Việt Nam: Sự lưỡng lự và đánh mất cơ hội trong bang giao quốc tế

Hội nghị thượng đỉnh Đông Á lần thứ 13 tổ chức tại Singapore 14-15/11/2018. Ảnh: News.com.au
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Việt Nam vẫn duy trì chính sách “ba không” về ngoại giao quốc phòng: không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia.

Ngoại giao 3 không này xác lập trên cơ sở tôn trọng chủ quyền và quyền nội bộ của các nước.

Nhưng Việt Nam còn giới hạn các yếu tố liên quan đến Trung Quốc, nhằm duy trì tình trạng “hữu hảo” với quốc gia phương Bắc này. Và trong tiến trình đó, đường lối ngoại giao được một số quan điểm gọi bằng cái tên dân giả: đu dây.

“Đu dây” sẽ tìm kiếm sự cân bằng trong quan hệ giữa các bên, trong một trạng thái các quốc gia đa cực, yếu tố này phát huy tối đa công dụng. Nhưng khi thế giới trở nên đơn cực theo tình trạng xử lý các tranh chấp giữa quốc gia này với quốc gia kia theo hệ nhóm nước thì “đu dây” có thể dẫn đến tình trạng bị đánh mất cơ hội hợp tác.

Mới đây, The Diplomat đăng tải nội dung bài viết của tác giả Rajeswari Pillai Rajagopalan, người bày tỏ sự lo ngại trong mối quan hệ Ấn Độ với Việt Nam. Điều mà tác giả này nhấn mạnh là, liệu Ấn Độ có đang mong đợi quá nhiều từ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam?

Việt Nam, một trong những đối tác quốc tế gần gũi với Ấn Độ, thành phần nằm trong Chính sách Hành động Hướng đông của Ấn Độ. Tất nhiên, nhằm kiềm chế lại sự trỗi dậy đầy hung hăng của Trung Quốc. Thế nhưng, dù sự hội tụ chiến lược ngày càng tăng, nhưng mối quan hệ Việt – Ấn vẫn chứa đựng nhiều sự bất ổn. Nói một cách khác, tác giả lưu ý Ấn Độ cần xem xét những hạn chế mà Việt Nam phải đối mặt và giảm bớt những kỳ vọng từ Hà Nội.

Trong lịch sử, Ấn Độ ủng hộ cuộc chiến chống Mỹ, và vào giai đoạn Khmer đỏ, Ấn Độ cũng hỗ trợ Việt Nam. Thậm chí, sự ủng hộ này diễn ra cả khi Trung Quốc tấn công vào năm 1979. Và nay, khi Biển Đông dậy sóng, Ấn Độ một lần nữa đứng cạnh Việt Nam.

Những chuyến thăm liên tục và thường xuyên giữa các nhà lãnh đạo quân sự hai nước lẫn lãnh đạo hai nhà nước là bằng chứng cho mối quan hệ ấm áp đó.

Ấn Độ cũng kỳ vọng thuyết phục được Việt Nam chấp nhận các thiết bị quân sự và huấn luyện quân sự cho các lực lượng vũ trang Việt Nam. New Delhi đã hy vọng rằng mối quan hệ quân sự này sẽ ngày càng sâu sắc hơn với việc bán các thiết bị như tên lửa đất đối không Akash. Hai nước thậm chí đã ký kết một quan hệ đối tác chiến lược, một trong số rất ít mối bang giao quốc tế mà Việt Nam coi trọng.

Thế nhưng, Việt Nam lại bị ảnh hưởng quá lớn từ Trung Quốc. Do đó, ngay cả khi Hà Nội tìm cách tăng cường năng lực bảo vệ chống lại Trung Quốc, thì Hà Nội cũng lo ngại về việc khiêu khích Trung Quốc.

Hà Nội lưỡng lự, một trạng thái rất khó để được các nước yên tâm đặt niềm tin và hy vọng trong hợp tác quân sự. Lưỡng lự liên quan đến sự lo ngại về một liên minh quân sự chống lại Trung Quốc (?) Chính vì vậy, cả khi Ấn Độ gia hạn khoản tín dụng trị giá 500 triệu USD để Việt Nam mua thiết bị quân sự từ Ấn, thì hầu như số tiền này vẫn chưa được sử dụng.

Việt Nam có phần tỏ ra miễn cưỡng đối với việc mua thiết bị quân sự từ Ấn. Do đó, quan hệ Việt – Ấn dù sâu sắc nhưng cũng hàm chứa sự lỏng lẻo bởi nhân tố: Trung Quốc.

Thế nên, tác giả Rajeswari Pillai Rajagopalan khuyến cáo rằng, New Delhi phải nhạy cảm hơn với các mối quan tâm của Việt Nam và không quá tham vọng về tiềm năng mối quan hệ với Hà Nội. Bởi những lo ngại về phản ứng tiêu cực từ Trung Quốc không chỉ giới hạn ở Ấn Độ và Việt Nam, mà là phổ biến ở hầu hết các quốc gia ở ngoại vi Trung Quốc.

Ấn Độ không phải là trường hợp đầu tiên mà Việt Nam lưỡng lự, tình trạng này áp dụng với ngay cả Mỹ.

Mới đây, chuyên gia quốc phòng Úc, ông Carlyle A. Thayer đưa tin rằng, Việt Nam đã lặng lẽ hủy bỏ 15 hoạt động giao lưu quốc phòng với Mỹ đã được lên kế hoạch cho năm 2019, bao gồm các trao đổi về lục quân, hải quân và không quân.

Sự thay đổi mang tính “đột ngột” này khiến nhiều bên tìm cách lý giải. Nhà bình luận chính trị Lê Hồng Hiệp ngay sau đó cho biết trên chuyên trang nghiencuuquocte rằng, dù cùng hướng kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng sự tĩnh lặng Biển Đông cũng như tìm kiếm sự thỏa thuận ASEAN liên quan đến Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông trong 3 năm tới khiến Hà Nội dường như kéo mối quan hệ chiến lược với Mỹ chậm lại. Nói cách khác, “lý do chính khiến Việt Nam không muốn tăng cường hợp tác quốc phòng với Washington là vì sợ làm phật lòng Bắc Kinh” hoặc, “nếu Trung Quốc chấp nhận một lập trường mang tính thỏa hiệp hơn đối với tranh chấp Biển Đông, Hà Nội sẽ không sẵn sàng xích lại quá gần Hoa Kỳ.”

Cần nhớ rằng, Ấn – Mỹ là hai quốc gia có chính sách kiềm chế Trung Quốc, bảo vệ tự do hàng hải trực tiếp nhất tại Biển Đông và Việt Nam hưởng lợi từ điều đó. Chính sách 3 không của Việt Nam được vận dụng để dung hòa với mối quan hệ các nước lớn, nhưng có vẻ, Việt Nam đã quá sa đà vào sự “cân bằng” trong một trạng thái “không thể cân bằng”. Và vì vậy, sự lưỡng lự của Việt Nam phải trả giá bằng sự nghi ngại từ các nước lớn.

Cơ hội và sự lựa chọn trong bảo vệ lợi ích quốc gia dường như sẽ không có chỗ cho sự lưỡng lự hoặc chọn lọc mang tính phòng hờ như thế. Bởi bản thân quan hệ quốc tế giờ đây không còn mang tính đa phương tuyệt đối, mà nó hợp thành những nhóm quốc gia cùng phân chia lợi ích với nhau. Nếu Việt Nam, với vị trí địa chính trị của mình vẫn trung thành vào cách “dung hòa” trên cơ sở “tránh phật lòng”, thì đến một lúc, sự “thực tâm” trong quan hệ quốc tế sẽ không còn được các quốc gia lớn như Ấn – Mỹ đánh giá cao ở Việt Nam, và Hà Nội sẽ hoàn toàn thua thiệt trong tìm kiếm sự vận động và ủng hộ từ các cường quốc.

“Đu dây” giờ đây lộ rõ khuyết điểm lớn, phô bày trạng thái thiếu tin tưởng và không còn giá trị để bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ (!?)

Hoa Nghi

Nguồn: Việt Nam Thời Báo

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua. 

Tổng Thống Joe Biden (giữa) đón ông Fumio Kishida (phải), thủ tướng Nhật, và ông Ferdinand Marcos Jr, tổng thống Philippines, tại Toà Bạch Ốc, 12/4/2024. Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images

Biden nỗ lực tăng cường liên minh Mỹ-Nhật-Philippines chống Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc, nhấn mạnh rằng hành động của Bắc Kinh bị xem là “sự đe dọa an ninh” và xem Trung Quốc là “kẻ ngoài lề trong khu vực.”

Các nhà lãnh đạo đồng minh nhấn mạnh cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông và tuyên bố tuần tra chung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thể hiện mặt trận thống nhất chống lại hành vi hung hãn của Trung Quốc.

Máy gặt lúa và đập lúa luôn. Tuy không hiện đại như bên Nhật hay các nước Âu châu, nhưng nó làm được việc và giảm gánh nặng cho nông dân. Trong tương lai thì chắc sẽ hoàn thiện hơn và những cái máy này sẽ có thương hiệu. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Cơ giới hoá nông nghiệp… chậm còn hơn không*

Nhưng chậm còn hơn không. Tôi nghĩ nông dân Việt Nam rất sáng tạo và nếu môi trường thuận lợi, họ chẳng thua kém bất cứ ai. Bằng chứng là trong thời gian qua, quá trình cơ giới hoá đều do nông dân thực hiện, chứ không phải do các vị “sư sĩ” làm. Nông dân sáng chế ra máy móc và ứng dụng ngay trên những cánh đồng họ canh tác, chứ chẳng nhờ vào ‘đề tài cấp quốc gia’ nào.

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. (trái) phát biểu trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden, Phó Tổng thống Kamala Harris, Ngoại trưởng Antony Blinken và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Phòng Đông của Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 11/4/2024. Ảnh: AFP

Marcos nói thỏa thuận ba bên Mỹ-Nhật-Philippines sẽ thay đổi thế cục ở Biển Đông

“Tôi nghĩ thỏa thuận ba bên này cực kỳ quan trọng,” ông Marcos nói trong cuộc họp báo ở Washington một ngày sau khi hội kiến Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trong hội nghị thượng đỉnh ba bên đầu tiên giữa các nước.

“Nó sẽ thay đổi thế cục mà chúng ta thấy trong khu vực, ở ASEAN ở châu Á, quanh Biển Đông,” ông Marcos nói, nhắc đến Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.