Tóm tắt cáo trạng vụ án Phạm Đoan Trang

Phạm Đoan Trang. Ảnh: Adam Bemma/ Al Jazeera. Đồ họa: Luật Khoa
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Luật Khoa đã thu thập được toàn văn cáo trạng vụ án Phạm Đoan Trang – đồng sáng lập viên và biên tập viên của chúng tôi.

Đây là hồ sơ đầu tiên của vụ án mà các luật sư và gia đình nhận được, cung cấp nhiều thông tin chưa từng được biết đến trước đây của vụ án.

Một số điểm đáng chú ý của cáo trạng:

  • Các chứng cứ mà cơ quan điều tra trình bày trong cáo trạng được thu thập từ ngày 22/9/2016 tới 7/10/2020.
  • Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) hai lần gửi công văn cho cơ quan điều tra đề nghị “xử lý” đối với Đoan Trang, vào các ngày 4/5/2020 và 7/10/2020, kèm theo một số tài liệu.
  • Sở Thông tin – Truyền thông Hà Nội hai lần gửi công văn lên Bộ Công an đề nghị “xử lý” đối với Đoan Trang, vào các ngày 26/12/2017 và 7/1/2019, kèm theo một số tài liệu.
  • Cơ quan An ninh Điều tra (Công an TP. Hà Nội) khởi tố vụ án của Đoan Trang ngày 10/9/2020.
  • Quyết định khởi tố bị can đối với Đoan Trang đề ngày 28/9/2020.
  • Đoan Trang bị “bắt truy nã” ngày 7/10/2020 tại TP.HCM.
  • Đoan Trang không cung cấp mật khẩu máy tính cho công an nên công an không khai thác được dữ liệu từ đây.
  • Đoan Trang không khai nhận tài khoản Facebook “Pham Doan Trang” là của mình nên cơ quan điều tra không xử lý các hành vi phát ngôn trên tài khoản Facebook này.
  • Đoan Trang khai nhận là tác giả của tài liệu “Báo cáo – nghiên cứu: Đánh giá luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 và tình hình thực hiện quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo” (cả bản tiếng Việt lẫn tiếng Anh), được đăng trên Luật Khoa tạp chí.
  • Ngày 19/2/2021, Cục An toàn Thông tin (Bộ Thông tin – Truyền thông) có công văn gửi cơ quan điều tra nói rõ “chưa thể xác định được chủ sở hữu tên miền, nên không có căn cứ xác minh đối tượng thành lập và duy trì hoạt động của trang mạng http://luatkhoa.org để xử lý theo quy định pháp luật.”
  • Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: Phạm tội nhiều lần.
  • Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: Không.
  • Bản Kết luận Điều tra đề ngày 26/8/2021.
  • Cáo trạng cho biết Đoan Trang phạm tội liên tục, kéo dài từ 2017 tới 2019, nghĩa là cả Bộ luật Hình sự cũ và Bộ luật Hình sự mới (có hiệu lực từ 1/1/2018) đều có thể được áp dụng cùng lúc cho vụ án này.
  • Tuy nhiên, cáo trạng cho biết do Đoan Trang không khai nhận hành vi phạm tội, hơn nữa Bộ luật Hình sự cũ có lợi cho Đoan Trang hơn do quy định mức khởi điểm của khung hình phạt thấp hơn Bộ luật Hình sự mới (3 năm ở luật cũ thay vì 5 năm ở luật mới), nên ngày 12/7/2021, cơ quan điều tra đã thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, bỏ khởi tố theo Điều 117 của luật mới mà chỉ khởi tố theo Điều 88 của luật cũ.

Các chứng cứ được sử dụng để buộc tội Đoan Trang trong phần “Kết luận” của cáo trạng gồm có:

  • Tài liệu tiếng Anh “Brief report on the marine life disaster in Vietnam”;
  • Tài liệu tiếng Anh “General Assessments on human rights situation in Vietnam”;
  • Tài liệu tiếng Anh “Report Assessment of the 2016 Law on Belief and Religion in relation to the exercise of the right to Freedom of Religion and Belief in Vietnam”;
  • Tài liệu tiếng Việt: “Báo cáo – nghiên cứu: Đánh giá luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 và tình hình thực hiện quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo”;
  • Hai bài trả lời phỏng vấn BBC News Tiếng Việt và Đài Á châu Tự do (RFA) năm 2018.

Cáo buộc sau cùng:

Viện Kiểm sát Nhân dân TP. Hà Nội truy tố Đoan Trang với cáo buộc phạm tội “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo quy định tại các điểm a, b, c Khoản 1, Điều 88, Bộ luật Hình sự năm 1999.

Mức hình phạt của Khoản 1 là từ 3-12 năm tù giam.

Trịnh Hữu Long

Nguồn: Tạp chí Luật Khoa

Toàn văn Bản cáo trạng

 

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan được chính phủ Việt Nam bơm tiền cứu. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Giải cứu SCB: Lợi bất cập hại!

Hình dung một cách đơn giản thì ngân hàng SCB huy động tiền của người dân, cung cấp cho bà Trương Mỹ Lan, bà này hối lộ cho các quan chức, rồi bây giờ bà Lan bị án tử hình còn NHNN bơm tiền ra để cứu ngân hàng SCB.

Khoản tiền giải cứu khổng lồ này [24 tỷ đô-la] không tự dưng mà có mà lấy từ ngân sách, nghĩa là từ tiền người dân và doanh nghiệp đóng thuế, từ bán tài nguyên quốc gia. Xét cho cùng, đất nước thiệt đơn thiệt kép, chỉ các quan chức giấu mặt được hưởng lợi.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.