Trả lại cho dân tôi

Cánh đồng lúa. Ảnh: Kinh Tế Saigon Online
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hai ngày qua đi thăm bạn ở huyện Thanh Bình, Đồng Tháp. Tôi mới ngớ ra, người dân đã cơ giới hóa hoàn toàn nông nghiệp từ hơn hai năm rồi. Làm đất hoàn toàn dùng máy. Gieo sạ lúa, phun thuốc thuê máy bay, gặt đập bằng máy liên hợp (thuê của dân). Lúa xuống tàu sắt chuyển về nhà máy có ống hút vào kho, tự sấy bảo quản. Xay xát ra gạo đóng bao tự tiêu thụ. Những việc làm này không liên quan gì đến Nhà máy cơ khí nông nghiệp trung ương, không liên quan gì đến chỉ đạo. Dân tự sắm công cụ, tự liên kết nhau mà làm. Dân có nhóm cafe sáng, định kỳ gặp trao đổi nhau kinh nghiệm, cái mới được học hỏi, áp dụng và phổ biến cho nhau, giúp nhau cùng làm.

Nhìn lại quá khứ, từ 1975 – đảng chỉ đạo hợp tác hóa nông nghiệp theo kiểu Miền Bắc trước 1975, cả nước bị đói triền miên năm này năm khác, phải ngửa tay xin viện trợ bo bo, rất xấu hổ. Năm 1986 với Nghị quyết 6, xã cảng giao lại cho dân tự lo tự sống, cho lưu thông không ngăn sông cấm chợ.

Năm 1989 – sau 3 năm trả cho dân cái quyền được làm, được sống – Việt Nam xuất khẩu được 1,4 triệu tấn gạo với trị giá 320 triệu đô la Mỹ, điều chưa từng có từ khi đảng dành phần lo.

Năm 1999 xuất khẩu vượt 1 tỷ USD với 4,6 triệu tấn.

Năm 2023 đến tháng 11, tỷ trọng gạo chất lượng cao đạt tới 85%, khối lượng đạt mức 6 triệu tấn, giá trị trên 3 tỷ USD. Sản lượng cả nước ước đạt 43,4 triệu tấn.

Sản xuất nông nghiệp (về gạo) đã đi xa những gì đảng chỉ đạo (mơ ước đạt 21 triệu tấn lương thực, tức bao gồm cả khoai, sắn, bắp mì, gạo… bất cứ cái gì ăn được).

Cái gì đã tạo ra bước thần kỳ này về kỹ thuật nông nghiệp, sản lượng nông nghiệp, vai trò vị thế nông nghiệp VN trên thế giới (kể cả gạo ngon nhất thế giới)(?) Đó là, đảng đừng xía vào để dân tự làm và dân đóng thuế nuôi nhà nước . Nhà nước rớ vào nông nghiệp là dân không có ăn, nhà nước ôm xuất khẩu là tham nhũng là oán thán của dân dậy trời dậy đất…

Cái gì đã tạo ra bước thần kỳ này về nông nghiệp, cả sản lượng và giá trị khiến vai trò vị thế nông nghiệp VN nổi bật trên thế giới (có gạo ngon nhất thế giới)?

Câu trả lời từ thực tiễn hàng chục năm qua ai cũng thấy, đó là: đảng đừng xía vào, để dân tự làm và dân đóng thuế nuôi Nhà nước. Nhà nước rớ vào nông nghiệp là dân không có ăn, nhà nước ôm xuất khẩu là tham nhũng là oán thán của dân dậy trời dậy đất (bài học đau đớn với lệnh cấm xuất gạo năm 2010 khiến giá lúa gạo trong nước sụt thê thảm, nông dân đau đớn khi giá gạo thế giới đang cao).

Bài học nông nghiệp cũng là bài học chung về quản lý và phát triển đất nước. Nhà nước hãy để dân làm, hãy buông bỏ những gì dân làm được…

Nguồn: FB Sơn Long

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Sức mạnh của số đông!

Khốn khổ cái thời…

Cái thời buổi gì mà con người phải khép nép tự trói khốn khổ thế này?

Vận động ư? Chẳng lẽ người Dân không có quyền vận động cho ai đó mà họ thấy là người tử tế có ích cho Dân, cho Nước sao?

Yêu nước chỉ có sức mạnh khi thành làn sóng. Mà làn sóng chỉ có thể có được khi những người yêu nước hăng hái, công khai cổ vũ cho những người yêu nước mà thôi.

Bộ trưởng Công an Tô Lâm tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 10/8/2022. Trung ương đảng Cộng Sản VN ngày 18/5/2024 vừa giới thiệu nhân vật này để bầu vào vị trí chủ tịch nước. Ảnh VOA screenshot báo điện tử Chính phủ

Trung ương 9: Bước ngoặt hay ngõ cụt?

Trung ương đảng CSVN ra một số quyết định về nhân sự để kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 15 ‘bấm nút.’ Sau đợt ma-ra-tông này, cuộc sống mái giữa các phe phái ở Ba Đình liệu có giảm bớt?

Ảnh minh họa: Đinh Tấn Lực

Lại một cú hốt lớn?

Ở Việt Nam nhà nào chẳng tích cóp không nhiều thì ít có vàng trong nhà. Hỏi nguồn gốc xuất xứ của số vàng này từ đâu quả là đánh đố. Có gia đình vàng được để lại từ mấy đời trước, trao đổi qua tay với nhau lấy đâu giấy tờ, hoá đơn, hợp đồng…

Số lượng vàng không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rất lớn trong dân, sẽ dẫn đến các cơ sở sản xuất kinh doanh vàng cũng bị hệ lụy về việc không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ với cơ quan quản lý nhà nước.
Bây giờ căn cứ vào luật do nhà nước đề ra để xử phạt, rồi tịch thu có phải là một cuộc chiếm đoạt?

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.