Tội của ông Nguyễn Phú Trọng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau khi nhận thư giải thích của Bộ Ngoại Giao Cộng sản Việt Nam về vụ “đầu thú” của ông Trịnh Xuân Thanh, hôm 20 tháng 9, chính phủ Cộng Hòa Liên Bang Đức đã chính thức đưa tối hậu thư cho Hà Nội, sau hai tháng chờ đợi sự “nhận lỗi” của lãnh đạo CSVN.

Đó là quyết định đình chỉ mọi quan hệ đối tác chiến lược với CSVN, đồng thời trục xuất thêm một viên chức ngoại giao của Sứ quán CSVN trong vòng 4 tuần lễ. Trong cuộc họp báo ngày 22 tháng 9, ông Breul, phát ngôn nhân của Bộ Ngoại Giao Đức đã tái khẳng định là không thể chấp nhận hành động coi thường pháp luật Đức và quốc tế về sự kiện CSVN cho người bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ngay trên nước Đức.

Diễn tiến nói trên đã không chỉ làm cho quan hệ ngoại giao giữa CSVN và Đức trở nên phức tạp mà còn ảnh hưởng đến thái độ và sự ứng xử của các quốc gia trong Khối Liên Âu đối với CSVN trong thời gian tới. Nói cách khác, quan hệ giữa CSVN với Liên Âu nói chung và Đức nói riêng sẽ bị chi phối rất lớn từ cung cách hành xử này của ông Nguyễn Phú Trọng.

Việc ông Trọng ra lệnh bắt cho bằng được Trịnh Xuân Thanh không nhằm giải quyết bài toán tham nhũng hay để soi sáng tình trạng thất thoát 3,200 tỷ đồng ở PVC, mà hoàn toàn muốn chứng tỏ quyền lực tối thượng hiện nay nằm trong tay Nguyễn Phú Trọng chứ không ai khác.

Chính vì quá nóng vội muốn thu tóm quyền lực, ông Nguyễn Phú Trọng đã phạm vào ba tội tày trời:

Tội thứ nhất, làm cho cả nước rã rời với những đấu đá phe nhóm ngày một lan rộng trong mọi cơ chế. Tình trạng xung đột và tranh chấp trong nội bộ đảng đã khiến cho sự vận hành ở các cơ quan rơi vào tình thế bị động. Tất cả các cán bộ đều ở vào thế co thủ, phòng thân vì không biết “lưỡi hái” kiểm tra, chống tham nhũng chừng nào đến phiên mình. Sự bất ổn định nội bộ đã khiến cho ông Trọng cũng không dám đi sinh hoạt tại các đảng bộ địa phương, mà chỉ tham gia các buổi nói chuyện với cử tri hay các buổi họp trong phạm vi Hà Nội. Nói cách khác, cuộc chiến tranh chấp quyền lực giữa phe nắm quyền (Nguyễn Phú Trọng) và phe nắm tiền (Nguyễn Tấn Dũng) đã làm cho xã hội Việt Nam phân hóa. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến bối cảnh thanh toán lẫn nhau như đã từng xảy ra ở Yên Bái vào tháng 6, 2016 khi ba cán bộ cao cấp nhất của Tỉnh đã tàn sát nhau.

Tội thứ hai, đánh đổi quyền lợi của đất nước vào trong canh bạc “bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh từ Đức mang về Việt Nam bằng mọi giá để chứng tỏ quyền lực của mình. Hậu quả không chỉ khiến chính phủ Đức chấm dứt quan hệ chiến lược mà các quốc gia trong Khối Liên Âu nói riêng và cả thế giới nói chung coi đất nước Việt Nam và con người Việt Nam là man rợ và lạc hậu. Ông Trọng không những chà đạp lên danh dự quốc gia khi cho an ninh sang bắt cóc ông Thanh, mà còn láo khoét và trơ trẽn cho dàn dựng ra “thông tin” rằng ông Thanh đã “trở về nước đầu thú”. Ông Trọng sẽ không bao giờ xin lỗi nước Đức vì đây chính là tử huyệt sẽ làm tiêu tan sự nghiệp của ông Trọng.

Tội thứ ba, núp dưới chiêu bài “trong sạch đảng” và thể hiện quyền lực, ông Trọng đã đổ tiền nuôi bộ máy an ninh để vừa truy lùng đàn em của phe Nguyễn Tấn Dũng qua các đại án, vừa đàn áp, bắt bớ những người yêu nước, tạo ra một không khí khủng bố bao trùm cả nước. Trong khi đó chính quyền hết tiền, kinh tế khó khăn, ông Trọng lại bày ra trò “huy động vàng” trong dân và đánh thuế tiêu thụ (còn gọi là thuế giá trị gia tăng) trên các hàng hóa tiêu dùng như một trò “ăn cướp” mới trên đầu trên cổ người dân. Không khí sinh hoạt của xã hội Việt Nam trở nên ngột ngạt vì sự thao túng của một phe, dựa vào thế lực của Bắc Phương để đứng trên tất cả.

Với những tội trạng như vậy, ông Trọng rất khó sống sót sau Hội nghị Trung ương 6 sẽ diễn ra vào thángt 10 tới đây. Lý do là qua gần 3 năm xử vụ đại án của Ngân Hàng Đại Dương, ông Trọng chỉ tử hình được một mình Nguyễn Xuân Sơn, chung thân Hà Văn Thắm và không moi thêm được gì. Thế yếu này của ông Trọng cũng có nghĩa là phe nhóm ông Dũng bên Tập Đoàn Dầu Khí còn mạnh và sẽ bắt đầu phản công trở lại trong thời gian tới. Cuộc chiến Dũng-Trọng chưa hề kết thúc!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?