Thông Cáo Báo Chí Của Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

ỦY BAN NHÂN QUYỀN VIỆT NAM
THE COMMITTEE FOR HUMAN RIGHTS IN VIETNAM
P.O BOX 648 BƯU ĐIỆN BỜ HỒ, HÀ NỘI, VIỆT NAM
Email: humanrightsvn@gmail.com
www.humanrightsvn.blogspot.com

Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2007

THÔNG CÁO BÁO CHÍ CỰC LỰC PHẢN ĐỐI
VIỆC NHÀ CẦM QUYỀN VIỆT NAM HÀNH HUNG GÂY THƯƠNG TÍCH TRẦM TRỌNG
ĐỐI VỚI ÔNG NGUYỄN PHƯƠNG ANH

Uỷ Ban Nhân Quyền Việt Nam chúng tôi nhận được tin tức vào hồi 18 giờ chiều ngày 30/10/2007, ông Nguyễn Phương Anh, một người tranh đấu dân chủ nhân quyền tại Việt Nam, đã bị giới chức địa phương của nhà cầm quyền Việt Nam dùng vũ lực hành hung gây thương tích rất trầm trọng, khi đang cùng một số người bạn đến thăm nhà ông Vi Đức Hồi, một người mới công khai tham gia tranh đấu dân chủ nhân quyền tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Tin tức cho biết đông đảo hàng chục công an sở tại và những người lạ mặt đã xông vào đánh đập rất dã man ông Nguyễn Phương Anh ngay tại nhà riêng của ông Vi Đức Hồi, gây thương tích đặc biệt nghiêm trọng tại nhiều vị trí trên cơ thể của ông Nguyễn Phương Anh. Theo như lời tường thuật lại của ông Nguyễn Phương Anh thì ông bị đánh rất đau vào mặt, vào đầu khiến ông bị ngất đi, bên mắt trái bị đánh tới mức độ lồi cả ra và chảy dịch làm khả năng nhìn giảm xuống chỉ còn 3/10, bị đá rất mạnh vào bụng, gây thương tích ở vùng cổ, cánh tay, chân, và vùng ngực trái, đổ máu nhiều chỗ trên cơ thể.

Đây không phải là lần đầu tiên nhà cầm quyền Việt Nam có những hành xử vi phạm nhân quyền một cách thô lỗ, thô bạo và vi hiến như vậy. Đây là dấu hiệu cho thấy nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục lún sâu vào những hành xử vi phạm nhân quyền ngày càng trầm trọng, ngày càng nặng nề và với mức độ khốc liệt hơn, điều đó chứng tỏ rằng việc nhà cầm quyền Việt Nam vi phạm nhân quyền một cách hoàn toàn có hệ thống và được chỉ đạo từ trên cấp trung ương xuống địa phương. Điều đó cũng chứng tỏ cho thấy những hành xử của nhà cầm quyền Việt Nam đối với những người tranh đấu dân chủ tại Việt Nam cũng tương tự như những hành động tàn bạo của chế độ độc tài quân nhân Miến Điện đối với nhân dân Miến Điện. Chúng tôi xin liệt kê một số trường hợp điển hình khác đã từng bị nhà cầm quyền Việt Nam hành hung khủng bố như dưới đây:

1. Tháng 11/2005, nhà cầm quyền Việt Nam tổ chức hành hung khủng bố ông Hoàng Minh Chính, sau khi ông từ Mỹ chữa bệnh trở về nước.

2. Ngày 07/04/2006, công an an ninh của nhà cầm quyền Việt Nam đã hành hung, khám xét thô bạo ông Nguyễn Khắc Toàn. Trước đó vào khoảng đầu tháng 03/2006 ông Nguyễn Khắc Toàn và ông Đỗ Nam Hải cũng đã bị hành hung khi hai ông đang xem thư tại một quán dịch vụ internet công cộng tại Hà Nội.

3. Ngày 23/04/2006, luật sư Nguyễn Văn Đài bị công an an ninh của nhà cầm quyền Việt Nam hành hung khi đang trên đường trở về nhà sau khi đến thăm nhà riêng ông Nguyễn Khắc Toàn.

4. Hồi 13g30 chiều 05/09/2006, Ms Nguyễn Công Chính bị công an triệu tập làm việc, và bị đánh đập trong khi bị thẩm vấn tại Pleiku.

5. Ngày 17/09/2006, mật vụ cộng sản của phường Thuỵ Khê, Hà Nội đã đánh bà dân oan Nguyễn Thị Châu bị trọng thương, khiến bà phải nằm bệnh viện hơn một tháng để chữa trị.

6. Ngày 18/09/2006, Bs Phạm Hồng Sơn đến thăm ông bà Hoàng Minh Chính. Vừa ra khỏi nhà ông bà Chính vào 11 giờ 15 phút trưa thì một số CA chặn anh lại, hành hung, bóp cổ, đánh đập anh rất hung bạo. Trong số CA hành hung anh, có hai CA mặc sắc phục mà anh nhớ được một người tên Phạm Quốc Hùng, cấp úy, số hiệu 005068. Anh này cùng các CA khác áp giải anh về đồn CA phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

7. Chiều ngày 12/10/2006, bà Trần Khải Thanh Thủy bị công an ập đến nhà riêng, hành hung đánh đập, sách nhiễu khủng bố tinh thần, từ 5 giờ chiều đến 8 giờ tối.

8. Ngày 27/10/2006, luật sư Lê Thị Công Nhân, phát ngôn nhân của đảng Thăng Tiến Việt Nam, đang đi xe gắn máy Honda trên đường đến đại lý vé máy bay để nhận lại khoản chi phí mua vé máy bay cho chuyến bay không thành tới Ba Lan, đã bị công an của nhà cầm quyền Việt Nam cố tình hành hung tông xe máy vào xe máy của cô rồi bỏ chạy.

9. Ngày 29/10/2006, bà Dương Thị Xuân, thư ký toà soạn của tờ báo Tập san Tự do Dân Chủ đã bị công an hành hung gây thương tích.

10. Ngày 31/10/2006 nữ Luật Sư Bùi Kim Thành bị đánh dập, hành hạ dã man vì giúp Dân oan khiếu kiện.

11. Ngày 03/11/2007, ông Dương Đại Dương, một dân oan Thái Bình đã bị công an của nhà cầm quyền Việt Nam hành hung đánh đập.

12. Ngày 17/11/2006, khi bác sĩ Phạm Hồng Sơn phản đối việc công an chặn xét 1 người bạn can đảm đến nhà ông thăm viếng, trung tá Nguyễn Minh Cương thuộc Công An A42 ra lệnh cho thuộc cấp nhào vào đánh đập, trói tay, và ném bác sĩ Sơn lên xe chở về đồn.

13. Ngày 15/12/2006, ông Nguyễn Phương Anh bị công an của nhà cầm quyền Việt Nam chặn xe hành hung đánh đập khi ông đang giao thông trên đường.

14. Ngày 17/01/2007, ông Đỗ Nam Hải trên đường về nhà bằng xe máy, đã bị một nhân viên an ninh của nhà cầm quyền Việt Nam cố ý đâm xe máy của anh ta vào xe máy của ông Đỗ Nam Hải.

15. Ngày 03/02/2007, ông Bạch Ngọc Dương bị công an an ninh của nhà cầm quyền Việt Nam hành hung đánh đập ngay tại trụ sở đồn công an phường Bùi Thị Xuân, số 61 phố Tuệ Tĩnh, quận Đống Đa, Hà Nội.

16. Ngày 11/02/2007, ông Bạch Ngọc Dương tiếp tục bị công an an ninh của nhà cầm quyền Việt Nam hành hung đánh đập ngay tại một đoạn phố vắng vẻ tại Hà Nội.

17. Trưa ngày 15/02/2007, Lm Nguyễn Văn Lý bị hành hung & bị cướp Văn thư Tôn giáo tại Huế.

18. Ngày 15/03/2007, ông Lê Trí Tuệ (thành viên Công Đoàn Độc Lập) đã bị một số công an mặc thường phục đánh đập dã man ở ngay giữa trung tâm thành phố Saigòn.

19. Ngày 05/04/2007, các bà Vũ Thuý Hà, Bùi Kim Ngân bị công an an ninh của nhà cầm quyền Việt Nam hành hung khủng bố ngay trước cửa nhà riêng của ông cựu đại sứ Hoa Kỳ Michael Marine tại số 1 phố Tông Đản, Hà Nội.

20. Sáng ngày 05/04/2007, ông Nguyễn Khắc Toàn đến thăm nhà riêng kỹ sư Nguyễn Phương Anh, đã bị công an xông vào giằng co, túm cổ áo ngăn chặn, hành hung sau đó bị đưa về trụ sở công an phường và ra lệnh quản chế ông.

21. Ngày 23/04/2007, bà Vũ Thuý Hà tiếp tục bị công an an ninh của nhà cầm quyền Việt Nam khủng bố.

22. Ngày 09/10/2007, nhà cầm quyền Việt Nam chỉ đạo băng nhóm xã hội đen côn đồ hành hung các dân oan Lưu Thị Thu Trang, Lưu Thị Thu Duyên, Lưu Thị Thu Vân tại Sài Gòn.

23. Ngày 30/10/2007, ông Nguyễn Phương Anh bị công an an ninh của nhà cầm quyền Việt Nam hành hung gây thương tích nghiêm trọng.

Trước những dấu hiệu ngày càng gia tăng vi phạm trầm trọng về mặt nhân quyền của nhà cầm quyền Việt Nam, Uỷ Ban Nhân Quyền Việt Nam (CHRV) chúng tôi hết sức bất bình và phẫn nộ với những hành vi thô bạo xâm hại, coi thường người dân của những công an của nhà cầm quyền Việt Nam. Chúng tôi ra bản thông cáo báo chí này để cực lực phản đối và lên án mạnh mẽ các hành vi xâm phạm, đánh đập hành hung gây thương tích nghiêm trọng trên thân thể của những người hoạt động tranh đấu dân chủ ôn hoà tại Việt Nam. Nhà cầm quyền Việt Nam sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước toàn thể người dân trong nước và cộng đồng dư luận văn minh thế giới về những hành vi mang tính chất bạo lực, huỷ hoại sức khoẻ thân thể con người như vậy, hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm cơ thể con người.

UBNQVN lên án mạnh mẽ những hành vi mang tính chất khủng bố nhân dân của nhà cầm quyền Việt Nam, đây là những hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, vi phạm pháp luật, là những hành vi vi hiến, không còn phù hợp với các tiêu chuẩn của thế giới văn minh tiến bộ, đi ngược lại với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. UBNQVN mạnh mẽ yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam phải chấm dứt những hành vi khủng bố nhân dân như trên, và phải công khai lên tiếng xin lỗi trước công luận, bồi thường danh dự nhân phẩm của những người bị hại.

Chúng tôi xin trích dẫn các điều khoản về quyền con người đã được ghi trong Hiến Pháp 1992 của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:

Điều 69:
Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.

Điều 71:
Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật. Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân.

Điều 72:
Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.
Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự. Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam giữ, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý nghiêm minh.

Điều 73:
Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc khám xét chỗ ở, việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện tín của công dân phải do người có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật.

Các điều luật trên cũng được nhắc lại ở các điều 37, 38 và 46 trong Phần thứ nhất, chương III, Mục 2 (Quyền Nhân Thân) trong Bộ Luật Dân Sự sửa đổi được Quốc Hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/06/2005 và ở các điều 4,5,6,7,8,9 trong Phần thứ nhất, chương II (Những nguyên tắc cơ bản) của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự được Quốc Hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003.

Tuyên Ngôn Quốc Tế Về Nhân Quyền 1948 được thừa nhận trên toàn thế giới đã khẳng định các quyền con người như sau:

Ðiều 9:
Không một ai bị bắt bớ, cầm tù hay lưu đày một cách độc đoán.

Ðiều 12:
Không một ai bị xâm phạm một cách độc đoán về đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, hay thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hay tiếng tăm của mình. Mọi người đều có quyền được luật pháp bảo vệ, trước những xâm phạm và xúc phạm như vậy.

Ðiều 19:
Mọi người đều có quyền tự do tư duy và ngôn luận. Quyền này bao gồm quyền không bị gây khó khăn vì quan điểm của mình và quyền được tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và ý kiến qua mọi phương tiện truyền thông và qua mọi biên giới.

Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự Và Chính Trị 1966 đã khẳng định các quyền con người như sau:

Điều 17:
1. Không ai có thể bị xâm phạm trái phép hay độc đoán vào đời tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hoặc bị xúc phạm trái phép đến danh dự và thanh danh.
2. Ai cũng có quyền được luật pháp bảo vệ chống lại những xâm phạm ấy.

Điều 19:
1. Mọi người đều có quyền giữ vững quan niệm mà không bị ai can thiệp.
2. Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia.

Ủy ban Nhân quyền Việt Nam tiếp tục lên án những vi phạm nhân quyền, lên án hành vi trấn áp, bắt bớ, bỏ tù những người bất đồng chính kiến, tranh đấu dân chủ nhân quyền tại Việt Nam nói trên và yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam phải trả tự do vô điều kiện cho các công dân hoàn toàn vô tội nói trên, chấm dứt ngay những phiên toà phi pháp, phi lý, phi chính nghĩa, chấm dứt ngay những hành động đàn áp tương tự trong tương lai. Uỷ ban Nhân quyền Việt Nam kêu gọi mỗi một người dân Việt Nam trong cũng như ngoài nước hãy là một hạt nhân bảo vệ nhân quyền vì chính tương lai của giống nòi, của dân tộc để Việt Nam để có thể sánh vai được với các quốc gia văn minh tiến bộ trên thế giới. Đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế lên án những vi phạm nhân quyền của chính quyền cộng sản Việt Nam và lên tiếng bảo vệ cho những người vận động dân chủ , hoạt động tôn giáo và nhân quyền một cách ôn hoà, bất bạo động ở Việt Nam.

Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam
Hà nội, ngày 01 tháng 11 năm 2007.

Thông cáo báo chí này của Uỷ Ban Nhân Quyền Việt Nam sẽ được dịch sang Anh ngữ và chuyển tới các cơ quan tổ chức nhân quyền quốc tế sau:

- Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hợp Quốc (UN Human Rights Council)
- Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam tại Thuỵ Sỹ (Vietnamese League for Human Rights in Switzerland)
- Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới RSF (Reporters Without Borders)
- Tổ Chức Quan Sát Nhân Quyền Quốc Tế (Human Rights Watch)
- Uỷ Ban Nhân Quyền Đảng Bảo Thủ Anh Quốc CHRC (Conservative Party Human Rights Commission)
- Tổ Chức Bảo Vệ Ký Giả CPJ (Committee to Protect Journalists)
- Các Thượng Nghị Sỹ, Hạ Nghị Sỹ trong Quốc Hội Hoa Kỳ ủng hộ dân chủ nhân quyền cho nhân dân Việt Nam
- Các vị dân biểu tiến bộ trong các Quốc Hội tại các quốc gia văn minh trên thế giới ủng hộ dân chủ nhân quyền cho nhân dân Việt Nam
- Các Tổ chức đoàn thể tranh đấu dân chủ nhân quyền cho Việt Nam ở trong và ngoài nước
- Tới toàn thể nhân dân Việt Nam mong muốn tự do dân chủ nhân quyền trong và ngoài nước.

Dưới đây là một số hình ảnh minh chứng cho việc ông Nguyễn Phương Anh bị công an của nhà cầm quyền Việt Nam hành hung gây thương tích nghiêm trọng, dẫn đến đổ máu lúc 18 giờ chiều ngày 30/10/2007 tại nhà riêng ông Vi Đức Hồi tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam.

JPEG - 21.6 kb

JPEG - 17 kb

JPEG - 14.3 kb

JPEG - 13.8 kb

JPEG - 11.8 kb

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.