Trùm cuối

Vụ Việt Á: Trùm cuối? Ảnh: Chân Trời Mới Media edited
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thời gian gần đây, trên mạng xã hội và cả trên báo chí thường nhắc đến từ “Trùm cuối.” Từ này gợi cho người ta hình ảnh của tập đoàn mafia, của giới giang hồ, xã hội đen. Bởi “Trùm cuối” là kẻ cầm đầu, là đầu đàn, là đầu sỏ, là kẻ giấu mặt sai khiến tay chân, bộ hạ, thuộc cấp thực hiện những âm mưu, những kế hoạch. Đó là kẻ có quyền lực rất lớn, có sức mạnh khủng mới điều binh, khiển tướng được.

Trong vụ test kit Việt Á, đã có một Chủ tịch thành phố, một Bộ trưởng bị tước đảng và đi tù. Đã có vài chục cán bộ địa phương bị bắt và điều tra. Cũng đã có người tìm đến cái chết. Thế nhưng, dư luận vẫn chưa đồng tình, nhân dân vẫn chưa thoả mãn. Theo họ, một mình kẻ vô danh tiểu tốt như Phan Quốc Việt, giám đốc một công ty không tên tuổi, cơ sở sản xuất chỉ là căn phòng bé tý với khoảng chục nhân viên không có chuyên môn. Dù đã được một cựu nhà báo viết bài lăng xê như là một kẻ tài trí hơn người, tận tuỵ cống hiến với những khát vọng giúp đời, cứu người bằng những lời ca ngợi lên mây xanh. Cũng đã từng được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cấp huân chương. Thế nhưng từng ấy cũng không thể giúp cho Phan Quốc Việt tác oai tác quái một thời gian dài như vậy.

Một mình Việt không thể lấy tay che lấp bầu trời khi mua kit của Tàu với giá rẻ mạt, về kê khống giá gấp cả trăm lần để rút tiền ngân sách, để hút máu dân. Một mình Việt và vài ba ông lãnh đạo ban ngành liên quan không thể ban hành chủ trương chọc ngoáy khắp nơi, liên tục cả mấy tháng trời để kiếm chác chia nhau hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng. Với suy nghĩ như thế, người ta đặt vấn đề “Trùm cuối” cũng hợp lý thôi.

Dân phẫn nộ không chỉ bị đè ra bắt phải chọc ngoáy liên tục, không chỉ phải tốn kém đồng tiền xương máu mà còn việc đó khiến cho dịch bệnh có cơ hội lây lan khi có thời gian các nhân viên y tế không tuân thủ những quy định phòng ngừa khi xét nghiệm khiến con số bị nhiễm dịch và người tử vong lên cao ngất. Người ta cũng tự hỏi các kit xét nghiệm rẻ tiền đó có mang lại kết quả chính xác không? Nếu kết quả không chính xác lại bị lùa vào các trung tâm thu dung rồi chết oan mạng thì tội lỗi của chúng càng nặng nề và khủng khiếp hơn.

Giám đốc Việt Á xét cho cùng cũng chỉ là con buôn, thấy lợi mà làm gây hậu quả nghiêm trọng. Những cán bộ địa phương ham tiền mà bắt tay với chúng nhưng cũng lại xét cho cùng ở cái thế phải chấp nhận thôi. Vẫn biết làm sai nhưng không từ chối được vì đã có lệnh quan trên. Vẫn biết có thể ở tù nhưng cũng phải ký. Tiền ấn vào tay cộng với văn bản của quan lãnh đạo. Từ chối mà được sao? Như thế cũng là tội lỗi với dân rồi.

Nhưng tội nặng nhất, tàn nhẫn nhất, khốn nạn nhất chính là những kẻ lãnh đạo, được giao trách nhiệm phòng chống dịch lại cấu kết với nhau để hưởng lợi. Bày ra những biện pháp vô lý để hút máu dân. Đó mới chính là những kẻ đáng nguyền rủa. Phan Quốc Việt chỉ là con chốt thí của một trò âm mưu. Hai lãnh đạo cao cấp cũng đã bị bắt chờ ngày xử. Trong vụ án đốn mạt này còn có ai nữa chưa bị lộ mặt. Kẻ gọi là “Trùm cuối” là ai? Nếu chủ trương không có vùng cấm, không có ngoại lệ thì xin đề nghị hãy làm đến tận hang ổ cuối cùng.

Nếu làm rốt ráo, ném chuột không sợ vỡ bình, kẻ đầu sỏ bị lôi ra ánh sáng và bị xử tội theo đúng pháp luật quy định, được như vậy, dân mới hoan nghinh và hả dạ. Được như thế mới gọi là công bằng và lò sẽ cháy rực hơn.

Đỗ Duy Ngọc

Nguồn: FB Do Duy Ngoc

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.