Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hệ thống chính trị độc đảng ở Việt Nam luôn tự đánh giá tạo ra một nền chính trị ổn định, không có những xáo trộn bất thường. Đây là một trong những lý do hấp dẫn đối với giới đầu tư ngoại quốc.

Tuy nhiên, việc chỉ trong vòng một năm, chính trường Việt Nam đã có hai lần thay đổi chủ tịch nước, khiến giới đầu tư nước ngoài nghi ngại về sự ổn định chính trị.

Điều gì đang xảy ra với chính trường Việt Nam hiện nay, khi ứng viên kế nhiệm cho chiếc ghế tổng bí thư, cũng như nhân sự “chủ chốt” cho Đại Hội 14 được khởi động quá sớm.

Trước đại hội 12 năm 2016, khi Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng chưa nắm quyền lực tuyệt đối trong đảng, việc cơ cấu nhân sự cho các chức danh quan trọng nhất trong đảng, nhà nước, và chính phủ, được quy hoạch trước trong nhiều năm. Đó là lý do vì sao trước đây, nội bộ đảng CSVN tương đối ổn định, không xảy ra tình trạng tranh giành quyền lực khốc liệt như hiện nay.

Việc ông Trọng, vì nhiều lý do khác nhau, không chịu chính thức công bố nhân sự kế nhiệm cho chiếc ghế người đứng đầu đảng, là một trong những nguyên nhân chính. Điều đó buộc các cá nhân, cũng như các phe phái trong đảng, phải sử dụng nội lực của mình trong cuộc đấu đá, tranh giành quyền lực là điều dễ hiểu.

Trước đại hội 12 năm 2016, khi Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng chưa nắm quyền lực tuyệt đối trong đảng, việc cơ cấu nhân sự cho các chức danh quan trọng nhất trong đảng, nhà nước, và chính phủ, được quy hoạch trước trong nhiều năm. Đó là lý do vì sao trước đây, nội bộ đảng CSVN tương đối ổn định, không xảy ra tình trạng tranh giành quyền lực khốc liệt như hiện nay.

Việc ông Trọng, vì nhiều lý do khác nhau, không chịu chính thức công bố nhân sự kế nhiệm cho chiếc ghế người đứng đầu đảng, là một trong những nguyên nhân chính. Điều đó buộc các cá nhân, cũng như các phe phái trong đảng, phải sử dụng nội lực của mình trong cuộc đấu đá, tranh giành quyền lực là điều dễ hiểu.

Nhưng các quan chức lãnh đạo đảng CSVN, hầu như tất cả 100%, đều ở tình trạng ai cũng đã nhúng chàm do liên quan đến hành vi tham nhũng và trục lợi từ trước. Việc ông Thưởng, một lãnh đạo được đánh giá là trong sạch, nhưng nếu “dính” một vụ nào đó trước đây cũng là điều dễ hiểu.

Đây là hệ quả, và cũng là một nguyên nhân, khi công cuộc chống tham nhũng của ông Trọng đã đi chệch hướng. Thay vì chống tham nhũng với phương châm “không có vùng cấm” như đã tuyên bố, để làm trong sạch bộ máy lãnh đạo cũng như để thu hồi tài sản nhà nước bị thất thoát, ông Trọng đã sử dụng công cuộc “đốt lò” như một vũ khí để cạnh tranh quyền lực và loại bỏ các đối thủ chính trị chống lại mình.

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

“Tre già, măng mọc” hay “sóng sau đè sóng trước” cũng vậy, là một quy luật của tự nhiên. Trên mạng xã hội của người Việt, nhiều ý kiến thống nhất cho rằng tại thời điểm hiện nay, ông Tô Lâm là người nắm quyền lực cao nhất trong đảng, chứ không phải ông Trọng, cũng hợp với lẽ đó.

Hơn thế nữa, ông Tô Lâm là người có thể gọi là duy nhất, có thể đáp ứng được mối quan tâm lớn nhất của đảng CSVN hiện nay. Đó là giữ vững an ninh chính trị, để duy trì quyền lực độc tôn của đảng. Ông Tô Lâm là người đã và đang xây dựng một hệ thống nhà nước “công an trị” theo mô hình của Trung Quốc. Đó là cách đây không lâu, chính ông bày tỏ mong muốn Bộ Công An Trung Quốc giúp đỡ duy trì vị trí cầm quyền tuyệt đối của đảng CSVN.

Vấn đề giám sát quyền lực nhà nước của người dân cũng là một trong những nguyên nhân. Điều 4 Hiến Pháp năm 2013, có sửa đổi, quy định đảng CSVN phải chịu sự giám sát của nhân dân, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. Đồng thời, Hiến Pháp khẳng định quyền giám sát của người dân, theo đó nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước, thông qua đại diện của mình trong Quốc Hội, Hội Đồng Nhân Dân các cấp.

Nhưng trên thực tế, hoàn toàn không có bất kỳ luật hay văn bản dưới luật của nhà nước Việt Nam hướng dẫn về việc thực hiện quyền vừa kể. Kể cả Điều 27 của Hiến Pháp, quy định “Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc Hội, Hội Đồng Nhân Dân” cũng chỉ là bánh vẽ.

Những điều vừa kể thiết lập sự độc quyền về quyền lực chính trị cho đảng CSVN và vô hiệu hóa quyền giám sát của người dân trong các cuộc bầu cử. Cố lãnh tụ độc tài Stalin từng khẳng định: “Không quan trọng ai là người bỏ phiếu, quan trọng ai là người kiểm phiếu.”

Những điều vừa kể cho thấy rằng nhà nước CSVN bằng mọi cách vô hiệu hóa và hạn chế quyền tham chính hiến định của người dân, với mục đích dập tắt ý kiến phản biện cũng như sự giám sát độc lập của nhân dân.

Ông Trần Quốc Vượng, cựu thường trực Ban Bí Thư Trung Ương đảng CSVN, khi nói về quyền giám sát của nhân dân, từng khẳng định: “Dân là người giám sát, không ai qua mắt được dân. Phải lấy ý kiến của dân thực chất chứ không nên tổ chức hình thức, như vậy mới chọn được người đúng tiêu chuẩn…”

Tóm lại, đảng CSVN dưới thời Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng tùy tiện, bất chấp các quy định của Hiến Pháp, pháp luật, cũng như điều lệ đảng, cộng với sự vắng bóng việc giám sát của người dân, là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chính trị Việt Nam mất ổn định như đã thấy.

Đảng CSVN là một tổ chức chính trị hợp pháp duy nhất có quyền tham chính, nhưng bất chấp các quy định, cũng như vô hiệu hóa quyền tham chính hợp pháp của người dân. Điều đó cho thấy họ chỉ là một tổ chức mang màu sắc “xã hội đen,” chứ không thể là một đảng chính trị để lãnh đạo quốc gia.

Thanh Hà

Nguồn: Người Việt

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tô Lâm, tổng bí thư kiêm chủ tịch nước Việt Nam. (Hình: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images)

Tô Lâm yêu cầu ‘đổi mới,’ thật không?

Mới tháng trước, ngay sau khi ngồi vào chiếc ghế tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam mà ông Nguyễn Phú Trọng để lại, ông Tô Lâm đã yêu cầu “cải cách thể chế nhằm đưa đất nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh…” Bài mới của ông Tô Lâm được coi là một “tín hiệu” về cải cách chính trị mà Việt Nam sẽ thực hiện (???)

Quan khách niệm hương trước linh vị các Anh Hùng Đông Tiến trong buổi Lễ Tưởng niệm các Anh Hùng Đông Tiến do Cơ sở Việt Tân tại Pháp tổ chức hôm 15/09/2024 tại Paris, Pháp Quốc

Ngọn Lửa Đông Tiến Còn Thắp Sáng

Paris chưa vào thu, nhưng sáng nay lại se sắt cái rét ngọt của giao mùa. Trong căn phòng họp nhỏ của ngôi giáo đường, quan khách đã vào chỗ ngồi. Có khoảng một trăm người, nào là những cụ già tóc bạc phơ, tay mang gậy chống, nào là những khuôn mặt quen thuộc của những thân hữu đã đồng hành cùng Cơ sở Việt Tân Pháp trong suốt bốn thập niên qua.

Vị trí ba nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc gần biên giới Việt Nam. Nguồn: Hội Nhà văn Việt Nam

Không xây dựng nhà máy điện hạt nhân mà vẫn phải đối mặt với thảm họa điện hạt nhân

Không xây dựng nhà máy điện hạt nhân nhưng Việt Nam vẫn phải đối mặt với thảm hoạ điện hạt nhân. Thật nguy hiểm khi các nhà máy điện hạt nhân công suất lớn của Trung Quốc lại nằm sát biên giới Bắc Việt Nam, thuộc khu vực dân cư đông đúc nhất Việt Nam, và chỉ cách thủ đô Hà Nội chừng 300 km.

Việt Nam không thể không có bước chuẩn bị để cảnh báo phóng xa và đối phó với các trường hợp xấu.

'Kỳ tích' làng Nủ

‘Kỳ tích’ làng Nủ

Những ngày qua, tôi nghe nhiều đến từ “kỳ tích ở làng Nủ.” Ban đầu là 8 người trở về, sau đó là 3 người, và hôm nay là 18 người. Chúng ta hãy thử xem cái gì là kỳ tích ở đây nhé.