Uỷ Ban Nhân Quyền Việt Nam Chúc Mừng Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

ỦY BAN NHÂN QUYỀN VIỆT NAM
THE COMMITTEE FOR HUMAN RIGHTS IN VIETNAM
P.O BOX 648 BƯU ĐIỆN BỜ HỒ, HÀ NộI, VIỆT NAM
Email: humanrightsvn@gmail.com
www.humanrightsvn.blogspot.com

Hà nội, ngày 12 tháng 6 năm 2007

UỶ BAN NHÂN QUYỀN VIỆT NAM CHÚC MỪNG NHÀ BÁO NGUYỄN VŨ BÌNH ĐÃ ĐƯỢC RA KHỎI NHÀ TÙ

Ngày 15 tháng 1 năm 2007, các thành viên của Uỷ Ban Nhân quyền Việt Nam đã có buổi nhóm họp cùng nhau thống nhất ra thông cáo báo chí cùng Tuyên bố số 01-2007/UBNQVN, lên án chính quyền cộng sản đã giam giữ tù nhân chính trị nhà báo Nguyễn Vũ Bình trong điều kiện sức khoẻ hết sức tồi tệ và yêu cầu chính quyền cộng sản Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức và không điều kiện cho ông Nguyễn Vũ Bình. Cộng với sự nỗ lực không mệt mỏi của Cộng Đồng Người Việt Tự Do Hải Ngoại vận động kêu gọi chính phủ các nước văn minh tiến bộ, các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế ủng hộ mạnh mẽ, lên tiếng đòi trả tự do cho nhà tranh đấu Nguyễn Vũ Bình trong suốt thời gian qua.

Nhận được tin nhà báo Nguyễn Vũ Bình đã được trả tự do ra khỏi nhà tù lúc 15.30h chiều và về đến nhà riêng tại Hà Nội lúc 20h ngày 9/6/2007 sau hơn 4 năm bị nhà cầm quyền Việt Nam cầm tù. Uỷ Ban Nhân Quyền Việt Nam hết sức vui mừng, xin gửi tới nhà báo Nguyễn Vũ Bình lời chúc mừng nồng nhiệt nhất, xin chia vui cùng gia đình của nhà báo nói riêng và chia vui cùng toàn thể các chiến sỹ dân chủ hoà bình đang tranh đấu cho tự do dân chủ nhân quyền cho Việt Nam nói chung. Chúc nhà báo Nguyễn Vũ Bình dồi dào sức khoẻ và tiếp tục chân cứng đá mềm trên con đường tranh đấu tự do dân chủ cho Việt Nam.

Uỷ Ban Nhân Quyền Việt Nam nhận định rằng việc trả tự do cho nhà báo Nguyễn Vũ Bình không phải là hành động thiện chí thực sự của nhà cầm quyền Việt Nam, đây chỉ là hành động nhỏ giọt nhằm phục vụ cho tư lợi bản thân nhà cầm quyền Việt Nam. Không có và chưa bao giờ có một quốc gia văn minh tiến bộ nào trên thế giới lại đem con dân của chính dân tộc mình ra để đánh đổi trong quan hệ bang giao quốc tế để nhằm đạt được lợi ích riêng cho một thiểu số cầm quyền như nhà cầm quyền Việt Nam. Đây là nỗi hổ thẹn và nhục nhã to lớn của dân tộc Việt Nam. Trên thực tế, song song với việc trả tự do cho bác sỹ Phạm Hồng Sơn ngày 30/8/2006, nhà cầm quyền Việt Nam đã tiến hành bắt giữ và bỏ tù rất nhiều nhà tranh đấu dân chủ ôn hoà khác như các thành viên của Đảng Dân Chủ Nhân Dân như bác sỹ Lê Nguyên Sang, luật sư Nguyễn Bắc Truyển, ký giả Huỳnh Nguyên Đạo; sau đó là Phạm Bá Hải, Vũ Hoàng Hải, Nguyễn Ngọc Quang, Trương Quốc Huy, luật sư Bùi Kim Thành; các thành viên của Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông như Đoàn Hữu Chương, Đoàn Triệu Hảo, Đoàn Kinh Kha, Nguyễn Tấn Hoành, Trần Thị Lê Hằng, Đoàn Văn Diên, Lê Văn Sỹ, Nguyễn Thị Tuyết, Lê Bá Triết, Nguyễn Tuấn; ông Lê Văn Yên, luật sư Trần Quốc Hiền (phát ngôn nhân của Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông Việt Nam); tiếp theo là Linh Mục Nguyễn Văn Lý và các thành viên của Đảng Thăng Tiến Việt Nam như Nguyễn Phong, Nguyễn Bình Thành, Lê Thị Lệ Hằng, Hoàng Thị Anh Đào, mục sư Hồng Trung (thành viên của Đảng Vì Dân, và là thành viên trong ban điều hành Liên Đảng Lạc Hồng); các thành viên của Nhóm Người Việt Nam Yêu Nước như ông Nguyễn Văn Ngọc và Trịnh Quốc Thảo; tiếp theo là các luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Lê Quốc Quân, Nguyễn Thị Thùy Trang; giáo viên trung học Vũ Văn Hùng, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, dân oan Hồ Thị Bích Khương, ký giả Trương Minh Đức; các tín đồ của Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo như Nguyễn Văn Thơ, Dương Thị Tròn, Lê Văn Sóc, Nguyễn Văn Thuỳ và còn nhiều người khác bị bắt giữ chưa được kể tên tới.

Việc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trả tự do một cách nhỏ giọt cho một hai người, trong khi đó lại bắt giữ rất nhiều người tranh đấu dân chủ ôn hoà khác là bằng chứng cho thấy việc làm của họ là hoàn toàn không có thiện chí thực sự.

Trên bình diện tranh đấu dân chủ nhân quyền quốc tế, trước áp lực quốc tế văn minh tiến bộ, nhà cầm quyền độc tài quân sự Miến Điện đã buộc phải trả tự do cho bà Su Su Nway, một nhà hoạt động tích cực bênh vực nhân quyền tại Miến Điện; 59 vị cựu nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo chánh phủ trên thế giới, trong đó có 3 cựu Tổng thống Hoa Kỳ là các ông Jimmy Carter, George H.W. Bush và Bill Clinton, Ông Ban Ki-moon, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, các nước như Nauy, Philippine, Malaysia, Indonesia đã cùng lên tiếng yêu cầu chánh phủ quân nhân Miến Điện trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi, lãnh tụ dân chủ và là người đoạt giải Nobel hòa bình đang bị quản chế tại gia. Ít nhất 400 ngàn người ký tên trong bản thỉnh nguyện chính quyền quân nhân Miến Điện trả tự do cho hơn 1100 người tù chính trị tại Miến Điện.

Đại diện của 33 quốc gia lên tiếng bày tỏ quan ngại về việc giới chức Việt Nam gần đây đã bắt giữ hàng loạt các nhà bất đồng chính kiến. Toàn bộ 27 thành viên trong khối Liên Hiệp Châu Âu cùng một số nước khác, trong đó có Hoa Kỳ và Úc đã chính thức lên tiếng với Bộ Ngoại Giao Việt Nam. Liên Hiệp Châu Âu, do các vị đại sứ Đức, Bulgaria và Uỷ Hội Châu Âu, cùng một số toà đại sứ khác đã chuyển lời phản đối chính thức các vụ đàn áp bắt bớ của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Để tỏ thái độ phản đối chiến dịch đàn áp dân chủ khắt nghiệt của chính phủ Việt Nam trong thời gian gần đây, dân biểu đảng Cộng hoà, ông Earl Blumenauer, vừa tuyên bố từ chức Chủ tịch nhóm các chính trị gia tại Hạ Viện Mỹ quan tâm tới Việt Nam và bang giao Việt-Mỹ. Tổng thống Mỹ George W Bush vừa lên tiếng kêu gọi trả tự do “ngay lập tức và vô điều kiện” cho các nhân vật bất đồng chính kiến ở các nước như Belarus, Miến Điện, Cuba và Việt Nam.

Ủy ban Nhân quyền Việt Nam tiếp tục lên án những vi phạm nhân quyền, lên án hành vi trấn áp, bắt bớ, bỏ tù những người bất đồng chính kiến, tranh đấu dân chủ nhân quyền tại Việt Nam nói trên và yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam phải trả tự do vô điều kiện cho các công dân hoàn toàn vô tội nói trên, chấm dứt ngay những phiên toà phi pháp, phi lý, phi chính nghĩa không đáng có, chấm dứt ngay những hành động đàn áp tương tự trong tương lai.

Uỷ ban Nhân quyền Việt Nam kêu gọi mỗi một người dân Việt Nam trong cũng như ngoài nước hãy là một hạt nhân bảo vệ nhân quyền vì chính tương lai của giống nòi, của dân tộc Việt Nam để có thể sánh vai được với các quốc gia văn minh tiến bộ trên thế giới. Đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế lên án những vi phạm nhân quyền của chính quyền cộng sản Việt Nam và lên tiếng bảo vệ cho những người vận động dân chủ, hoạt động tôn giáo và nhân quyền một cách ôn hoà, bất bạo động ở Việt Nam.

Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam
Hà Nội, ngày 12 tháng 6 năm 2007.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.