Từ Hoàng Sa Trường Sa Đến Thái Hà Và Tòa Khâm Sứ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong những ngày vừa qua, Cộng Sản Việt Nam lại vừa mở thêm một cuộc đàn áp mới đối với những thành phần quần chúng nhân dân đang đặt vấn đề về những khuất tất của chế độ.

Đợt đàn áp lần này khởi đi từ phiên tòa đầy phi pháp và dối trá xử blogger Điếu Cầy, cùng với một loạt những bắt bớ các nhà đấu tranh cho dân chủ, và cho sự toàn vẹn lãnh thổ lãnh hải, nhân đánh dấu 50 năm bản công hàm ô nhục ngày 14 tháng 8 năm 1958 của ông Phạm văn Đồng, chính thức công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông bao trùm quần đảo Hoàng Sa Trường Sa của Việt Nam. Cũng như đợt đàn áp cuối năm ngoái và tháng tư vừa rồi, khi người dân yêu nước lên kế hoạch biểu tình phản đối Trung Quốc thiết lập đơn vị hành chánh Tam Sa bao gồm cả Hoàng Sa, Trường Sa, và sau đó, in hai quần đảo này trong bản đồ Trung Quốc trên website lộ trình rước đuốc Thế Vận Hội; lần đàn áp này, Hà Nội cũng chứng tỏ đã rất hữu hiệu trong việc ngăn chặn phá vỡ mọi kế hoạch biểu tình của sinh viên yêu nước. Vào đúng ngày 14 tháng 9 vừa qua, tất cả những người đã từng công khai lên tiếng bày tỏ lòng yêu nước, bất bình với thái độ ngang ngược bá quyền của Trung Quốc, đều bị công an bắt đi, hoặc mời lên công an làm việc, hoặc ngăn chặn không cho ra khỏi nhà. Trước các cơ sở ngoại giao của Trung Quốc ở Hà Nội và Sài Gòn đều có công an dày đặc để ngăn ngừa biểu tình..

Trong lúc vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam được người dân yêu nước hâm nóng, bất kể sự khống chế của chế độ, thì cùng thời gian đó, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam cũng đột nhiên trở nên cứng rắn hơn đối với giáo dân Thiên Chúa Giáo tại Hà Nội đang tranh đấu đòi lại những đất đai của giáo hội, đã bị nhà nước chiếm đoạt từ bao năm nay. Hà Nội đã lên án gắt gao các linh mục và giáo dân Thái Hà đang tập trung cầu nguyện đòi đất, là vi phạm pháp luật, và bắt bớ một số giáo dân bị nghi là nồng cốt.. Công an mặc thường phục và xã hội đen đã dùng bạo lực đánh đập, xịt hơi cay vào đoàn người bất bạo động đang cầu nguyện. Người dân xung quanh giáo xứ cho biết, nhà nước thưởng 30 ngàn đồng cho những ai đến quấy phá, xỉa xói giáo dân đang cầu nguyện. Bộ máy tuyên truyền của nhà nước cũng đồng loạt mở chiến dịch vừa bóp méo sự thực, vừa bôi nhọ đức tổng giám mục Ngô Quang Kiệt, để gây ấn tượng: vị chủ chăn công giáo tại Hà Nội không muốn nhận mình là người Việt Nam.

Một hành vi xảo trá khá thâm độc khác của nhà cầm quyền là, trong khi hai bên nhà nước và giáo xứ còn đang chưa ngã ngũ giải quyết vụ tranh tụng về sở hữu đất đai của giáo xứ Thái Hà và Tòa Khâm Sứ, thì nhà nước đã ngang nhiên mang xe ủi đất đến san bằng các miếng đất này để thi công xây dựng thư viện và công viên. Ý đồ thâm độc của chế độ là muốn tạo nên hình ảnh giáo hội công giáo chỉ đặt quyền lợi ích kỷ riêng trên hết, và ngăn cản nhà nước thi công những chương trình phục vụ dân sinh.

Nhưng, câu hỏi được đặt ra ở đây là: nếu nhà nước thực tâm phục vụ dân chúng và thiếu nhi, thì tại sao không thi công xây thư viện và công viên ngay trên ba miếng đất mà nhà nước đã đề nghị đền bù cho tòa Khâm Sứ trước đây, cho đỡ rắc rối? Phải chăng Hà Nội đang dùng thiếu nhi và nhân dân làm chiêu bài để che dấu ý đồ cướp đất của mình, như đã từng dùng chiêu bài giải phóng dân tộc để cướp và củng cố chính quyền?

Đợt đàn áp lần này này của nhà cầm quyền Hà Nội có lẽ đang bộc lộ những điều sau:

1. Lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam đã cảm thấy thực sự bị đe dọa trước sự vươn dậy của quần chúng nhân dân. Gia tăng bạo lực chỉ là dấu hiệu thể hiện tâm trạng sợ hãi và mất tự tin.

2. Họ đang muốn chuyển sự chú ý của dư luận quần chúng trong vấn đề Hoàng Sa-Trường Sa sang vấn đề đất nhà thờ. Họ muốn thu nhỏ vấn đề giữ, và đòi lại đất của tổ tiên dân tộc, xuống vấn đề giữ và đòi lại đất của giáo dân. Vì họ biết rõ sư hèn yếu trước Trung Quốc của họ là điểm yếu mà nhân dân Việt Nam không chấp nhận. Do đó phải thổi lên vụ Thái Hà và Tòa Khâm Sứ, trong khi bộ máy tuyên truyền ếm nhẹm những bức xúc về Hoàng Sa Trường Sa của nhân dân.

3. Bộ máy tuyên truyền này hoàn toàn lờ đi những đòi hỏi công lý và hoà bình chung của giáo dân, mà chỉ cố tạo hình ảnh người công giáo là thiểu số ích kỷ, chỉ vì quyền lợi riêng mà chống lại nhà nước, nhằm tách rời cộng đồng giáo dân ra khỏi dân tộc. Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đang khích động hình ảnh chính dân chúng bất mãn xỉa xói, tấn công giáo dân, chứ không phải công an, cùng đám tay sai bất hảo của công an, được gọi là “quần chúng tự phát”, làm việc này. Hệ quả của việc này sẽ là sự chia rẽ dân tộc giữa bên lương và bên giáo.

Tóm lại, tương tự như thực dân Pháp trước kia đã chia nước ta ra làm ba kỳ để dễ cai trị, Hà Nội nay đang muốn tạo nên sự chia rẽ dân tộc , để vừa dễ cai trị, vừa dễ củng cố chế độ và dễ bán nước cho Trung Quốc, hầu đổi lấy sự bảo kê của đàn anh này. Đây chính là bản chất của Cộng Sản, bản chất luôn đặt quyền lợi của Đảng lên trên quyền lợi của dân tộc!

Văn Chu

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.