Posts

Nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến. Ảnh: Facebook Nguyen Chí Tuyen

Nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến bị bắt tại Hà Nội*

Nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến vừa bị bắt tại Hà Nội hôm 29/2, bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết, vợ ông Tuyến, xác nhận tin này với BBC Tiếng Việt.

Ông Tuyến là một trong những nhà hoạt động dày dạn tại Hà Nội, từng xuất hiện trong những cuộc biểu tình chống Trung Quốc và bảo vệ cây xanh hồi 10 năm trước. Ông cũng tham gia các phong trào lên tiếng cho dân oan mất đất ở Văn Giang, Dương Nội, Đồng Tâm…

Quang cảnh buổi thân hữu Việt Tân họp mặt Tân niên Giáp Thìn 2024 do Đảng bộ Việt Tân Orange County tổ chức tại Little Sài Gòn hôm 24/2/2024

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 26/2 – 3/3/2024

Nội dung:

– Dân biểu Hạ Viện Liên bang Hoa Kỳ Young Kim gặp gia đình Tù nhân Lương tâm tại Việt Nam;
– Quầy hàng yểm trợ Tù nhân Lương tâm tại Hội Xuân Hamburg, Bắc Đức;
– Cơ sở Đảng Việt Tân Na Uy tham dự Hội Xuân tại thành phố Moss;
– Thân hữu Việt Tân Orange County họp mặt Tân niên Giáp Thìn tại Little Sài Gòn.

Cảnh người sử dụng mạng Internet tại một Internet cafe ở Vũ Hán, năm 2010. Ảnh: Jie Zhao/ Corbis via Getty Images

Bí quyết kiểm soát Internet của Trung Quốc

Khi Internet lần đầu tiên có thể truy cập được trên toàn thế giới, những người lạc quan hy vọng rằng nó sẽ có thể phá vỡ khả năng kiểm soát thông tin của các chế độ độc tài. Người ta cho rằng các chế độ độc tài sẽ bất lực trong việc chống lại cuộc cách mạng thông tin được tạo ra bởi bản chất phi tập trung của Internet. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Trung Quốc không nghĩ như vậy.

Một tàu container chở khách du lịch đi ngắm cảnh biển ở Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, đông nam Trung Quốc hôm 26/12/2023. Một cuộc khảo sát với các nhà quản lý nhà máy ở Trung Quốc cho thấy hoạt động sản xuất bị thu hẹp vào tháng 12, dấu hiệu mới nhất cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn trì trệ. Ảnh: AP/Andy Wong

Những nghịch lý tăng trưởng trong nền kinh tế Trung Quốc

Những chỉ số tăng trưởng ấn tượng của Trung Quốc đã che khuất những chênh lệch và bất an xã hội tiềm ẩn.

Trung Quốc là một minh chứng điển hình cho nghịch lý tăng trưởng, nơi các chỉ số kinh tế ấn tượng đã che khuất những chênh lệch và bất an xã hội tiềm ẩn. Một so sánh giữa các con số kinh tế ấn tượng của Trung Quốc và thực tế đời sống của doanh nghiệp và người dân nước này sẽ giải thích cách những mâu thuẫn này cùng tồn tại.

Bà Nguyễn Thúy Hạnh, người chủ trương Quỹ 50 K hỗ trợ các tù nhân lương tâm và gia đình họ. Ảnh: change.org

Các tổ chức xã hội dân sự và cá nhân kêu gọi trả tự do cho bà Nguyễn Thúy Hạnh để chữa bệnh ung thư

Hôm 25/2/2024, các tổ chức xã hội dân sự và cá nhân đưa ra lời kêu gọi trên trang kiến nghị quốc tế change.org yêu cầu trả tự do cho bà Nguyễn Thúy Hạnh, người chủ trương Quỹ 50 K hỗ trợ các tù nhân lương tâm và gia đình họ, để bà chữa trị ung thư. Cho đến nay, nhiều người ở khắp nơi đã ký tên hưởng ứng lời kêu gọi này.

Hoạt động thắp nhang dưới chân tượng Trần Hưng Đạo ở Sài Gòn của thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng thường bị giới an ninh ngăn cản, quấy phá. Ảnh: Văn Việt

Bố cáo nhân 10 năm ra đời của Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng

Tình hình đất nước và thế giới ngày càng thay đổi. Sự ra đời CLB Lê Hiếu Đằng và các tổ chức xã hội dân sự là xu hướng tất yếu của các xã hội tiến bộ, văn minh. Những việc làm của CLB Lê Hiếu Đằng chỉ là bước đầu vô cùng khiêm tốn, nhưng nó gợi ra phương hướng hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự trong bất kỳ một quốc gia nào muốn tiến tới dân chủ, văn minh và phồn thịnh trong hoà bình, ổn định, tránh được những bất ổn xáo trộn, đổ máu không đáng có.

Từ trái: Tập Cận Bình, nhà đối lập Nga Alexei Navalny và Putin. Tập và Putin cùng chơi trò chơi chính trị: Không cho phép bất kỳ bất đồng chính kiến. Ảnh: Getty Images & Ryosuke Hinata - Nikkei edited

Tập và Putin đều quyết không để lộ điểm yếu của mình

Một điểm chung khác của cả hai [Tập và Putin] là họ rất sợ để lộ bất kỳ điểm yếu nào. Một dấu hiệu của sự yếu đuối, dù là nhỏ nhất, cũng có thể kích động các phong trào chính trị quy mô lớn làm rung chuyển cả đất nước.

Những tin tức gần đây ở Nga chính là một lời nhắc nhở sống động về nỗi lo sợ này.

Khán giả xếp hàng mua vé xem phim "Đào, phở và piano." Ảnh: Lao Động

Nhạc sĩ Tuấn Khanh: Thay vì “Đào, phở và piano” hãy làm phim về Gạc Ma 1988!

Một nhạc sĩ nổi tiếng tin rằng Nhà nước hoàn toàn có thể làm một bộ phim hay tuyên truyền về lịch sử, sau “Đào, phở và piano” hãy làm phim về cuộc chiến Việt Nam với Trung Quốc ở Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa.

Bộ phim được Cục Điện ảnh đặt hàng cho Công ty cổ phần phim truyện I sản xuất với kinh phí khoảng 20 tỷ đồng đang làm mưa làm gió trên các trang truyền thông Nhà nước và các trang mạng xã hội ủng hộ Chính phủ. Người ta cũng nhìn thấy hàng dài những người trẻ xếp hàng đợi mua vé xem phim ở TP.HCM ngày 22/2.

Ông Lý Thái Hùng, Chủ Tịch Đảng Việt Tân: Cuộc chiến Ukraine kéo dài thêm 2 năm nữa

Ngày 24 tháng 2 năm nay đánh dấu 2 năm người dân Ukraine phải sống trong bom đạn chiến tranh, đất nước Ukraine bị tàn phá… bởi cuộc chiến tranh do Tổng thống Nga, Vladimir Putin gây ra. Tình hình chiến sự vẫn chưa có một viễn cảnh kết thúc trong thời gian trước mặt.

Ông Lý Thái Hùng, Chủ tịch Đảng Việt Tân, chia sẻ những nhận định về diễn tiến của cuộc đối đầu Ukraine/NATO với Nga trong thời gian tới.

Tổng Thống Vladimir Putin của Nga. Ảnh minh họa: Alexey Danichev/Pool/AFP via Getty Images

Hai năm chiến sự, Putin thắng hay thua?

Cuối tuần này, chiến tranh giữa Nga và Ukraine diễn ra vừa đúng hai năm. Trong lúc chiến trường đang ở thế giằng co thì câu hỏi đáng được nêu lên là ai thắng ai thua trong cuộc chiến ác liệt tàn phá một khu vực rộng lớn của Châu Âu, giết chết hàng chục ngàn binh sĩ mỗi bên, làm hàng chục triệu người mất nhà cửa và xáo trộn cả chính trị toàn cầu.

Nói cách khác, kẻ gây chiến, Tổng Thống Vladimir Putin của Nga, đã được gì và mất gì?

Ông Brad Adam, cựu giám đốc khu vực châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền - HRW. Ảnh: RFA

Cựu giám đốc HRW châu Á phản hồi cáo buộc “báo cáo nhân quyền bịa đặt” của Hà Nội

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam – Phạm Thu Hằng mới đây cho rằng báo cáo thường niên của Tổ chức Giám sát Nhân quyền (Human Rights Watch – HRW) về thành tích nhân quyền tồi tệ của Hà Nội năm 2023 là vu cáo, định kiến với ý đồ xấu nhằm vào Việt Nam, âm mưu phá hoại sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, chia rẽ Việt Nam với cộng đồng quốc tế.

Phản hồi trước cáo buộc này, ông Brad Adam, từng là Giám đốc khu vực Châu Á của HRW trong 20 năm, từ 2002 – 2022, nói với RFA hôm 22/2, rằng mục tiêu của HRW là công bố thông tin chính xác và rằng, Chính phủ Việt Nam chưa bao giờ đưa ra một dẫn chứng cụ thể nào mà họ cho là sai.