Trương Minh Đức quên mình vì mọi người

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ký giả Trương Minh Đức trong đời sống thường nhật, có thể ít ai cảm nghiệm được nơi anh có sức sống mãnh liệt trong tình yêu đối với quê hương dân tộc như thế nào. Anh là người làm việc không ngừng nghỉ, một con người ôn tồn, giàu lòng trắc ẩn đối với mọi người, anh rõ ràng, minh bạch và luôn có cái nhìn về cá nhân, về hiện tình đất nước một cách thấu đáo. Người như anh mà bị cộng sản kết án 12 năm tù giam vì cáo buộc với cái gọi là “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” trong phiên tòa chóng vánh xử tù 6 người yêu nước vào ngày 5.4.2018 vừa qua.

Là một người bên anh trong những ngày cao trào đấu tranh đồng hành cùng ngư dân miền Trung chống lại hiểm họa Formosa. Tôi nhận thấy nơi anh có một tâm hồn yêu nước thương người đến mức quên mình. Tôi cũng khẳng định chắc chắn rằng anh Đức chưa bao giờ có ý định theo cái gọi của cộng sản là “lật đổ chính quyền”. Thậm chí, anh còn nhắc nhớ tôi thường xuyên cầu nguyện cho những người lãnh đạo cộng sản đang làm điều ác chống lại nhân dân.

Thế mà giờ đây, họ lại cáo buộc anh vào một điều luật hết sức mơ hồ và triệt tiêu các quyền căn bản của con người. Quả thật, một chế độ bất công, bất nhân và bất trị sẽ biến tất cả người dân thành con vật bị hành hạ theo ý họ muốn.

Đối với công việc, anh Đức làm việc dường như không có thời gian, không có khái niệm ngày hay đêm. Trong những thời gian mà công việc nhiều, có lúc anh chỉ ngủ được hai đến ba tiếng. Cái cảnh anh đánh trần giữa tiết trời oi bức đánh vật với công việc, một manh chiếu nhỏ trải xuống sàn nhà cùng một cái gối mây để ngã lưng gối đầu, thế là anh chợp mắt một vài phút, một hình ảnh dung dị mà đẹp đẽ đến vô cùng. Một người đàn ông hơn gần 60 tuổi mà mọi khó khăn đối với mình như không.

Mang trong mình nhiều chứng bệnh khác nhau, có nhiều lúc anh vừa uống thuốc điều trị cao huyết áp vừa làm việc, bệnh viêm xoang dường như cũng hành hạ ngày đêm. Có những hôm phải vào viện cấp cứu thế mà không chịu nghỉ ngơi dưỡng sức. Tôi có khuyên anh nên giữ sức khỏe để đi đường dài. Anh nói: chúng ta có quá ít người mà công việc lại nhiều, cố gắng làm cho mọi việc có hiệu quả.

Đối với mọi người, anh là một người có trách nhiệm, tôi còn nhớ rất rõ hôm ấy, một người hoạt động bị an ninh tấn công, theo dõi rất gắt gao. Người bạn đó được mọi người bao bọc, đến khuya thì mọi người trở về nhà. Anh Đức dù sức khỏe không được tốt nhưng chủ động nói với tôi để cùng nhau đưa người đó về nhà. Trên đường đi, có mấy toán thanh niên lạ mặt bám đu với vẻ mặt hung tợn muốn cướp giật.

Có nhiều lần anh Đức bị an ninh theo dõi, bao vây, tấn công nhưng anh luôn tỏ thái độ ôn tồn trầm mặc, luôn đối xử với họ một cách hết sức văn minh, lấy lời lành mà khuyên người, đối đáp một cách khôn ngoan và sắc sảo. Phải nói anh Đức là người bị an ninh theo dõi với cường độ dày đặc, để bảo đảm cho công việc, anh khôn ngoan thoát ẩn thoát hiện tìm vị trí an toàn làm việc.

Anh thương xót người đau yếu, bệnh tật, thăm viếng kẻ liệt và người bị tù rạc, anh có thể có mặt ở bất cứ đâu với những người đang cần sự chở che. Những người gặp khó khăn, anh tìm cách giúp đỡ nhiệt tình. Một con người sống chan chứa tình thương, dẫu vậy, trong chế độ bạo tàn cộng sản, anh bị họ kết án 12 năm tù giam.

Dù tòa án cộng sản kết án anh như vậy, nhưng anh không một lời oán thán, cay nghiệt, không cúi đầu khuất phục mà vẫn nhắn nhủ họ với một sự xác tín về giá trị của công lý và tự do. “Đại diện VKS không chứng minh được hành vi phạm tội của chúng tôi nhưng HĐXX vẫn ra bản án thì mai đây có thể các vị trong HĐXX có thể phải chịu trách nhiệm như chúng tôi; lịch sử rất công bằng.” – Lời nói sau cùng của anh Đức trước khi bị kết án.

Paulus Lê Sơn

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.