Thư của Hòa thượng Thích Quảng Độ gởi Tổng Thống Obama

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau đây là bản Việt dịch toàn văn thư gửi Tổng Thống Barack Obama do Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế dịch từ bản Anh ngữ:

– – –

Kính gửi Ngài Barack H. Obama
Tổng Thống Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ
Tòa Bạch Ốc
Washingtin D.C. 20500

Saigon, ngày 14.7.2013

Thưa Tổng Thống,

Tôi được tin Tổng Thống mời Chủ tịch Nước CHXHCNVN sang thăm Hoa Kỳ vào ngày 25.7.2013. Vì vậy tôi viết thư hôm nay xin Tổng Thống nhân cơ hội gặp gỡ này thúc đẩy Chủ tịch Việt Nam thực hiện nguyện vọng âm ỉ từ lâu trong tâm trí và đáy lòng người dân Việt – đó là chuyển hóa chế độ độc đảng sang một Nhà nước dân chủ, bảo đảm các quyền cơ bản, tự do và pháp quyền.

Đây cũng chính là ngưỡng vọng của Phật giáo đồ Việt Nam, đặc biệt là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất do tôi lãnh đạo, đồng thời cũng là ngưỡng vọng của toàn dân nam phụ lão ấu, bất phân thành phần xã hội, từ trí thức, sinh viên, thương gia, đến công nhân, nông dân và tín đồ các tôn giáo.

Năm 1986, khi Đảng Cộng sản mở cửa kinh tế theo chính sách “đổi mới”, nhà cầm quyền nghĩ rằng chỉ cần mở cửa kinh tế là có thể bảo đảm việc phát triển quốc gia. Chúng tôi đã biết rằng điều đó không đúng, và chẳng bao giờ thành công. Cho nên Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cũng như toàn dân thúc đẩy nhà cầm quyền phải đồng lúc mở cửa chính trị thì mới có thể hậu thuẫn cho sự chuyển hóa kinh tế. Nhưng Nhà nước Cộng sản đã không nghe. Trái lại, nhà cầm quyền đã quy mô dập tắt mọi tiếng nói đòi hỏi cải cách chính trị. Kết quả là các nhà tù ở Việt Nam ngày nay đầy dẫy những nhà tranh đấu trẻ, các bloggers, nhà báo và các nhà bảo vệ nhân quyền mà “tội” của họ chỉ là kêu gọi mạnh mẽ cho một xã hội đa nguyên hầu khai dụng tài nguyên phong phú của con người, vốn là nguyên động lực của quần chúng, để sử dụng mọi tài năng và kỹ xảo của họ cho việc phát triển.

Chỉ nói theo tiêu chuẩn kinh tế, thì chính quyền đã thất bại. Mở rộng tự do kinh tế, mà không có sự bảo vệ của công đoàn độc lập, tự do báo chí và nền tư pháp độc lập tất nhiên phải dẫn đến căn bệnh tham nhũng, lạm quyền, phân cách giàu nghèo khủng khiếp, và những tệ nạn bất công xã hội trầm trọng.

Trong khi thành phần lãnh đạo và gia đình của giới này hưởng thụ đời sống vua chúa, thì người công nhân, nông dân bần hàn phải đối chọi hằng ngày với bao khắc nghiệt để sống còn.

Việt Nam ngày nay là thiên đường của giới tham quan ô lại và “tư bản đỏ”, nhưng lại là địa ngục cho hàng chục triệu người dân lương thiện chỉ đòi hỏi sự tối thiểu cho cơm ăn áo mặc, cho con em họ được đến trường và được chăm sóc y tế.

Giới lãnh đạo Hà Nội bám chặt một cách vô vọng vào hệ thống độc đảng để bảo vệ đặc quyền đặc lợi cho riêng họ. Tuy nhiên làm như thế, họ hy sinh quyền lợi của 90 triệu dân Việt và gây hại cho tương lai quần chúng. Khi giới trẻ yêu nước xuống đường ở Saigon, Huế, và Hà Nội để cảnh báo Trung quốc xâm lược vào chủ quyền biển và đất, chính quyền chẳng chút lưu tâm tới mối quan ngại thiết tha của giới trẻ mà còn bạo hành, đàn áp.

Thưa Tổng Thống,

Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tin rằng chìa khóa giải quyết các vấn nạn Việt Nam là Dân chủ. Với những thiết chế dân chủ đa nguyên đa đảng, nhân quyền và pháp quyền thì mới có thể bảo đảm cho sự ổn định và phát triển, đồng thời gìn giữ sự vẹn toàn lãnh thổ cho đất nước. Sự kết thân hòa hảo càng thêm dễ dàng với các nước láng giềng theo thể chế dân chủ. Một nước Việt Nam dân chủ sẽ là yếu tố chủ yếu cho hòa bình và ổn định trong vùng Á châu – Thái Bình dương, và sẽ là đối tác chính trị tin cậy cho Hoa Kỳ.

Vì vậy, trong cuộc gặp gỡ với Chủ tịch Trương Tấn Sang tới đây, tôi chân thành mong mỏi Tổng Thống thúc đẩy giới lãnh đạo Việt Nam cấp tốc bước vào tiến trình cải cách chính trị. Sự chuyển hóa ôn hòa sang thể chế dân chủ để cứu khối nhân dân sống trong đau khổ, và đây cũng là con đường duy nhất bảo đảm cho tương lai xáng lạn đầy hy vọng cho Việt Nam.

Tôi cũng xin nhấn mạnh tới điều trọng thiết của Tự do Tôn giáo trong tiến trình dân chủ hóa Việt Nam, bởi vì tại Việt Nam ngày nay, các tôn giáo là những tiếng nói độc lập của xã hội dân sự, đã không ngừng suốt ba mươi tám năm qua nêu lên những ta thán, bất bình của nhân dân dưới chế độ Cộng sản.

Người viết thư thỉnh cầu Tổng Thống hôm nay là kẻ đã trực tiếp chịu đựng sự đàn áp của chính quyền. Tôi đã trải qua ba thập niên bị giam cầm, chỉ vì tôi lên tiếng đòi hỏi tự do tôn giáo và nhân quyền. Ngay giây phút này đây tôi phải sống trong cảnh quản chế tại [Thanh Minh] Thiền viện, như Đại sứ David Shear chứng kiến khi ngài đến thăm tôi năm ngoái. Vì vậy, là Tăng sĩ Phật giáo và lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, tôi thấy có bổn phận phải lên tiếng. Dù rằng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bị cấm hoạt động và bị chính quyền Cộng sản đàn áp từ năm 1975, nhưng Giáo hội vẫn không ngừng tranh đấu bằng phương pháp bất bạo động cho công bình xã hội. Giáo hội không tranh đấu trên lĩnh vực chính trị, cuộc tranh đấu này thể hiện truyền thống tâm linh và dấn thân của Phật giáo Việt Nam suốt 2000 năm qua, dựa trên lòng từ bi và khoan dung, để bảo vệ nhân dân trước mọi bất công và đàn áp. Đạo Phật là đạo hòa bình, theo bước tiền nhân chống phong kiến và chủ nghĩa ngu dân trong quá khứ, thì nay chúng tôi dấn thân cho nhân quyền và dân chủ.

Tôi hết lòng kỳ vọng vào Tổng Thống, xin Tổng Thống hãy đứng bên cạnh nhân dân Việt Nam đang lâm cảnh khốn khổ, để nói thay cho hàng triệu người dân Việt ngày nay không có tiếng nói ngay trên chính quê hương họ.

Trân trọng kính chào Tổng Thống.

Thanh Minh Thiền viện, Saigon ngày 14.7.2013

Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN
(ấn ký)
Sa môn Thích Quảng Độ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…