Tranh chấp Thương Mại Mỹ-Tàu có phải chỉ vì kinh tế?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Năm 2018 đánh dấu sự bùng nổ cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Tàu. Cuộc chiến khởi đi do Tổng thống Mỹ Donald Trump dựa vào bản báo cáo điều tra số 301 của Đại diện Văn phòng Thương mại Mỹ (USTR), để đưa ra các biện pháp chống lại các hành vi thương mại không công bằng của nước Tàu như đánh cắp sở hữu trí tuệ của, cưỡng chế chuyển giao công nghệ. Sau đó, Mỹ tuyên bố phân chia làm 2 giai đoạn, tiến hành thu thuế quan đối với các sản phẩm của Tàu nhập khẩu vào Mỹ với tổng trị giá 250 tỷ USD (Đô la Mỹ). Phía nước Tàu cũng có biện pháp đáp trả tương ứng, thu thuế quan đối với sản phẩm của Mỹ có tổng trị giá 110 tỷ USD. Chiến tranh thương mại Mỹ-Tàu dần dần leo thang.

Trong lúc diễn ra Hội nghị G20 tại Argentina vào đầu tháng 12 năm 2018, nguyên thủ 2 nước Tàu và Mỹ đã gặp mặt, và hai bên đạt thỏa thuận tạm đình chiến 90 ngày thì cảnh sát Canada đã bắt bà Mạnh Vãn Chu phó chủ tịch Hauwei để Hoa Kỳ dẫn độ về Mỹ điều tra vi phạm luật cấm vận Iran. Hai sự kiện xảy ra cùng lúc đã báo hiệu rằng cuộc chiến thương mại đang leo thang và biến thành cuộc chiến tranh công nghệ cao.

Thật vậy, trong cuộc gặp ở Argentina, trọng tâm chính của cuộc hội đàm là những thay đổi trong các vấn đề như cưỡng bách chuyển giao công nghệ, bảo vệ sở hữu trí tuệ, hàng rào phi thuế quan, tấn công mạng và đánh cắp qua mạng, dịch vụ và xuất nhập cảng nông phẩm. Nếu không đạt được thỏa thuận vào trước tháng 3/2019, Mỹ sẽ tiến hành thu mức thuế quan mới đối với hàng hóa Tàu, bao gồm cả tăng mức thu 10% lên 25% đối với hàng hóa Tàu trị giá 200 tỷ USD.

Cuộc chiến thương mại trên đã làm cho hai bên từ trầy sát đến bị thương. Trong khi ước tính Mỹ bị tổn thất khoảng 5-7% của mức tăng trưởng kinh tế, thì Tàu Cộng trong một thời gian ngắn sau khi cuộc chiến khởi sự đã bị giảm mất 20-22% mức độ tang trưởng kinh tế của mình so với trước. Chính vì thế mà ngoài miệng vẫn nói cứng, nhưng Bắc Kinh hôm 23/12 đã cho biết đang xem xét thảo luận một dự luật đầu tư trong đó không đòi hỏi các công ty nước ngoài phải chuyển giao công nghệ nếu muốn đầu tư vào nước Tàu. Đây là một trong những đòi hỏi căn bản của Mỹ.

Câu hỏi đặt ra là tại sao Mỹ lại chấp nhận bước vào cuộc giao tranh biết rằng mình sẽ bị ít nhiều tổn thất vừa về mặt kinh tế lẫn chính trị. Vì tổn thất kinh tế tuy không đáng kể so với đối thủ, nhưng nó sẽ kéo theo tổn thất chính trị có thể đáng kể cho một chính quyền ở chế độ dân chủ hơn là so với lãnh đạo xứ độc tài Tàu Cộng vẫn có thể bình chân như vại dù dân có sắp chết đói, ví dụ như Bắc Triều Tiên. Điều này cho thấy chính phủ Mỹ qua ông Trump đã phải thấy nước Tàu hiện nay là một mối đe doạ cấp kỳ cho quyền lợi và an ninh của Mỹ chứ vấn đề không phải đơn thuần là một cuộc tranh chấp về thương mại.

Thực tế từ lâu, Tây Phương đã thấy trước được mối hiểm hoạ “da vàng” từ nước Tàu, nhưng trước thị trường béo bở hơn 1 tỷ người và còn yên tâm trước sự lạc hậu của nước này, giới tư bản Tây Phương đã đâm đầu vào vỗ béo nước này với hy vọng làm tăng mãi lực, để họ tiêu thụ hàng hóa của mình. Chủ trương “Thao Quang Dưỡng Hối” của Đặng Tiểu Bình, để nước Tàu nằm phục vun bồi nội lực chờ thời, có thể đã làm Tây Phương mất cảnh giác cho đến khi Tập Cận Bình đầy tự tin kiêu ngạo phóng nước Tàu lên xưng hung xưng bá với “Giấc Mộng Trung Hoa”, qua tham vọng “Một Vành Đai Một Con Đường”, và “Made in China 2025”.

Thực tế hiện nay thay vì là môi trường tiêu thụ của Tư bản Tây Phương, nước Tàu đã trở thành công xưởng của thế giới và các nước Tây Phương trở thành môi trường tiêu thụ của hang hoá Tàu; không những hàng hoá gia dụng đơn giản mà cả các mặt hang công nghệ cao.

Từ 2013, nước Tàu đã dẫn đầu thế giới về số nhân sự trong lãnh vực Nghiên cứu và Phát Triển (Research and Development), nguồn vốn đổ vào lãnh vực này vào năm 2017 là 1/6 nguồn vốn của toàn thế giới chỉ sau Mỹ, các báo cáo khoa học của nước này được trích dẫn nhiều, chỉ đứng sau Mỹ.

Hiện nay nước Tàu đang dẫn đầu thế giới về mặt công nghệ điện thoại di động 5G, về số lượng các thành phẩm ứng dụng năng lượng mặt trời, và tiến rất nhanh trong nhóm quốc gia công nghệ tiên tiến về mặt Trí Tuệ Nhân Tạo (Artificial Intelligence) và công nghệ gen nhờ là xứ độc tài không bị ràng buộc vào các tiêu chí đạo đức nhân bản; ví dụ như việc cho ra đời một bé gái Tàu với gen được biến đổi nhân tạo của một bác sĩ Tàu được đào tạo bên Mỹ gần đây mà giới khoa học thế giới lên án về mặt đạo đức.

Nhưng có lẽ đe dọa nhất là những tiến bộ về mặt công nghệ quân sự. Nước Tàu hiện nay có khả năng bắn tiêu huỷ các vệ tinh trên không gian trong khi rất nhiều khí tài của Mỹ và đồng minh phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống vệ tinh không gian. Vì lẽ đó mà Tổng Thống Trump đã cho thành lập binh chủng không gian mới đây. Quân đội Tàu cũng mới có một hệ thống radar cực mạnh có tầm nhìn rất xa trên đảo Hải Nam có thể phát hiện phi cơ cất cánh từ Singapore. Cũng nơi đây, họ mói khoe khả năng nhiễu xạ các thiết bị điện tử từ xa, khả năng phát sóng cực dài có thể xuyên đất và nước, giúp các tàu ngầm của họ có triển vọng có thể liên lạc với nhau và với bộ chỉ huy trên mặt đất ở dưới biển sâu mà không cần phải trồi lên gần mặt nước; trên thế giới mới chỉ có Mỹ và Nga có khả năng công nghệ này.

Chưa kể hầu hết các sản phẩm về điện toán, điện thoại di động đang tràn ngập thị trường quốc tế vì rẻ như của các hãng Lenovo (IBM cũ nay thuộc Tàu), Huawei, ZTE v.v… có chứa mã độc gián điệp cài cắm trong firmware, khó phát hiện hơn là nếu cài trong phần mềm khiến các chính phủ Mỹ, Anh, Úc, Nhật đã phải cấm các cơ quan nhà nước dùng các sản phẩm này.

Tất cả những bước nhảy vọt về phát triển công nghệ trên mỉa mai thay hầu hết là lấy được từ trí tuệ công nghệ của Tây Phương và Nhật Bản qua những thủ đoạn ăn cắp kỹ thuật qua gián điệp công nghệ, dụ dỗ lòng tham đặt lợi nhuận trên hết của tư bản Tây Phương để đặt điều kiện chuyển giao công nghệ nếu muốn làm ăn bên Tàu. Tàu đã có chính sách gửi người ồ ạt du học bên Mỹ, Anh… để học hỏi và xâm nhập trèo sâu và cao vào lãnh vực kỹ thuật công nghệ để về ứng dụng bắt chước.

Cho đến hiện tại Tàu vẫn còn chưa qua mặt Mỹ về công nghệ và vẫn còn phụ thuộc vào công nghệ Tây phương, đặc biệt là trên lãnh vực chip diện toán. Nhưng với nỗ lực nhắm tới “Made in China 2015” triển vọng Tàu sẽ qua mặt Mỹ về công nghệ và tự chế hoàn toàn không phụ thuộc ai khác để hất cẳng Mỹ và chiếm vị trí siêu cường số 1 là điều hoàn toàn có thể xẩy ra.

Cho nên ta hiểu tại sao phản ứng của Mỹ với Tàu càng ngày càng mạnh mẽ khởi đi từ sự tỉnh giấc xoay trục về Đông Nam Á thời Tổng Thống Obama sang tới bùng nổ chiến tranh thương mại Mỹ-Tàu thời Tổng Thống Trump, trong đó Mỹ đặc biệt nhắm tới các liên hệ công nghệ của Tàu v.v, như các hãng ZTE, Huawei.

Mỹ có nhu cầu kềm hãm, làm suy yếu con rồng Tàu trước khi quá trễ để nó bay bổng lên làm bá chủ thế giới đe dọa quyền lợi trực tiếp của mình. Do đó cuộc chiến tranh mậu dịch giữa Tàu và Mỹ hiện nay chỉ là bước khởi đầu của cuộc chiến tranh lạnh về công nghệ cao trong thời gian tới.

Nguyễn Bình Trung

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.