khiêm nói và cho biết thêm không rõ khi nào bà Lâm được về nhà.

Phóng viên gọi điện cho Công an phường và Ủy ban Nhân dân phường Hòa Cường Bắc để kiểm chứng thông tin ông Khiêm cung cấp nhưng hai người trực máy của hai cơ quan này nói họ không giữ ai cả, và đề nghị phóng viên đến tận nơi xác minh.

Bình luận về bản án đối với anh trai mình, ông Khiêm nói:

“Bản án này là một bản án bất nhân, đi ngược lại với tính dân chủ và quyền con người. Anh Lâm chỉ là một người dân bày tỏ quan điểm của mình.”

Một người khác trong gia đình cho biết nhiều an ninh mặc thường phục và đeo khẩu trang bịt mặt đã lảng vảng ở khu vực gần nhà ông Lâm từ ba hôm trước để theo dõi mọi hoạt động của gia đình.

Không chỉ đưa người canh gác gần nhà riêng của ông Lâm, công an còn cho người đến gần nhà riêng của một số người hoạt động và thân nhân tù nhân lương tâm ở Hà Nội, trong đó có bà Phạm Thị Lân, vợ của nhà báo Nguyễn Tường Thuỵ, một blogger của RFA, người đang thụ án tù 11 năm về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước.”

Công an Hà Nội cũng triệu tập bà Đỗ Thị Thu, vợ của tù nhân lương tâm Trịnh Bá Phương, lên trụ sở công an phường Dương Nội để làm việc vào sáng 25/5 về việc “đưa thông tin và chia sẻ trên mạng xã hội Facebook.” Trong buổi làm việc, công an cũng tra khảo về mối quan hệ giữa bà với gia đình tù nhân lương tâm khác, trong đó có gia đình Bùi Tuấn Lâm.

Ông Lâm là nhà hoạt động thứ tư bị kết án theo Điều 117 kể từ đầu năm đến nay. Ba người còn lại là blogger Nguyễn Lân Thắng của RFA và ông Trương Văn Dũng đều bị án sáu năm tù còn ông Trần Văn Bang bị án tám năm tù giam.

Nguồn: RFA

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.