Luật sư bào chữa không đến dự, phiên tòa xử thầy giáo Nguyễn Đăng Tĩnh phải hoãn

Thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh, người dạy học sinh hát bài "Trả Lại Cho Dân" sẽ bị đưa ra tòa án Nghệ An với cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước" ngày 17/10 tới đây.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Toà án tỉnh Nghệ An hôm nay, 17 tháng Mười, 2019, đã buộc phải hoãn phiên toà xét xử thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh, vì các luật sư bào chữa đã không hiện diện tại toà án để phản đối thẩm phán Nguyễn Đăng Phồn không hành xử đúng theo Luật Tố Tụng Hình Sự, gây cản trở các luật sư tác nghiệp.

Ngay tại phiên toà, thầy Nguyễn Năng Tĩnh đã yệu cầu toà hoãn phiên xét xử vì không có luật sư bào chữa hiện diện. Toà án đã bắt buộc phải chấp thuận yêu cầu này của thầy Tĩnh.

Trước đó, hôm 10 tháng Mười, 2019, Tòa án tỉnh Nghệ An đã ra quyết định xét xử sơ thẩm thầy giáo dạy nhạc Nguyễn Năng Tĩnh với cáo buộc “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam.”

Tuy nhiên, hai luật sư của thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh, là Luật Sư Nguyễn Văn Miếng và Luật Sư Đặng Đình Mạnh đã không được sao chụp hồ sơ vụ án để làm căn cứ bào chữa.

Trong bài viết về vụ án trên Facebook cá nhân, Luật Sư Nguyễn Văn Miếng cho biết Thẩm Phán Nguyễn Đăng Phồn nói rằng hồ sơ vụ án của ông Tĩnh là “hồ sơ mật về an ninh quốc gia nên không thể sao chụp.”

Bởi thế, LS Nguyễn Văn Miếng và LS Đặng Đình Mạnh đã nộp đơn đề nghị hoãn phiên tòa nhưng đã không nhận được trả lời của toà án. Để phản đối hành vi ngăn cản luật sư làm việc bào chữa cho thân chủ của mình, các luật sư của thầy Tĩnh đã không đến toà án vào sáng hôm nay.

Ngay tại phiên toà diễn ra sáng nay, thầy Nguyễn Năng Tĩnh đã yêu cầu toà hoãn phiên xét xử vì không có luật sư bào chữa hiện diện. Toà án đã bắt buộc phải chấp thuận yêu cầu này.

Ông Nguyễn Năng Tĩnh, sinh năm 1976, giáo viên Trường Cao Đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật Nghệ An được nhiều người biết đến với đoạn video clip dạy các em nhỏ cùng hát bài “Trả lại cho dân” với những câu như là “Trả lại đây cho nhân dân tôi, quyền tự do, quyền con người, quyền được nhìn được nghe, được nói…”

Ông bị cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Nghệ An bắt giam vào ngày 29 tháng 5.

Nhiều buổi lễ cầu nguyện cho thầy Nguyễn Năng Tĩnh đã được tổ chức tại Nghệ An. Một số tổ chức nhân quyền quốc tế cũng đã lên tiếng kêu gọi nhà nước CSVN trả tự do cho thầy Tĩnh, vì việc chia sẻ thông tin, nêu quan điểm trên mạng xã hội là quyền tự do ngôn luận của người dân.

Facebook Việt Tân

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Điểm nghẽn nào ở đây?

Chính phủ cần đưa ra các thống kê đúng về môi trường, cụ thể môi trường của Hà Nội hiện nay. Độ ô nhiễm là bao nhiêu? Do các nguyên nhân chính nào? Lộ trình giải quyết các nguyên nhân chính ấy ra sao?

Khi chính phủ ra lệnh cấm xe máy xăng trên đường trục của thủ đô rất tiếc không kèm theo các thông tin về độ ô nhiễm tổng thể ấy.

11 triệu: 7 năm tù – Hàng ngàn tỷ: 3 năm ân xá

Cách đây chưa lâu, chính chúng tôi bị nghe “dạy dỗ” là phải dùng đại từ nhân xưng “ông” cho một tội phạm vốn trước đây là quan chức chứ không được dùng “sẵng” chỉ mỗi tên riêng.

Giờ thì nhìn vào người thầy, lấy công làm lời, bị xử 7 năm tù vì tham ô có 10,7 triệu đồng. Tôi tự hỏi, tại sao thầy không “khắc phục hậu quả” để hưởng khoan hồng nhỉ?

Ảnh minh họa: Tuổi trẻ thủ đô

Chủ trương, ngoài đúng còn phải công bằng

Chú em nói đúng. Một thế giới cần lao mấy chục triệu người đang chạy xe xăng để kiếm cơm hằng ngày, có những chiếc giá chỉ vài ba triệu đồng, không dễ gì đổi thành xe điện vài chục triệu. Nếu nhà nước thực sự muốn tốt môi trường và lo cho dân, hãy cho dân khoản tiền sắm sửa ban đầu ấy, khó gì chuyện dân ủng hộ chủ trương.

Những hệ lụy khi cấm xe máy xăng trong nội đô

Việc thủ tướng công bố Hà Nội cấm xe xăng trong phạm vi Vành đai 1 (nội đô), mình cho là quá vội vã. Lẽ ra việc này nên cần một lộ trình chuyển đổi từ 3-5 năm. Cần thông báo công khai cho người dân và thực hiện cho đúng.