Thời Sự

Một bộ đội Mìền Bắc với vẻ trầm tư trên bậc thềm tòa nhà Quốc Hội VNCH 30/4/75.

Sài Gòn Thương Mến

Nhà văn Nguyễn Tường Thụy là “bộ đội giải phóng” vào Sài Gòn tháng Tư, năm 1975. Yêu Sài Gòn nên ông đã lên tiếng. “Sài Gòn thương mến” là một trong 6 bài thơ của ông. Nay ông bị kết án 11 năm tù vì đấu tranh cho quyền làm người.

Toán lính Thụy Điển tuần tiễu ở Stockholm, tháng 3, 2017. Ảnh: Tiansheng Shi/ Xinhua/ Redux

Sự mở rộng của NATO ở Bắc Âu

Trước khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tiến hành cuộc xâm lược Ukraine, câu hỏi về tư cách thành viên NATO hầu như không nằm trong cuộc tranh luận chính trị ở Phần Lan và Thụy Điển. Cả hai nước đều có lịch sử lâu dài về việc không liên kết quân sự, và mặc dù họ đã từng bước theo đuổi việc hợp tác chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ và NATO, và các chính trị gia ở cả hai nước từ lâu đã ủng hộ tư cách thành viên, việc gia nhập NATO hầu như không được coi là một vấn đề cấp bách

Hình ảnh những ngôi mộ tập thể, những xác chết của thường dân vô tội nằm rải rác trên đường phố ở Ukraine đã không khiến ông Tập Cận Bình quan tâm nhắc đến tại Diễn Đàn Châu Á Bác Ngao 2022 tổ chức tại Hải Nam, Trung Quốc. Ảnh: Youtube Việt Tân

Diễn giải bệnh hoạn của Tập Cận Bình và Putin về “hòa bình” và “an ninh”

Hình ảnh những ngôi mộ tập thể, những xác chết của thường dân vô tội nằm rải rác trên đường phố ở Ukraine tiếp tục xuất hiện khiến thế giới ngày càng kinh hoàng trước sự tàn bạo của quân xâm lược Nga.

Thế nhưng theo nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, mối đe dọa lớn đối với hòa bình thế giới không phải là kẻ sát nhân Vladimir Putin mà là “tâm lý Chiến Tranh Lạnh” của phương Tây – các quốc gia đang sử dụng các biện pháp trừng phạt để cố gắng chấm dứt các cuộc tàn sát, Tập Cận Bình đã phát biểu qua video hôm 21 tháng Tư tại Diễn Đàn Thường Niên Châu Á Bác Ngao 2022 (Boao Forum for Asia 2022) tổ chức tại tỉnh Hải Nam, Trung Quốc.

Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin (phải) và Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson. Ảnh chụp màn hình Youtube Việt Tân

Phần Lan và Thụy Điển quyết định

Khi ông Putin chính thức yêu cầu NATO phải ngưng thâu nhận các hội viên mới, các nước Âu Mỹ đã trả lời bằng quan niệm chủ quyền quốc gia: Không nước nào có thể ép buộc các nước khác gia nhập hay không gia nhập bất cứ liên minh nào.

Hai nước Phần Lan và Thụy Điển có thể trở thành hội viên NATO trong mấy tháng tới. Chủ trương ngoại giao của ông Vladimir Putin thất bại. Đây cũng là một bài học cho ông Tập Cận Bình.

Tam giác quan hệ Việt – Nga – Trung trong tình hình mới

Những người thân phương Tây thường cho rằng, ủng hộ kẻ xâm lược thì có nghĩa rằng chấp nhận bị xâm lược tương tự. Nhưng quan điểm của (CS) Việt Nam lại không như thế.

Các nhà lãnh đạo (CS) Việt Nam có lẽ cho rằng, mối đe dọa xâm lược Việt Nam duy nhất chỉ là từ Trung Quốc và Trung Quốc sẽ không bao giờ xâm lược một thuộc quốc ngoan ngoãn. Giống như Nga đã không xâm lược nước Ukraine dưới chế độ chư hầu. Vì thế, Việt Nam cứ tỏ ra là thần phục thì sẽ không lo bị tấn công.

“Thần tốc xét nghiệm trên diện rộng” không thể vô can

Giống như vụ scandal Việt Á – thủ tướng Việt Nam hoàn toàn không hề hấn gì dù chỉ đạo và đốc thúc thực hiện “thần tốc xét nghiệm trên diện rộng,” ông lại hoàn toàn vô can trong scandal “giải cứu,” cho dù rõ ràng Công Điện số 540/CĐ-Ttg đã tạo ra mớ bùng nhùng như đã thấy.

Dạo qua Sở Giao Dịch Chứng Khoán Thượng Hải, tháng 2/2020. Ảnh: Aly Song/ Reuters

Thời kỳ tăng trưởng chậm ở Trung Quốc

Vào tháng Mười Hai, 2017, Hoa Kỳ đã cập nhật Chiến Lược An Ninh Quốc Gia của mình, thực hiện hai sửa đổi đáng chú ý: Coi Trung Quốc và một số quốc gia phi tự do khác là đối thủ cạnh tranh chiến lược và công nhận cạnh tranh kinh tế là trọng tâm của các cường quốc. Kể từ đó, Washington đã sử dụng các công cụ kinh tế ngày càng táo bạo trong các giao dịch thương mại và an ninh quốc gia với Trung Quốc…

Tàu vỏ thép đóng theo Nghị Định 67 neo ở cầu Trà Bồng, xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, chờ thanh lý. Ảnh: VnExpress

Những chính sách hủy hoại quốc gia và sự sụp đổ không thể né tránh

Gần đây, báo chí trong nước đang xới lại những thất bại chính sách cho vay ưu đãi ngư dân đóng tàu vỏ sắt. Được biết hàng trăm con tàu cá vỏ sắt được đóng mới kể từ năm 2014 theo “Nghị Định 67” đang được các ngân hàng xiết nợ, hóa giá với giá sắt vụn. Ngoài việc để lại những khoản Nợ xấu lên tới hàng ngàn tỷ đồng không có khả năng thu hồi, thất bại thảm hại của Nghị Định 67 còn là nguyên nhân góp phần làm suy giảm sức sản xuất, đánh bắt và gây thiệt hại cho ngành.

Thủ Tướng Ấn Độ Narendra Modi gặp Tổng Thống Nga Vladimir Putin tại một diễn đàn kinh tế ở Saint Petersburg, Nga, vào ngày 1/6/2017. Ảnh: Dmitry Lovetsky/ AFP via Getty Images

Tại sao hầu hết các quốc gia Ấn Độ-Thái Bình Dương rón rén chung quanh Nga

Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến ngày càng tàn bạo của Nga ở Ukraine, phương Tây đã gia tăng sức ép lên phần còn lại của thế giới để lên án sự hiếu chiến của Moscow và tham gia các biện pháp trừng phạt chống lại Nga và chế độ của nước này. Tuy nhiên, ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương rộng lớn, thông điệp của phương Tây không được hưởng ứng mấy.

Làn sóng rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần ồ ạt trong thời gian gần đây đang dấy lên những lo ngại khi không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động mà còn tác động lâu dài tới an sinh xã hội. Ảnh: Cafef

Khủng hoảng dân sinh và sự sụp đổ thị trường tài chính ở Việt Nam

Xin được trích dẫn 3 bài viết trên các tờ báo “lề đảng” gần đây nói về một “làn sóng” rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần của người lao động.

Đó là chỉ dấu rõ nhất về sự cùng cực dân sinh khi người lao động phải ăn đến “nắm gạo cuối cùng,” “bán lúa non” mồ hôi nước mắt hàng chục năm trời với cái giá rẻ mạt tới xót xa. Đơn giản là vì họ đã cùng đường, đã tuyệt kế sinh nhai và không còn bất cứ thứ gì để cầm cố, để lo cho sự sinh tồn trước mắt.

Thủ Tướng CSVN Phạm Minh Chính hôm 1 tháng Tư kêu gọi thúc đẩy “Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội” theo Nghị Quyết số 11/NQ-CP. Ảnh: Internet

Nghị quyết Cá tháng Tư và những “tổ kiến hổng sụp toang đê vỡ”

Vào ngày 1 tháng Tư, ông thủ tướng công an CSVN Phạm Minh Chính kêu gọi thúc đẩy “Chương Trình Phục hồi và phát triển kinh tế xã hội” theo Nghị Quyết số 11/NQ-CP với trọng tâm thúc đẩy các gói cho vay ưu đãi, cắt giảm các khoản thuế phí, gia hạn các khoản nộp thuế, v.v.

Nhà giáo Phạm Minh Hoàng chia sẻ các hoạt động của ông trong công cuộc tranh đấu cho quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam trong Hội Nghị Thượng Đỉnh về Nhân Quyền và Dân Chủ 2022 tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ, hôm 6/4/2022. Ảnh chụp màn ành Youtube Việt Tân

Hội Nghị Thượng Đỉnh Geneva về Nhân Quyền và Dân Chủ 2022

Hội Nghị Thượng Đỉnh về Nhân Quyền và Dân Chủ Geneva hằng năm được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Năm nay, nhà giáo và cũng là một cựu tù nhân lương tâm Phạm Minh Hoàng chia sẻ các hoạt động của Ông để tranh đấu cho quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam.