Vẫn Còn Đó Vấn Nạn Mãi Dâm Tại Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hôm 15/10/2004, Thủ Tướng Chính phủ CSVN đã ký Nghị Định số 178/2004/NĐ-CP quy định các hướng dẫn thi hành một số điều khoản trong mục tiêu phòng và chống tệ nạn mãi dâm. Theo đó, tất cả cán bộ, công chức, viên chức nhà nước hoặc những người thuộc lực lượng vũ trang CSVN vi phạm những luật lệ phòng chống mãi dâm thì ngoài việc bị phạt tiền còn bị thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó để thi hành kỷ luật. Đối với người có hành vi bán dâm, nghị định trên còn ghi rõ: phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đến 300.000 đồng VN; từ 300.000 đến 500.000 đồng VN trong trường hợp bán dâm cho nhiều người cùng một lúc và từ 500.000 đến 1 triệu đồng VN nếu bán dâm có tính chất đồi trụy. Người nào có hành vi mua dâm thì bị phạt tiền từ 500.000 đến triệu đồng VN; phạt tiền từ 2 đến 5 triệu đồng VN trong trường hợp mua dâm nhiều người cùng lúc; phạt từ 5 đến 10 triệu đồng VN thuộc một trong hai trường hợp: mua dâm có tính chất đồi trụy, lôi kéo, ép buộc người khác cùng mua dâm.

Thật ra, Nghị Định số 178/2004/NĐ-CP chỉ gia tăng chút ít sự trừng phạt đối với người vi phạm, nếu đem so sánh với Pháp lệnh được thi hành từ 1 tháng 7 năm 2003 vừa qua. Luật đã được quy định, nhưng vấn đề chính là việc thi hành. Sự kiện này cùng với những kinh nghiệm quá khứ đã nói lên thực trạng của một xã hội không tôn trọng Pháp luật như hiện nay tại Việt Nam. Thử hỏi đã có bao nhiêu trẻ em và phụ nữ Việt Nam đã bị đem bán cho các động mãi dâm tại Cam Bốt, Thái Lan, Đài Loan…? Để thực hiện công việc này, có bao nhiêu cán bộ nhà nước dính líu trong đường dây buôn người này ? Và tại sao chính quyền CSVN không có một phản ứng mạnh mẽ gì trước những sự kiện đau lòng này? Ngoài ra, Nghị Định số 178/2004/NĐ-CP đã đưa ra một điều nghe có vẻ hơi mạnh tay nhưng thật ra chỉ là để “cú đầu” cán bộ và “vuốt ve” lòng dân, khi quy định rằng các công chức cán bộ hoặc những người thuộc các lực lượng vũ trang CSVN vi phạm các luật lệ phòng chống mãi dâm, ngoài việc phạt tiền còn thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó để làm kỷ luật, thay vì chỉ đưa ra cơ quan Tư pháp chế tài theo luật định

Dưới đây là một số quy định trong một Pháp lệnh phòng, chống mại dâm đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội CSVN thông qua ngày 17/03/2003 và có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2003.

1- Xử lý đối với người mua dâm: Người mua dâm tuỳ tính chất, mức độ sẽ bị xử phạt hành chính bằng hình thức cảnh cáo và phạt tiền. Đặc biệt pháp lệnh còn quy định: người mua dâm người chưa thành niên hoặc biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự. (Điều 22)

2- Xử lý đối với người bán dâm: Người bán dâm tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh. Người bán dâm là người nước ngoài thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính bằng hình thức cảnh cáo, phạt tiền, trục xuất. Người bán dâm biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự. (Điều 23)

3- Xử lý đối với người có hành vi liên quan đến mại dâm: Người bảo kê, mại dâm, góp vốn để sử dụng vào mục đích mại dâm thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Người môi giới mại dâm, mua bán phụ nữ, trẻ em để phục vụ hoạt động mại dâm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự. (Điều 24)

4- Xử lý đối với tổ chức cá nhân lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm: Cơ sở kinh doanh dịch vụ lợi dụng hoạt động kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm thì bị phạt tiền và tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị tịch thu tang vật, phương tiện có liên quan trực tiếp đến hoạt động mại dâm, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Người đứng đầu cơ sở kinh doanh dịch vụ do thiếu tinh thần trách nhiệm để hoạt động mại dâm xảy trên cơ sở do mình quản lý thì bị xử phạt hành chính; trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự. (Điều 25)

5- Xử lý đối với tổ chức, cá nhân phổ biến, tàng trữ, lưu hành các sản phẩm có nội dung và hình thức khiêu dâm: Cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, dịch vụ văn hoá, bưu chính viễn thông có hành vi phổ biến, tàng trữ lưu hành hình ảnh, vật phẩm, sản phẩm, thông tin có nội dung và hình thức đồi trụy, khiêu dâm, kích động tình dục thì bị phạt tiền và tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Người có hành vi vi phạm các quy định nêu trên thì tuỳ theo tính chất, mức độ mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. (Điều 26).

6- Xử lý đối với cán bộ, công chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm: Người có hành vi vi phạm quy định tại các Điều 22, 23, 24, 25 và 26 của Pháp lệnh này là cán bộ, công chức hoặc người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thì ngoài việc bị xử lý theo quy định tại các điều này còn bị thông báo cho người đứng đầu cơ quan; tổ chức; đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó để giáo dục và xử lý kỷ luật. Cán bộ, công chức hoặc người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm thì trong thời gian bị kỷ luật không được đề cử, ứng cử vào các cơ quan dân cử, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; không được bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm lại, bổ nhiệm vào các chức vụ tương đương hoặc cao hơn trong các cơ quan Nhà nước trong lực lượng vũ trang nhân dân. (Điều 28).

7- Xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống mại dâm: Người có nhiệm vụ trực tiếp đấu tranh phòng, chống mại dâm dung túng, bao che hoặc không xử lý kịp thời để cho hoạt động mại dâm xảy trên địa bàn quản lý thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, chuyển làm công tác khác hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại thì cơ quan nơi người đó công tác phải có trách nhiệm bồi thường và người đã gây ra thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn theo quy định của pháp luật. (Điều 29).

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước Tô Lâm (thứ nhì từ trái) chính thức nắm ghế tổng bí thư sau khi kết thúc Hội nghị bất thường BCH/TƯ đảng Cộng Sản Việt Nam hôm 3/8/2024. Ảnh: Znews

Quốc hội Việt Nam lại họp bất thường vào lúc Tổng bí thư Tô Lâm đang củng cố thế lực

Đây sẽ là kỳ họp bất thường lần thứ 8 của Quốc hội đương nhiệm. Lần đầu tiên trong lịch sử cơ quan lập pháp của Việt Nam, số cuộc họp bất thường nhiều đến như thế. Cuộc họp ngày 26/08 diễn ra trong bối cảnh tân TBT đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm đang củng cố thế lực, đưa những người thân tín vào các chức vụ chủ chốt trong đảng.

Trên tờ nhật báo Hong Kong South China Morning Post hôm nay, 24/08, Giáo sư Zachary Abuza, Học viện Chiến tranh Quốc gia ở Washington, Hoa Kỳ, chuyên gia về các vấn đề chính trị và an ninh Đông Nam Á, có bài viết về những thay đổi trong guồng máy lãnh đạo của Việt Nam hiện nay.

Ông Tô Lâm phát biểu nhậm chức tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam. Ảnh: Xây dựng Chính sách

Bến mơ

Tôi nói thật, cái xứ này có được áp đặt một đội ngũ lãnh đạo cả triệu người đi chăng nữa mà những con người ấy vẫn một lòng “kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội” thì cũng chả đi đến đâu, được trò gì.

Mọi cuộc lên đường đều phải có đích cụ thể, chứ đi mãi với cái đích mơ hồ như vậy thì chỉ uổng công, mỏi chân, mất thời gian. Hơn 2/3 thế kỷ cả nước này, dân tộc này phải trả giá đắt còn chưa đủ hay sao.

Anh Phạm Văn Trội và vợ. Hình chụp ngày 30/07/2024 khi anh vừa ra tù. Ảnh: Diễn Đàn Thế Kỷ

Việt Nam – người bất đồng chính kiến này vừa xong án tù, người khác lại bị kết án

Tình trạng tù nhân chính trị ở Việt Nam từ nhiều năm nay là người này ra thì người kia vào tù, người này xong án thì người khác bị kết án.

Ngày 30/07 vừa qua anh Phạm Văn Trội ra tù, kết thúc 7 năm tù giam và đây là bản án tù thứ hai của anh, trước đó anh từng bị bắt vào ngày 11/09/2008, bị kết án 4 năm tù giam, 4 năm quản chế.

Chưa đầy 2 tháng sau, ngày 15/08 nhà cầm quyền Việt Nam lại kết án nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến có biệt danh Anh Chí, một thành viên sáng lập của phong trào No-U phản đối đường “lưỡi bò” và từng tham gia nhiều cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc vào đầu những năm 2010 và các cuộc biểu tình ủng hộ môi trường vào giữa những năm 2010.

Giáo Sư Joseph Nguyễn (bìa phải), đại học Cal State Fulerton, giải thích về “Cải Cách Ruộng Đất” tại miền Bắc Việt Nam cho giới trẻ tham dự. Ảnh: Văn Lan/ Người Việt

VHM tổ chức triển lãm và thảo luận ‘Cải Cách Ruộng Đất’ và ‘Cuộc Di Cư 1954’

Triển lãm và thảo luận hai biến cố qua hai buổi triển lãm “Cải Cách Ruộng Đất Miền Bắc Việt Nam” và “Cuộc Di Cư Năm 1954,” do Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt (VHM) phối hợp với Trung Tâm Việt Nam thuộc đại học Texas Tech University và Trung Tâm Nghiên Cứu Việt-Mỹ thuộc đại học University of Oregon tổ chức tại viện bảo tàng Bowers Museum, Santa Ana, California trong hai ngày Thứ Bảy và Chủ Nhật, 17 và 18 Tháng Tám.

Hai biến cố trên làm thay đổi lịch sử Việt Nam hiện đại là dịp để công chúng, nhất là giới trẻ, được nghe và tận mắt nhìn thấy được những văn bản, tài liệu của lịch sử về cuộc “Cải Cách Ruộng Đất” tại miền Bắc, và một cuộc di cư vĩ đại từ Bắc vào Nam. Mục đích chính của hai buổi triển lãm và thảo luận là để kỷ niệm 70 năm (1954-2024) cuộc di cư.