Vì sao phí công đoàn luôn là 2% của quỹ tiền lương ở doanh nghiệp?

Vì sao phí công đoàn luôn là 2% của quỹ lương? Ành: Việt Nam Thời Báo
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nhà chức trách chỉ giải thích quy định đóng kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương đã được thực hiện liên tục từ năm 1957 đến nay.

Thực tế 2% phí công đoàn này, theo báo cáo của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, thì có 75% được để lại cho công đoàn cơ sở hoạt động, còn 25% chuyển lên công đoàn cấp trên. Mà công đoàn cấp trên này thực chất là cánh tay nối dài của nhà chức trách, và các vị trí đầu lĩnh của tổ chức này luôn chịu sự điều phối của đảng.

Trong một diễn biến liên quan, đúng như ý kiến của bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung lên tiếng tại nghị trường Quốc hội mới đây, “Bản thân 2% là một sắc thuế, chứ không phải đơn thuần. Vì vậy, tôi tán thành ý kiến của Ủy ban Xã hội là cần phải báo cáo xem việc sử dụng 2% kinh phí công đoàn thời gian qua như thế nào, mặt được và chưa được ra sao?”

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, kinh phí công đoàn cần phải có kế hoạch định kỳ, có thời gian nhất định kiểm toán nhà nước hoặc thanh tra. “Là một sắc thuế phải quản lý theo sắc thuế, không phải ‘ào ào’ muốn ai quản lý thì được đâu. Sử dụng kinh phí công đoàn như thế nào, thậm chí sau này phải báo cáo Quốc hội cho định hướng…,” Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.

Vẫn theo ông Đào Ngọc Dung thì trong thực tiễn, chỉ còn vài quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam duy trì hình thức cố định phí công đoàn này. Ngoài ra bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng lưu ý, “Hiện nay, chúng ta chưa cho phát triển tổ chức lao động khác ngoài công đoàn ở doanh nghiệp. Thời gian tới, khi có nghị định về tổ chức đại diện của người lao động ra đời thì chắc chắn là trong một doanh nghiệp, có thể không chỉ công đoàn mà có thể có các tổ chức khác.”

Thực tế thì từ tháng 4/2018 các doanh nghiệp đã đề nghị bãi bỏ việc thu phí công đoàn từ doanh nghiệp để bớt gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn và phù hợp với thông lệ quốc tế. Trong thời gian chưa sửa được quy định này, đề nghị ngay từ quý I-2018, chính phủ xem xét cho giảm mức đóng góp phí công đoàn 2% xuống còn 1%.

Ngày 10/10/2020, các hiệp hội doanh nghiệp gồm Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Hiệp hội Chè Việt Nam (VITAS), Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KORCHAM), Hiệp hội doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA), Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam (LEFASO), Hội Lương thực Thực phẩm TP. HCM (FFA) và Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI) đã có công văn 06102020/HHDN về việc đóng góp ý kiến xây dựng Luật Công đoàn sửa đổi từ các hiệp hội doanh nghiệp. Theo đó kiến nghị giảm kinh phí công đoàn xuống còn tối đa 1% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, và dùng toàn bộ kinh phí công đoàn chăm lo tốt hơn nữa cho người lao động.

Trong công văn này còn đề xuất người lao động đã tham gia công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp có quyền xin thôi không tham gia công đoàn Việt Nam (vì là tự nguyện) để tham gia là thành viên của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp; và công đoàn cơ sở cũng có quyền xin ra khỏi hệ thống công đoàn Việt Nam để trở thành tổ chức người lao động tại doanh nghiệp.

Hôm 20/2/2023, bài viết “VASEP tiếp tục đề nghị giảm phí công đoàn, bảo hiểm” trên trang Việt Nam Thời Báo đã cho rằng, “Việc doanh nghiệp đóng thuế, tức là gián tiếp đóng góp kinh phí cho công đoàn thông qua ngân sách, nay trích nộp thêm phí công đoàn nghĩa là doanh nghiệp phải đóng thêm 2% thuế trên quỹ lương.”

VASEP cho biết do khoản thu phí công đoàn chỉ nhằm phục vụ cho lợi ích của người lao động, cần giảm tỷ lệ đóng khoản thu này xuống tối đa 1%. Lý do là doanh nghiệp hiện tại đã tự nguyện cung cấp rất nhiều các lợi ích cho người lao động, ngoài những lợi ích được hưởng từ kinh phí công đoàn. Hơn nữa phía công đoàn cơ sở chỉ được để lại 75% số tiền thu được từ phí công đoàn.

Cát Tường

Nguồn: Việt Nam Thời Báo

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bộ Tư lệnh Cảnh vệ tổ chức lễ khai mạc Hội thao truyền thống lần thứ 34, chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Lực lượng Cảnh vệ Công an nhân dân (16-2-1953/ 16-2-2023) hôm 6/1/2023, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Ảnh: Internet

Công an không nể mặt quân đội rồi!

Bộ Công an đã trình Quốc hội về dự thảo Luật Cảnh vệ, theo đó thì bộ trưởng Bộ Công an sẽ có quyền áp dụng biện pháp cảnh vệ. Lưu ý rằng khi trình dự thảo này thì ông Tô Lâm vẫn còn là bộ trưởng Bộ Công an.

Như vậy bộ trưởng Bộ Công an sẽ được xếp ngang hàng tứ trụ lãnh đạo cao nhất trong hệ thống chính trị của đảng cộng sản, gồm tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch quốc hội. Có lẽ điều này đã khiến Bộ Quốc phòng cảm thấy bị “lép vế.” Cho nên ngay sau đó, ngày 24/5, Trung tướng Nguyễn Quốc Duyệt, Tư lệnh Bộ tư lệnh Thủ đô đã yêu cầu phải bổ sung quyền áp dụng biện pháp cảnh vệ cho bộ trưởng Quốc phòng bên cạnh bộ trưởng Công an để đảm bảo đồng bộ.

Ông Tô Lâm trở thành chủ tịch nước thứ ba của Việt Nam trong vòng hai năm. Ảnh: AP

Lên chủ tịch nước, thế lực của ông Tô Lâm lớn đến đâu?

Ông Lâm lên làm chủ tịch nước trong một nhiệm kỳ nhiều biến động nhất trong lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam khi lần lượt Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Thường trực Ban bí thư Trương Thị Mai đều mất chức do kết quả của công cuộc ‘đốt lò’ của ông Trọng mà ông Tô Lâm là trợ thủ tích cực.

Sau khi các nhân vật này, vốn có thứ bậc cao hơn ông Tô Lâm trong Bộ Chính trị, ra đi, ông Lâm trở thành một trong số rất ít ỏi những người đủ điều kiện để lên làm tổng bí thư theo quy định của đảng.

Nhà hoạt động nhân quyền cho người Thượng Y Quynh Bdap. Ảnh: VOA

Các nhóm nhân quyền kêu gọi Thái Lan chớ dẫn độ Y Quynh Bdap về Việt Nam

Hôm 13/6, các nhóm nhân quyền kêu gọi Thái Lan không dẫn độ một nhà hoạt động Việt Nam bị giam giữ ở Bangkok, nói rằng ông này có thể gặp nguy hiểm nếu bị trả về Việt Nam, AP đưa tin.

Ông Y Quynh Bdap, người được cấp quy chế tị nạn của Liên Hiệp Quốc ở Thái Lan, bị cảnh sát địa phương bắt giam hôm 11/6, một ngày sau khi ông gặp các quan chức đại sứ quán Canada khi ông xin tị nạn ở đó, theo Tổ chức Quyền Hòa bình, nơi đã liên lạc với ông trước đó.

Tàu Cảnh sát biển Trung Quốc (phải) bắn vòi rồng vào một tàu được Hải quân Philippines thuê để thực hiện nhiệm vụ tiếp tế thường lệ cho quân đội đóng tại bãi cạn Scarborough và Bãi Cỏ Mây hôm 5/3/2024 ở Biển Đông. Ảnh: Ezra Acayan/ Getty Images

Biển Đông và Đệ Tam Thế Chiến

Từ ngày 15/6, lực lượng Cảnh Sát Biển (Hải Cảnh) Trung Quốc sẽ bắt đầu khám tàu và bắt người trên các vùng biển theo một quy định mới có tên “Thủ tục thực thi luật hành chánh của các cơ quan tuần duyên” do chính phủ nước này ban hành hôm 15/5. Hành động mới của Trung Quốc chắc chắn làm leo thang xung đột trên Biển Đông, thậm chí khơi mào đụng độ quân sự trực tiếp với Hoa Kỳ và mở màn cuộc chiến tranh Đệ Tam Thế Chiến.