Trung Quốc tiếp tục xua đuổi ngư dân Việt kiếm sống ở Hoàng Sa

Tàu Hải cảnh Trung Quốc xịt vòi rồng xua đuổi tàu cá Việt Nam ở vùng biển Hoàng Sa. Ảnh: Twitter/Renkai Mineyuki
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tàu Hải cảnh Trung Quốc xịt vòi rồng xua đuổi tàu đánh cá của Việt Nam ở khu vực biển quần đảo Hoàng Sa đầu năm 2023.

Tin này và một video clip được một người có tên Renkai Mineyuki đưa trên mạng Twitter ngày 14 Tháng Giêng và được tạp chí Eurasia thuật lại mà họ nói hình ảnh được một ngư dân ghi lại. Vụ việc chứng tỏ Trung Quốc vẫn không cho ngư dân Việt Nam kiếm sống ở vùng biển này.

Trung Quốc cho các loại tàu tuần tiễu tấn công các tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam ở khu vực biển Hoàng Sa vốn xảy ra suốt nhiều chục năm qua. Khi thì đâm chìm, khi cướp hết các ngư cự, hải sản đánh bắt được, ngư dân thì bị đánh đập. Hà Nội nhiều khi cũng phản đối nhưng không hề có tác dụng.

“Video clip một tàu Hải cảnh Trung Quốc thuộc lớp 056 dùng vòi rồng xua đuổi tàu đánh cá Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông.” Lời chú thích trên clip vừa kể viết. Theo nguồn tin trên, có hơn 65.000 lượt người xem cái video clip tàu Hải cảnh Trung Quốc xịt vòi rồng tấn công tàu cá Việt Nam từ mấy ngày nay.

Lớp tàu 056 vốn là lớp hộ tống hạm Trung Quốc đóng, trọng tải từ 1.300 tấn đến 1.500 tấn. Khoảng 20 chiếc được đóng cho lực lượng Hải cảnh không được trang bị võ khí như chiến hạm, dùng cho nhu cầu tuần tra bán quân sự, theo một bản tin của Hoàn Cầu Thời Báo trước đây. Nếu là chiến hạm chúng còn có các ống phóng ngư lôi, hỏa tiễn chống hạm, hỏa tiễn phòng không, đại bác.

Trung Quốc ngày càng đóng nhiều tàu lớn và trang bị rất tối tân cho tham vọng bá chủ thế giới, khoảng 70 tàu lớp 056 chỉ được sử dụng tuần tra các vùng biển cận duyên và dùng làm tàu Hải cảnh. Số lượng những tàu này cũng đã áp đảo so với tàu cảnh sát biển của Việt Nam và các nước khác ở khu vực.

Nguồn tin trên nói rằng lớp tàu 056 có khả năng chống chịu rất tốt các vụ va chạm trên biển, vốn có thể xảy ra khi đối phó với các vụ tranh chấp chủ quyền hay xua đuổi nên chúng được ưu tiên sử dụng, nhất là khi đối phó với các tàu dân sự như tàu đánh cá vỏ gỗ nhỏ bé của Việt Nam.

Nguồn tin trên dựa trên thông tin từ truyền thông Trung Quốc nói rằng tuy không có hỏa tiễn và thủy lôi, các tàu Hải cảnh từ lớp 056 vẫn có đại bác 76mm và pháo 30 ly bắn nhanh.

Cho tới nay, các lãnh tụ Hà Nội và Bắc Kinh mỗi khi gặp nhau đều hô hò quản lý các bất đồng, không để xảy ra xung đột võ trang. Trong khi Hà Nội vẫn tuyên bố chủ quyền đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Bắc Kinh vẫn bám chặt lấy cái tuyên bố chủ quyền 9 đoạn nối lại chiếm hơn 80% đến 90% Biển Đông. Nhiều khu vực lấn sâu vào các vùng biển đặc quyền nước khác.

Bởi vậy, các ngư dân Việt Nam bị tàu Hải cảnh Trung Quốc tấn công không có gì thay đổi dù Hà Nội có phản đối Bác Kinh hay không.

Theo Hiệp hội Nghề Cá đảo Lý Sơn, kể từ cuộc kình chống giữa lực lượng hai bên ở khu vực phía nam quần đảo Hoàng Sa năm 2014 đến nay, ít nhất đã có 98 tàu đánh cá của Việt Nam, phần lớn thuộc đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, đã bị phía Trung Quốc đánh chìm hay làm hư hại.

Tin tức thời gian qua cho thấy, các đảo tại quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc cướp của Việt Nam năm 1974 sau trận hải chiến với VNCH, đã được cơi nới và xây dựng các căn cứ quân sự quy mô tối tân, riêng đảo Phú Lâm còn có cả phi đạo cho các loại phi cơ quân sự Trung Quốc sử dụng.

Theo Hiệp hội Nghề Cá huyện đảo Lý Sơn, tàu Hải cảnh Trung Quốc khi gặp tàu cá Việt Nam thường bắn cho rớt lá cờ trên nóc buồng lái. Thấy vậy, các tàu đánh cá này vội vàng bỏ chạy vì không biết những gì khác sẽ xảy ra sau đó.

Nguồn: Người Việt

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.