Trung Quốc: Hoàng Hà chảy ngược!

Ông Lý Khắc Cường, cựu thủ tướng Trung Quốc, vừa qua đời hôm 27/10/2023. Ảnh: Lintao Zhang/ Getty Images
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thời trung học, hầu như ai cũng thuộc câu thơ của thi hào Lý Bạch đời Đường bên Trung Hoa được cụ Cao Bá Quát trích dẫn: “Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy, thiên thượng lai, bôn lưu đáo hải, bất phục hồi” (Ngươi không thấy nước sông Hoàng từ trời rơi xuống, cuộn trôi ra biển, không quay lại). Cựu Thủ Tướng Lý Khắc Cường (Li Keqiang) trước lúc về vườn hồi Tháng Ba năm nay đã nhắc lại câu thơ của Lý Bạch tiên sinh và nhấn mạnh “sông Hoàng Hà, sông Dương Tử không bao giờ chảy ngược.” Ý ông muốn nói gì? Cả hai ông Lý đều đã qua đời, ông Lý thi sĩ chết đã ngàn năm, còn ông Lý chính trị gia mới qua đời Thứ Sáu tuần trước, nhưng chuyện không ngờ lại đang xảy ra: Sông Hoàng Hà quay đầu chảy ngược.

Nhìn sông Hoàng, ông Lý thi sĩ cảm khái về tính chất một chiều của dòng thời gian, của vũ trụ, của kiếp nhân sinh. Ông Lý chính trị gia thì dùng hình ảnh dòng sông cuồn cuộn lao ra biển để ám chỉ công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc mấy chục năm nay là không thể đảo ngược. Sâu xa hơn ông Lý cũng muốn nhắn nhủ rằng đường lối “đảo ngược” tiến trình cải cách Trung Quốc mà Chủ Tịch Tập Cận Bình đang theo đuổi cũng giống như đảo ngược dòng chảy sông Hoàng Hà, một chuyện phi lý, trái tự nhiên và tất yếu sẽ thất bại.

***

Ông Lý Khắc Cường đột ngột qua đời Thứ Sáu tuần trước (27/10/2023) ở tuổi 68, được cho là vì nhồi máu cơ tim. Cùng với cái chết của ông Lý, công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc đã kết thúc, đất nước khổng lồ này đang quay trở lại với thời chuyên chế, khép kín với những hậu quả khó lường cho người dân Trung Quốc và thế giới.

Ông Lý và ông Tập cùng lên vị trí chóp bu trong guồng máy cai trị Trung Quốc năm 2013. Ông Tập giữ chức vụ tối cao là tổng bí thư kiêm chủ tịch nước. Ông Lý là thủ tướng chính phủ. Cả hai cùng đi qua hai nhiệm kỳ lãnh đạo kéo dài 10 năm. Tuy nhiên hai người này là hai tính cách khác biệt, theo hai đường lối trái ngược nhau dù họ đều là đảng viên đảng Cộng Sản Trung Quốc (CSTQ).

Trong khi ông Tập Cận Bình là một “thái tử đảng,” con của một “nhà cách mạng lão thành” từng lãnh đạo đảng thì ông Lý Khắc Cường chỉ là con một gia đình cán bộ cấp trung ở thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy. Trái với phong cách của ông Tập lúc nào cũng khệnh khạng, bề trên với người chung quanh, ông Lý chiếm được cảm tình của dân chúng vì thường xuất hiện ở những nơi vừa bị thiên tai lũ lụt, động đất hoặc đại dịch COVID-19 với phong thái bình dị, gần gũi.

Nhờ chăm chỉ học hành, lấy được bằng tiến sĩ kinh tế của đại học Peking University danh tiếng khi các đại học Trung Quốc được mở cửa trở lại sau thời Cách Mạng Văn Hóa, nhờ tính cách ôn hòa điềm tĩnh, và nhất là nhờ sự đỡ đầu của ông Hồ Cẩm Đào, tổng bí thư đảng CSTQ thời kỳ 2002-2012, ông Lý lên nhanh như diều gặp gió. Năm 2002, ở tuổi 47, ông trở thành bí thư tỉnh ủy trẻ nhất khi nhậm chức lãnh đạo tỉnh Hà Nam. Hai năm sau ông làm bí thư tỉnh Liêu Ninh rồi năm 2008 trở thành phó thủ tướng thứ nhất. Năm 2013, ông Lý nhậm chức thủ tướng thay ông Ôn Gia Bảo, cấp trên trực tiếp của ông, để lèo lái nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vượt qua một thời kỳ khó khăn vì nợ công chồng chất, căng thẳng thương mại với Mỹ và bị đại dịch COVID-19 làm cho tê liệt.

Trong diễn văn nhậm chức thủ tướng đầu năm 2013, ông Lý cam kết cải tổ guồng máy quan liêu, tháo dỡ những rào cản hoạt động đầu tư tư nhân, cải thiện thân phận của doanh nghiệp tư nhân và hạn chế sự can thiệp của nhà nước. “Cải cách là làm giảm quyền lực của nhà nước. Đó là cuộc cách mạng tự thân, đòi hỏi sự hy sinh thật sự, và nó sẽ đau đớn,” ông nói.

***

Là một nhà kỹ trị (technocrat) chứ không phải một chính ủy, ông Lý có quan điểm tương đối tự do và thực dụng, theo phương châm mèo trắng mèo đen của nhà lãnh đạo quá cố Đặng Tiểu Bình. Ông biết rõ những yếu tố nào tạo nên mức tăng trưởng thần tốc của kinh tế Trung Quốc. Ông nỗ lực để các nguyên tắc thị trường tự do có vai trò lớn hơn, tạo sân chơi công bằng hơn cho các thành phần kinh tế nhà nước, tư nhân, và đầu tư nước ngoài, để tư nhân được bình đẳng với quốc doanh trong việc tiếp cận nguồn vốn, đất đai và các tài nguyên khác. Nói ngắn gọn, ông Lý Khắc Cường là người tiếp tục ngọn cờ cải cách mở cửa mà họ Đặng dựng lên đầu thập niên 1980.

Và đây chính là điểm xung khắc giữa ông với Chủ Tịch Tập Cận Bình. Ông Tập nhìn ba thập niên đổi mới kinh tế Trung Quốc như là môi trường thuận lợi để nạn tham nhũng hoành hành, hố ngăn cách giàu nghèo ngày càng rộng, vai trò lãnh đạo của đảng CSTQ bị xói mòn, tư tưởng và lối sống của phương Tây thấm sâu vào xã hội Trung Quốc cản trở con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Để tránh đi vào vết xe đổ của Liên Xô năm 1991, ông Tập nhất quyết “quay ngược” tiến trình vận động của Trung Quốc, quay lại một xã hội thuần nhất dưới quyền lãnh đạo tuyệt đối của đảng, và từ đó khôi phục vị trí bá chủ của nước này trên đấu trường quốc tế và khu vực. Điểm cốt lõi trong tư tưởng lãnh đạo của ông Tập là củng cố quyền lực bao trùm của đảng CSTQ, qua đó củng cố quyền lực của cá nhân ông như là “nhà lãnh đạo trọng tâm” (core leader).

Trong một thập niên cùng ở đỉnh cao quyền lực, ông Lý dần dần bị ông Tập đẩy sang bên lề và gần như bị vô hiệu hóa. Ông Tập là “chủ tịch của mọi thứ” (chairman of everything). Ông xây dựng một bộ máy toàn những tay chân thân tín, lập ra hàng loạt ủy ban của đảng CSTQ, gọi là các “tiểu tổ lãnh đạo,” đều do chính ông chỉ huy để quyết định chính sách trong mọi lĩnh vực, từ an ninh quốc gia đến kinh tế tài chính, vô hiệu hóa vai trò hoạch định chính sách mà xưa nay vẫn thuộc về các bộ trong chính phủ dưới quyền chỉ huy của thủ tướng. Trong khi ông Tập thâu tóm mọi quyền lực vào tay mình, trở thành nhà độc tài quyền uy nhất nước sánh ngang Mao Trạch Đông thì ông Lý trở thành “thủ tướng có ít quyền lực nhất trong lịch sử Trung Quốc cộng sản,” theo nhận định của nhà báo Lý Nguyên (Li Yuan) của nhật báo The New York Times.

Nếu ông Lý ra sức làm giảm sự can thiệp của nhà nước, thúc đẩy cạnh tranh thị trường thì ông Tập và ê-kíp của ông ra sức bảo vệ vai trò trung tâm của kinh tế quốc doanh, thúc đẩy việc đảng giám sát chặt chẽ nền kinh tế, đề cao an ninh và ý thức hệ lên trên tăng trưởng kinh tế. Nếu ông Lý cố gắng duy trì cánh cửa mở với Hoa Kỳ và phương Tây – điều kiện cốt tử để Trung Quốc đạt được tăng trưởng kinh tế – thì ông Tập chọn đối đầu với Hoa Kỳ để thay đổi trật tự thế giới trong đó Trung Quốc là trung tâm. Nếu ông Lý muốn phát triển thị trường trong nước, kích thích tiêu dùng nội địa thì ông Tập đem tiền ra nước ngoài thực hiện đại dự án Vành Đai và Con Đường để bành trướng ảnh hưởng chính trị qua “ngoại giao bẫy nợ.” Trong khi ông Tập huênh hoang ca ngợi công cuộc “xóa đói giảm nghèo” đã đưa 1 tỷ người Trung Quốc ra khỏi nghèo đói thì ông Lý thành thực thú nhận đất nước ông vẫn còn hơn 600 triệu người sống dưới mức $150 mỗi tháng… Và trên hết, nếu ông Lý tập trung thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì ông Tập chú trọng nhiều hơn tới an ninh chính trị, mở rộng và củng cố sự kiểm soát của đảng CSTQ trong toàn xã hội dù có phải hy sinh tăng trưởng.

***

Sở dĩ hai nhân vật đối lập này có thể cùng làm việc với nhau đến 10 năm một phần là do ông Lý không bao giờ công khai thách thức ông Tập dù đôi khi ông muốn thể hiện mình là nhà lãnh đạo ôn hòa hơn. Ông cam chịu bị đẩy ra bên lề, gặm nhấm nỗi thất vọng cay đắng. Mãi đến Tháng Tám năm ngoái, trong lúc các biện pháp phong tỏa “không COVID” của ông Tập đang làm tê liệt cả nền kinh tế, ông Lý làm chuyến đi cuối cùng tới Thẩm Quyến, dâng hương ông Đặng Tiểu Bình và cam kết tiếp tục mở cửa với thế giới. “Con cháu chúng ta sẽ sống tốt hơn chúng ta bây giờ. Cải cách và mở cửa sẽ tiếp tục tiến lên. Sông Hoàng Hà, sông Dương Tử sẽ không bao giờ chảy ngược,” ông tuyên bố với đám đông dân chúng tụ tập dưới chân tượng đồng ông Đặng. Các video clip ghi lại phát biểu đó của ông Lý, được dân chúng đăng lại trên mạng và chia sẻ cuối tuần qua khi ông đột ngột qua đời, đã bị bộ máy kiểm duyệt thẳng tay xóa bỏ.

Nói ngắn gọn và hình tượng, nếu ông Lý là hậu duệ của ông Đặng thì ông Tập là kẻ nối nghiệp ông Mao và trong cuộc tranh đua giữa hai đường lối, ông Lý thua trắng, chấm dứt sự nghiệp chính trị vào Tháng Ba và chấm dứt cuộc đời vào Thứ Sáu tuần trước. Công cuộc cải cách, mở cửa Trung Quốc – chủ yếu về kinh tế – cũng đang theo ông xuống mồ.

Cựu Tổng Bí Thư Hồ Cẩm Đào bị xốc nách lôi ra khỏi đại hội đảng, các nhà kỹ trị bị loại khỏi cơ cấu lãnh đạo, ông Lý Khắc Cường lên bàn thờ… con đường cải cách của Trung Quốc đã thật sự kết thúc. Sông Hoàng Hà đã bắt đầu chảy ngược. Đừng hy vọng Trung Quốc sẽ tiếp tục mở cửa thân thiện với thế giới. Một viễn ảnh không mấy sáng sủa đang chờ đợi ở phía trước.

Hiếu Chân

Nguồn: Người Việt

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đại diện Lưỡng viện Quốc Hội Hawaii (phải) trao Nghị quyết Cờ Vàng cho Đại diện Cộng đồng (giữa)

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 29/4 – 5/5/2024

Nội dung:

– Thông báo về các sự kiện đặc biệt tại Geneva, Thụy Sĩ nhân dịp Vietnam UPR 2024;
– Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp mặt thân hữu tại Houston;
– San Jose treo cờ tưởng niệm Quốc hận 30/4/1975;
– Lưỡng viện Quốc hội Hawaii và thành phố Honolulu ra Nghị quyết Vinh danh Cờ Vàng và Lễ Tưởng niệm Quốc hận 30/4 tại Hawaii;
– Cộng đồng tại Houston, TX tưởng niệm 30 tháng Tư;
– Hình ảnh các cuộc biểu tình Ngày Quốc hận 30/4 tại Vương Quốc Bỉ, Đức, Úc Châu;
– Mời theo dõi các cuộc hội luận.