‘Tước danh hiệu Công An Nhân Dân’ – sự trịch thượng ‘thâm căn cố đế’

Hai viên cảnh sát đánh đập học sinh bị camera ghi lại ở Vĩnh Châu, Sóc Trăng, 25/9/2022. Ảnh chụp báo Thanh Niên
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cuối tuần vừa qua, Công an Sóc Trăng đã quyết định… “tước danh hiệu công an nhân dân (CAND)” của ba sĩ quan: Đại úy Châu Minh Trung; Thượng úy Đòan Tấn Phong, Trung úy Nguyễn Quang Thái vì hành hung hai thiếu niên ở thị xã Vĩnh Châu.

Ngoài ba viên sĩ quan bị… “tước danh hiệu CAND” như vừa kể, còn có một sĩ quan khác bị “cảnh cáo” (Đại úy Trần Minh Đời), một bị cách chức Đội phó Đội Cảnh sát Giao thông – Trật tự Công an thị xã Vĩnh Châu (Đại úy Hứa Trường An). Đại úy Đời bị “cảnh cáo” vì không can ngăn ba đồng đội hành xử kiểu côn đồ, còn Đại úy An bị “cách chức” do không làm tròn nhiệm vụ chỉ huy, nguyên văn “không quán xuyến được cán bộ, chiến sĩ của mình” (1).

***

Video clip ghi lại cảnh các sĩ quan CAND lao vào đấm đá, thậm chí gỡ cả mũ bảo hiểm để đánh hai thiếu niên đã làm cả xã hội sôi sùng sục. Thiên hạ phẫn nộ không chỉ vì sự càn rỡ, tàn bạo của các sĩ quan CAND mà còn khinh bỉ vì những sĩ quan CAND này vừa hèn, vừa bẩn (tấn công trẻ con, không chỉ bạo hành những đối tượng yếu hơn mình cả về thế lẫn lực nên đứng im chịu trận, không dám kháng cự mà còn đánh hội đồng). Sự càn rỡ, tàn bạo, hèn và bẩn ấy không chỉ thấy ở những kẻ trực tiếp thủ ác…

Ngày 28/9/2022 – bốn ngày sau khi xảy ra vụ hành hung, lúc nhiều triệu người đã tận mắt mục kích các sĩ quan CAND càn rỡ, tàn bạo, hèn và bẩn như thế nào, ông Lâm Thành Sol vẫn còn mạnh miệng bào chữa cho thuộc cấp nói riêng và cho lực lượng CAND nói chung. Tuy đã có “kết quả xác minh ban đầu” nhưng viên đại tá, Giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng, vẫn khẳng định hai thiếu niên (một 16 tuổi, một 17 tuổi) là… “thanh niên”. Cả hai vượt đèn đỏ, có dấu hiệu say rượu nên mới bị thuộc cấp của ông Sol chặn lại…

Ông Sol đã cố tình bôi nhọ các nạn nhân bằng cách mô tả cả hai như những cá nhân coi thường luật pháp, bất trị: Không chịu ngừng lại khi CAND muốn kiểm tra. Đã bỏ chạy còn lạng lách, đánh võng qua nhiều tuyến đường như: Nam Sông Hậu, Lê Lai, Trưng Nhị, 30 tháng 4, huyện lộ 43 cho đến xã Vĩnh Hải… Thuộc cấp của ông Sol phải bám sát hơn 30 cây số mới chặn được (2)…

Vào thời điểm đó, viên đại tá, Giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng, nhấn mạnh: Do đó, sau khi dừng được phương tiện thì ba đồng chí trong tổ công tác đã không kềm được nóng giận’ cho nên đã có hành vi vượt quá chuẩn mực, xử lý kém hiệu quả’ như clip

Chính lối biện minh kém cỏi, thiếu thiện chí đó của viên đại tá, Giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng đã đổ thêm dầu vào lửa. Ngoài việc chỉ trích sự càn rỡ, tàn bạo, hèn và bẩn, thiên hạ bắt đầu so sánh nhiều scandal khác liên quan đến lực lượng CAND mà họ từng biết, phân tích sâu hơn về năng lực thực thi pháp luật của CAND, nhận thức của lãnh đạo lực lượng CAND, sự trịch thượng của lực lượng CAND cả với luật pháp lẫn danh dự, nhân phẩm, tính mạng, tài sản của công dân…

Do “lửa” càng lúc càng lớn, hai ngày sau (30/9/2022), đại diện Bộ Công an tuyên bố: Lãnh đạo Bộ Công an đã chỉ đạo Công an tỉnh Sóc Trăng làm rõ, xử lý nghiêm việc một số cán bộ Công an thị xã Vĩnh Châu vi phạm nghiêm trọng quy trình công tác và vi phạm lễ tiết trong khi thi hành công vụ (3). Đại diện Bộ Công an lên tiếng vào buổi sáng thì đến buổi chiều, Công an tỉnh Sóc Trăng công bố quyết định kỷ luật năm sĩ quan CAND và tổ chức họp báo ngay sau đó với đầy đủ đại diện của cả Tỉnh ủy lẫn chính quyền tỉnh..

Viên đại tá, Giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng đã xoay sang phía ngược lại chỉ trong hai ngày! Cho dù chỉ có một video clip nhưng hành vi của năm sĩ quan CAND từng được chính ông Sol kéo xuống bằng… “không kềm được nóng giận” bởi lỗi từ phía nạn nhân cho nên mới… “vượt quá chuẩn mực, xử lý kém hiệu quả”, giờ bởi “dư luận bức xúc”, thượng cấp ái ngại nên được chính ông ta nâng lên thành… “vi phạm quy tắc ứng xử đến mức nghiêm trọng” và quyết định áp dụng hình thức kỷ luật đội khung”!

Nhận thức cũng như cách thức xử lý năm thuộc cấp – năm đồng đội, đồng chí của viên đại tá, Giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng cho thấy, CAND – lực lượng bảo vệ và thực thi pháp luật tại Việt Nam – không dành cho luật pháp bất kỳ chỗ nào trong hoạt động của họ, thành ra “che” không được thì… “chặt.” “Chặt” không phải vì năm viên sĩ quan CAND kia vi phạm pháp luật mà vì… “dư luận” và để… “dư luận” thôi… “bức xúc” mà không ngần ngại… áp dụng hình thức kỷ luật đội khung”!

***

Ảnh chụp viên đại tá, Giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng tại cuộc họp báo về vụ thuộc cấp lạm quyền, đánh đập cả trẻ con một cách tàn nhẫn cho thấy, ông Sol tự xem ông hoàn toàn vô can. Bởi vô can nên mặt mũi tươi tỉnh, không tỏ ra áy náy và cười rất… tươi.

Ông Sol không biết thẹn khi báo giới chất vấn: Công an từng tuyên bố hai thiếu niên “lạng lách, đánh võng, ép xe của cảnh sát”, vậy có hình ảnh hay có ai chứng kiến không? Khi đuổi kịp, các em đã cúi chào rất lễ phép, vậy mà hai anh áo xanh và áo vàng thay phiên nhau đánh em cầm lái rất tàn nhẫn, việc đánh người chỉ vi phạm quy tắc ứng xử như thông cáo báo chí hay có biểu hiện vi phạm pháp luật? Sau khi bị đình chỉ công tác, việc xử lý tiếp theo như thế nào ?.. Ông ta không xin lỗi bất kỳ ai khi thuộc cấp sai phạm như đã biết, ông ta cũng không xin lỗi bất kỳ ai khi từng đưa ra những cáo buộc vô bằng nhằm bôi nhọ nạn nhân. Trước sau, Đại tá – Giám đốc Công an một tỉnh chỉ khăng khăng, tất cả đều là… “thực hiện ý kiến của Bộ Công an và Tỉnh ủy, UBND tỉnh” (4)!

Cho đến giờ này, dẫu đại diện hệ thống chính trị, hệ thống công quyền, công an Sóc Trăng đã đến thăm, gửi quà, tặng tiền cho các nạn nhân nhưng không có ai, nơi nào lên tiếng xin lỗi hai thiếu niên và gia đình. Bộ Công an cũng vậy! Xử lý nhưng từ trên xuống dưới, từ trái sang phải dứt khoát không xin lỗi chắc chắn là vì không tự thấy có lỗi. Về logic, nhận sai như thế có khác gì… “động tác kỹ thuật”? Đâu phải Công an Sóc Trăng, Bộ Công an cũng thế.

Ví dụ gần nhất là việc đổi hộ chiếu mẫu mới. Tuy tạo ra đủ thứ xáo trộn, gây phiền hà, tốn kém cho tất cả các bên từ hệ thống công quyền đến hàng triệu công dân nhưng Bộ Công an chỉ thông báo sẽ bổ sung “nơi sinh” vào phần bị chú của hộ chiếu chứ dứt khoát không nhận sai, không xin lỗi… Thượng bất chính, hạ tất loạn là thế! Có lẽ chỉ ở Việt Nam mới có chuyện lực lượng bảo vệ và thực thi pháp luật – CAND – mới tự cho và được chấp nhận để đứng bên trên tất cả mọi thứ.

Về lý thuyết, công an là nghề như mọi nghề khác. “Cán bộ, chiến sĩ CAND” bình đẳng với hàng trăm triệu công dân khác. Tại Việt Nam, trước nay, hai chữ “danh hiệu” chỉ dùng để ghi nhận công trạng đáng kể của cá nhân đối với một ngành và sự phát triển chung của xã hội. Vì lẽ gì CAND có quyền xếp nghề này trên mọi nghề khác, ngay cả khi loại bỏ những phần tử bị coi là sai trái, CAND dứt khoát không chấp nhận đã đuổi mà chỉ… “tước bỏ danh hiệu”? Bao giờ tư duy trịch thượng “thâm căn cố đế” này mới đổi?

Trân Văn

Chú thích:

(1) https://thanhnien.vn/vu-cong-an-danh-2-thieu-nien-tuoc-danh-hieu-cand-3-can-bo-post1505607.html

(2) https://www.sggp.org.vn/ket-qua-xac-minh-ban-dau-vu-clip-2-thanh-nien-bi-cong-an-danh-845052.html

(3) https://vtv.vn/phap-luat/bo-cong-an-chi-dao-xu-ly-nghiem-vu-canh-sat-soc-trang-danh-2-thieu-nien-2022093007240683.htm

(4) https://tuoitre.vn/giam-doc-cong-an-soc-trang-ky-luat-hinh-thuc-doi-khung-vu-cong-an-danh-2-thieu-nien-2022093013490936.htm

Nguồn: VOA

(Video: Youtube Việt Tân)

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.