Tôi tiếp tục bị khủng bố

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sáng nay, khoảng 8h ngày 20/4/2010, tôi còn nằm trong phòng ngủ, đứa cháu gái mở cửa nhà đi làm. Nó biết tôi đang mệt nên khóa luôn cửa ngoài lại. Nó chưa kịp chạy xe đi thì đã bị hơn 10 người nam có nữ có ùa lại chặn xe, giật chìa khóa, giật điện thoại của cháu và tự động lấy chìa khóa mở cửa xông vào phòng ngủ của tôi, hò hét tôi phải “đi làm việc”. Nhóm người này tôi không lạ, đó là những người đã bắt cóc tôi ngày 13/4/2010. Tôi trả lời: “Tôi đang mệt, đừng quấy rầy tôi”. Bọn họ nhào tới giật điện thoại trên tay tôi, rồi xúm lại khiêng tôi ra xe bốn bánh đã đậu sẵn trước cửa. Tôi nhìn thấy lần này còn có ông Riết – CSKV và những tên du côn thường rình rập quanh nhà tôi cũng ùa vào tận phòng ngủ của tôi mà nhìn ngang nhìn dọc.

Cũng như lần trước, tôi chưa rửa mặt, đánh răng, đang mặc bộ đồ ngủ (quần lửng, áo 2 dây và không có đồ lót), không giày dép. Cả xóm xúm nhau lại xem đông nghẹt như xem hát. Bọn họ chở tôi đến trụ sở cơ quan ANĐT CA TPHCM (số 4 Phan Đăng Lưu, Bình Thạnh), lôi tôi xuống xe rồi đưa vào một căn phòng nhỏ. Một cán bộ tên Trương Văn Hổ, khoảng 35 tuổi đến nói rằng: “Hôm nay chúng tôi phải làm việc với chị”. Tôi trả lời: “Tôi đang bệnh, đang mệt, không làm việc gì hết, tôi đã nói rồi, mấy người có lỗ tai hay không?”. Tôi úp mặt vào cánh tay để trên bàn nhắm mắt lại ngủ. Một lúc sau, ông Trần Tiến Tùng bước vào, cũng lặp lại câu Trương Văn Hổ vừa nói. Tôi mở mắt ra nhìn ông ta nói: “Tôi nhắc lại lần nữa: Tôi đang bệnh, đang mệt, không làm việc gì hết”. Rồi tôi gục đầu xuống bàn ngủ tiếp. Ông ta cứ ngồi đó nhai nhải cạnh khóe tôi đủ thứ, cuối cùng cũng nhằm mục đích làm cho tôi tức giận và ép buộc tôi xác nhận những thứ mà họ in từ trên mạng xuống hồi mấy tuần trước là của tôi.

Từ hôm thứ 7 tuần trước, tôi bỗng nhiên cảm thấy đau nhói ở lồng ngực, cử động khó khăn. Hỏi ý kiến bác sĩ Hồ Hải thì anh ấy bảo tôi phải vào Chợ Rẫy chụp hình, các phòng khám tư nhân không đủ phương tiện, máy móc để chẩn bệnh.

Tôi nghe ông ta nói loáng thoáng là sẽ áp lực buộc chị Tân ngày mai đuổi tôi ra khỏi nhà, rằng thành phố này không chứa tôi, ông sẽ “trục xuất” tôi khỏi thành phố, phải về quê không được ở đây, rằng “cái Dòng Chúa Cứu Thế đó nó không bênh vực được chị” (nguyên văn). Ông ta sẽ kêu mẹ tôi từ dưới quê lên dẫn tôi về, v.v… và v.v… Rõ ràng, những điều ông Tùng đang nói rất là vô pháp vô thiên, không coi pháp luật ra gì, theo Luật cư trú thì tôi muốn ở đâu trong phạm vi nước Việt Nam là quyền của tôi, hoàn toàn không có quy định nào cho phép ông Tùng và những kẻ như ông “trục xuất” tôi cả. Tôi cũng đâu phải trẻ vị thành niên mà cần phải có mẹ đến dẫn về nhà.

Ông Tùng luôn luôn dùng câu “Thành phố này không hoan nghênh chị”, hay “Đất nước này không hoan nghênh chị”, nghe rõ buồn cười. Các ông đã trưng cầu ý dân hồi nào chưa mà biết là nhân dân nước Việt Nam này, nhân dân thành phố Sài Gòn này không hoan nghênh tôi? Các ông không thích tôi thì cứ nói là các ông không thích, việc gì cứ phải mượn danh nhân dân như vậy? Hay ông cho rằng lời nói của ông chẳng đáng gram nào nên phải kéo “nhân dân” vào cho thêm phần nặng ký? Hay các ông tự cho mình cái quyền quyết định thay nhân dân trong mọi trường hợp, còn nhân dân là những người chỉ được quyền cúi đầu nghe lệnh các ông mà thôi?

Hồi tháng 6/2009, khi tôi và Ls Đạt cùng chị Tân đến Công an phường đăng ký tạm trú, ông Nguyễn Văn Riết – CSKV tuyên bố sếp của ông Riết ra lệnh không cho bất cứ ai ở trong nhà ông Nguyễn Văn Hải. Khi cháu gái đến đăng ký tạm trú, ông Bùi Duy Hải vẫn lặp lại lần nữa là “Nhà này không ai được ở”. Nhà có giấy tờ chủ quyền đàng hoàng, không ai tranh chấp mà không ai được vào ở, chuyện vô lý này chỉ có ở Việt Nam.

Nhưng tôi biết, để đàn áp tôi thì nhà cầm quyền Việt Nam sẵ sàng huy động lực lượng để làm bất cứ chuyện gì, ngang nhiên dùng mọi thủ đoạn khuất tất, chà đạp pháp luật nhằm bóp chết tôi, bóp chết tiếng nói của tôi. Ở quê, tôi không có ruộng đất, không có công việc nào phù hợp khả năng để làm nên tôi mới phải chen chân vào đất Sài Gòn. Nay họ sẵn sàng tổ chức bắt cóc, lấy bao bố trùm đầu, rồi cho xe chở tôi đi quẳng ở một xó xỉnh nào đó không ai hay biết, thì tôi có mệnh hệ nào họ cũng xoa tay chối bỏ trách nhiệm. Hoặc họ cho xe chở tôi về quê rồi bố trí một bầy côn đồ bao vây quanh nhà, tôi không có phương tiện làm ăn sinh sống, không đi đâu được thì cũng dần mòn chết đói.

Hoặc họ có thể làm một việc tàn ác, bất nhân khác là lôi một bà già (tức mẹ tôi) đang bị cao huyết áp, đau thần kinh tọa, đau cột sống không ngồi xe lâu được mà phải ngồi suốt 280km lên Sài Gòn để dùng bà “khủng bố” tôi.

Tôi làm thinh không nói câu nào, hôm nay tôi không có sức để cãi nhau với ông ta. Suốt ngày nay, tôi không ăn, không uống và cũng không nói câu nào với bọn họ.

Đến 5 giờ chiều, Trương Văn Hổ nói lập biên bản tôi sức khỏe không đảm bảo làm việc, ngày 22/4 lên làm việc tiếp, tôi ngồi im nhắm mắt không trả lời mà cũng không ký biên bản. Cuối cùng, anh ta bảo tôi đi về. Nhưng tôi mệt mõi, cứ ngồi im không muốn đi đâu hết. Họ cho hai cán bộ nữ xốch nách tôi ra cổng. Sau khi ra khỏi cổng, tôi đến ngồi xuống đất, tựa lưng vào cái cột đèn ngay trước cổng Cơ quan ANĐT. Một lúc sau, một cán bộ nữ lấy xe máy đến bảo tôi lên xe cô chở tôi về nhà.

Trương Văn Hổ là người tôi thường làm việc thời gian ở bên Gò Vấp, cũng là người (làm theo lệnh) chiếm giữ rất nhiều tài sản, đồ dùng, giấy tờ cá nhân của tôi mà không hề lập biên bản hay biên nhận đưa cho tôi.

Theo số liệu chính thức của chính phủ Việt Nam, chỉ riêng trong năm ngoái có 33 tàu đánh cá cùng 433 ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt giữ. Mới đây, ngày 19/4/2010 báo chí trong và ngoài nước đồng loạt đưa tin Trung Quốc tiếp tục bắt giữ 1 tàu cá và 9 ngư dân Quảng Ngãi đang đánh cá tại vùng biển Hoàng Sa mà Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền. Nhà cầm quyền Việt Nam, Bộ Ngoại giao Việt Nam vẫn im lặng. Cứ nhìn cái cách bọn họ tập trung lực lượng, phương tiện để đối phó với một phụ nữ tay không tấc sắt như tôi thì tôi chợt hiểu tại sao Việt Nam thiếu tiền mua tàu chiến, vũ khí hiện đại để bảo vệ ngư dân, và ngư dân Việt Nam sẽ phải khổ vì Trung Quốc dài dài.

Tạ Phong Tần

Nguồn: http://suthatcongly.multiply.com/journal/item/22

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…