Posts

Công an bắt tạm giam Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, một trong số hiếm hoi các chính khách ở Việt Nam sử dụng mạng xã hội và thường xuyên lên tiếng các vấn đề xã hội

Có dấu hiệu mờ ám trong vụ bắt giam Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng

Sáng 15/11, đồng loạt nhiều tờ báo đưa tin ông Lưu Bình Nhưỡng – Phó trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã bị công an tỉnh Thái Bình khởi tố, bắt tạm giam vì cáo buộc liên quan đến một vụ án ở tỉnh này.

Ông Nhưỡng là một trong các chính khách hiếm hoi ở Việt Nam sử dụng mạng xã hội và thường xuyên lên tiếng các vấn đề xã hội như tử tù, dân oan, môi trường, các sự kiện nóng thu hút nhiều dư luận xã hội…

Một CSGT đang điều tiết giao thông ở Hà Nội. Ảnh AFP

Bộ Công an hưởng 85% số thu phạt vi phạm giao thông: Coi dân là con bò sữa?

Theo nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương được Quốc hội thông qua chiều ngày 10/11 vừa qua, Bộ Công an được hưởng 85% số thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông năm 2022, 15% còn lại dành cho các địa phương để chi cho các lực lượng khác tại địa phương tham gia đảm bảo an toàn giao thông.

Theo thống kê của Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), năm 2022, lực lượng cảnh sát giao thông đã xử lý hơn 2.800.000 trường hợp vi phạm giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa. Số tiền phạt thu được là hơn 4.100 tỷ đồng.

Tổng Thống Joe Biden đến phi trường San Francisco hôm Thứ Ba 14/11/2023, chuẩn bị họp thượng đỉnh với Chủ Tịch Tập Cận Bình. Ảnh: Justin Sullivan/Getty Images

Hội đàm Biden-Tập: Băng sẽ không tan như kỳ vọng

Những thỏa thuận nếu có từ cuộc gặp Biden-Tập sẽ rất ít ỏi và có tính chất tạm thời. Dù ngoại giao cấp cao là con đường tốt nhất để tránh xung đột nhưng khi giữa hai nước không có niềm tin vững chắc vào sự thành thật của nhau thì khó mà tìm được một mối quan hệ bền vững, đôi bên cùng có lợi.

Từ trái: Dân biểu Canada Judy Sgro, Luật sư Chris MacLeod, Tổng Bí thư Việt Tân Hoàng Tứ Duy và ông Trần Minh Thành (Việt Tân Toronto) trong buổi lễ trao tư cách đảng viên danh dự của đảng Việt Tân diễn ra cuối tháng 10/2023, tại trụ sở Văn phòng Luật Cambridge LLP, Canada

Luật sư và dân biểu Canada trở thành đảng viên danh dự của Việt Tân

Dân biểu Liên bang Canada Judy Sgro và Luật sư Chris MacLeod – người sáng lập Tổ hợp Luật sư Cambridge LLP, chính thức trở thành đảng viên danh dự của đảng Việt Tân. Buổi lễ trao tư cách đảng viên danh dự diễn ra cuối tháng 10/2023, tại trụ sở Văn phòng Luật Cambridge LLP, với sự tham dự của ông Hoàng Tứ Duy, Tổng Bí thư đảng Việt Tân và một số đại diện hội đoàn trong cộng đồng, thân hữu, cùng các thành viên Việt Tân cơ sở Toronto.

Ngoại Trưởng Antony Blinken của Mỹ phát biểu tại Soeul, Nam Hàn, hôm 9/11/2023, cam kết Hoa Kỳ vẫn coi vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là quan trọng. Ảnh: Jung Yeon-Je/ Pool/ Getty Images

Mỹ căng sức, Châu Á lo sợ

Hai cuộc chiến tranh bất ngờ ở Ukraine và Trung Đông đang kéo căng sức lực của Hoa Kỳ cả về quân sự, tài chính, và ảnh hưởng sâu sắc đến chính sách đối ngoại của chính quyền Joe Biden. Liệu nước Mỹ có đủ sức vừa viện trợ cho Ukraine và Israel vừa giúp các đồng minh đương đầu với sự bành trướng của Trung Quốc ở Châu Á? Câu trả lời thuộc về thời tương lai nhưng tại các thủ đô Châu Á đã có những tiếng nói hoài nghi và lo lắng.

Thông báo: Chiến hữu Nguyễn Kim, cựu Chủ Tịch Đảng Việt Tân đã mãn phần

Đảng Việt Tân trân trọng thông báo cùng Đồng bào trong và ngoài nước, Quý Thân hữu và các Chiến hữu:

Chiến hữu Nguyễn Kim, cựu Trung Tá Không Quân, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, cựu Chủ Tịch Đảng Việt Tân đã mãn phần vào ngày 8 tháng 11 năm 2023, hưởng thọ 79 tuổi.

Chiến hữu Nguyễn Kim đã dành trọn cuộc đời đóng góp vào nỗ lực Dân chủ hóa và Canh tân Việt Nam.

Phó giáo sư bị báo chí trong nước tố bán nhiều bài nghiên cứu để kiếm tiền. Ảnh: FB Vu Hong Nguyen

Nghiên cứu khoa học & Liêm chính khoa học

Mấy hôm nay, tên của PGS.TS Đinh Công Hướng, giảng viên Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM, thành viên Hội đồng ngành toán Quỹ Nafosted (Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia), được nhắc đến trên khắp các phương tiện truyền thông, và là đề tài bàn luận của nhiều chuyên gia cũng như người bình dân về một vấn đề “nghe có vẻ” nghiêm trọng đó là vị GS này đã “vi phạm” liêm chính khoa học trong quá trình nghiên cứu. Để trả lời cho vấn đề này anh Hướng chỉ cho biết “Tôi làm vậy để kiếm tiền, cải thiện kinh tế, kiếm thêm thu nhập, mong muốn đời con mình sẽ được cải thiện hơn.” Ngoài ra, anh cũng nhanh chóng nộp đơn xin rút khỏi Hội đồng ngành toán Quỹ Nafosted.

Quốc hội nợ người dân Luật biểu tình hơn 30 năm nay. Ảnh: Internet

Món nợ hơn 30 năm

Nếu cử tri thực sự được quyền ‘đòi nợ’ Quốc hội như lời ông Vương Đình Huệ, người viết bài này mong muốn các cựu chủ tịch Quốc hội có tên sau đây cần đăng đàn giải trình vì sao đã để ‘nợ quá hạn’ kéo dài đối với ‘quyền biểu tình – quyền hội họp,’ chí ít cũng từ Hiến pháp 1992 cho đến nay, tức đã hơn 30 năm: Nông Đức Mạnh – Nguyễn Văn An – Nguyễn Phú Trọng – Nguyễn Sinh Hùng – Nguyễn Thị Kim Ngân, và Vương Đình Huệ.

Sinh viên biểu tình trước phòng họp của Hội đồng Quản trị mới của Đại học Hoa Sen. Ảnh: VnExpress

Yêu cầu của việc luật hóa quyền biểu tình

Biểu tình là một hình thức phản biện xã hội, thể hiện sự dân chủ công khai trong mối quan hệ giữa quần chúng với một cơ quan, tổ chức nào đó. Nếu được phát huy tốt thì nó sẽ đem lại những lợi ích cho đất nước.

3 tử tù (từ trái) Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng và Lê Văn Mạnh (đã bị hành quyết hôm 22/9/2023). Ảnh chụp màn hình VOA

Hàng trăm người kêu gọi tổng bí thư và chủ tịch nước Việt Nam điều tra lại 3 vụ ‘án oan’

Hàng trăm người đã ký tên vào một thỉnh nguyện thư do các luật sư thảo để yêu cầu các lãnh đạo cao nhất của Việt Nam cùng các cơ quan có thẩm quyền xem xét và điều tra lại các vụ án mà họ cho là oan sai đối với các tử tù Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng và Lê Văn Mạnh, trong đó ông Mạnh đã bị hành quyết.