Từ chiếc giày của cô gái Thủ Thiêm

Người dân ném giày vào lãnh đạo TP.HCM trong buổi họp dân Thủ Thiêm sáng 20/10/2018. Ảnh: Internet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chuyện một công dân ném giày vào mặt nhà lãnh đạo, nếu ở quốc gia tiến bộ và lãnh đạo lương thiện thì đó là việc xấu, đáng chê trách, ngược lại, ở một quốc gia tụt hậu, tham nhũng và không có những lãnh đạo lương thiện, thì hành động ném dép vào mặt lãnh đạo trở nên phát sáng và nhận được sự hưởng ứng, cổ động, tung hô… Trường hợp cô gái trẻ tên Nguyễn Thị Thùy Dung ném giày vào mặt bà Nguyễn Thị Quyết Tâm (Phó Bí Thư Thành Ủy kiêm Chủ Tịch Hội Đồng Nhân Dân TP. HCM) trong cuộc tiếp xúc cử tri Thủ Thiêm ngày 20 tháng 10 năm 2018 là một ví dụ. Cô được nhân dân tung hô như mở cờ trong bụng. Tại sao có chuyện kỳ lạ này?

Tại Việt Nam, chuyện ném giày, ném dép vào mặt lãnh đạo, cán bộ không phải là lần đầu. Trong một phiên tòa ở phía Bắc, người dân đã ném thẳng giày vào mặt thẩm phán, không những ném một lần mà ném tới ba, bốn lần, giày trúng phóc vào mặt thẩm phán, phiên tòa phải tạm ngưng, thẩm phán phải ngưng tuyên án để trốn vào bên trong dưới sự bảo vệ của công an và cán bộ… Nhưng vụ này chím xuồng, chỉ xuất hiện lai trên các trang mạng xã hội chứ không nổi đình nổi đám như vụ cô Thùy Dung ném giày vào mặt bà Quyết Tâm. Và ở cả hai vụ ném giày này, người bị ném đều tỏ ra tức tối, giận dữ, hằn học. Những người ném giày trong phiên tòa ở phía Bắc đều bị công an mời, cô Thùy Dung thị bị vây bắt, đánh tập thể.

Cái khác nhau giữa lãnh đạo tiến bộ và lãnh đạo kém cỏi nằm chỗ khi bị nhân dân ném vào mặt, nếu lãnh đạo tiến bộ, người ta phải xin lỗi vì mình đã chọc giận nhân dân, đã sai với nhân dân đến mức khiến cho nhân dân phản ứng thái quá. Còn với lãnh đạo kém cỏi, thường thì phản ứng tức giận, hằn học, thậm chí trả thù người đã ném mình. Và đương nhiên, lãnh đạo tiến bộ luôn biết quì xuống xin lỗi nhân dân, lãnh đạo thô thiển, kém cỏi thì xem nhân dân chẳng thua gì cỏ rác. Đó là những nét khác nhau cơ bản.

Có một điều đáng hổ ngươi cho bà Nguyễn Thị Quyết Tâm ở chỗ, cũng chính miệng bà từng khẳng định trong một phiên tiếp xúc báo chí năm ngoái rằng “Nhân dân không bao giờ chửi Đảng”. Và bà Tâm là một đảng viên cấp cao của đảng Cộng sản, chứ không ai khác, chính bà đã bị nhân dân chất vấn, chửi thẳng lời và ném thẳng giày vào mặt (rất may cho bà là không trúng mặt mà chỉ rơi xuống bàn trước mặt!). Chỉ riêng chuyện này thôi cũng đủ nhận thấy cái tâm và cái tầm của một cán bộ cấp cao như bà Tâm. Một cán bộ làm chuyện mờ ám trong vấn đề đất đai của nhân dân, thơn thớt nói cười trước nỗi đau của nhân dân và sẵn sàng nói láo không biết ngượng miệng rằng nhân dân tin tưởng mình, không bao giờ chửi Đảng… Điều đó chỉ cho thấy bản thân bà Tâm chưa và không đủ tư cách làm một con người bình thường trong một xã hội bình thường.

Nhưng ở đây, bà Tâm được làm cán bộ cao cấp trong một xã hội bất thường. Một xã hội mà ở đó, kẻ cướp luôn miệng xưng mình là đầy tớ nhân dân, một xã hội mà ở đó, mọi thứ trái khoáy, phi lý đều có thể diễn ra dưới sự che chở, bảo bọc của nhà nước, một xã hội mà tiếng kêu đau không còn đủ sức đánh vào lương tri nhà cầm quyền, dường như lương tri của họ đã chai lạnh, và người dân phải dùng đến bình gas, đốt, ném, dùng đến bạo lực thì nhà cầm quyền mới chịu nói chuyện một cách nghiêm túc trong sự giảo hoạt có chừng mực hơn của họ. Và đương nhiên sự nghiêm túc này cũng chẳng mang lại giá trị hay kết quả nào ngoài ý nghĩa lấp liếm, giảo hoạt và thêm một lần nữa lừa dối nhân dân.

Rõ ràng, có một thứ gì đó đã ăn quá sâu trong não trạng của người Cộng sản, họ dường như không còn biết thế nào là nói thật, tự trọng, danh dự hay bao dung. Bởi nếu biết những thứ đó, ắt hẳn bà Tâm sẽ không bao giờ hằn học với cô Thùy Dung. Trong tâm thế của một cán bộ cấp cao, chịu trách nhiệm về đời sống, quyền lợi của người dân, chiếc giày ném từ phía đối phương sẽ đóng vai trò thức tỉnh lương tri và trách nhiệm, khiến cho người ta phải suy tư nhiều hơn về bổn phận cũng như hình ảnh của mình trước nhân dân. Nhưng ở đây thì không phải vậy!

Cái “không phải vậy” này nghiễm nhiên đẩy chiếc giày tức giận của một người dân ném cán bộ vào lịch sử. Nó cho thấy bộ mặt thật của chế độ cầm quyền cũng như bộ mặt thật của những kẻ đang nắm quyền bính, đang làm mưa làm gió và đang ăn hại nhân dân méo tròn ra sao. Và cái lạ ở đây là khi một chiếc giày được ném vào mặt một nô bộc nhân dân xuất sắc, ưu tú của đảng thì liền sau đó là những tràn vỗ tay triền miên.

Nó cũng giống như người dân đã từng vỗ tay cho Đoàn Văn Vươn – Hải Phòng, tung hô hết lời với nhân dân Đồng Tâm – Hà Nội, nhân dân Phan Rí Cửa – Bình Thuận, và bây giờ là cô Thùy Dung, Sài Gòn. Rõ ràng có một điều gì đó đang biến chuyển, đi từ ngậm miệng tức tưởi sang chỗ đấu tranh kêu gào và tiến đến bứt phá và bây giờ là ném thẳng vào mặt. Thế mới hiểu thế nào là sức mạnh của nhân dân! Một sức mạnh mà ở những quốc gia dân chủ tiến bộ, nó hoàn toàn không bao giờ cần dùng đến!

Viết Từ Sài Gòn

Nguồn: RFA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.