Việt Tân tiễn biệt Chiến hữu Nguyễn Ngọc Danh

Tiễn biệt Chiến hữu Nguyễn Ngọc Danh
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chiến hữu Nguyễn Ngọc Danh sinh ngày 28 tháng 05 năm 1944 tại Sài Gòn – Việt Nam. Chiến hữu Danh là một kho tàng kiến thức vĩ đại với trí nhớ đáng phục. Anh là một cán bộ lãnh đạo trung kiên, bình tĩnh trong mọi cơn sóng gió, khiêm cung, hòa nhã với tất cả mọi người. Vì thế anh đã được toàn thể anh em trong tổ chức quý mến. Sự quý mến đó đã được thể hiện qua cách tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác đều gọi là: “anh Danh.”

Thời trung học, anh Danh học trường Jean Jacques Rousseau – Sài Gòn và sau khi xong tú tài phần 2 thì sang Pháp du học. Năm 1965, anh thi đậu vào trường Kỹ sư Ecole Centrale des Arts et Manufacture de Paris và anh đã tốt nghiệp kỹ sư với luận án Thiết kế Đô Thị vào năm 1968.

Trong thời sinh viên, anh Danh đã tích cực tham gia những sinh hoạt liên quan đến sinh viên Việt Nam du học tại Pháp. Anh từng là chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris niên khóa 1970-1971 và cũng là chủ tịch của Nhà Đông Dương tại Cité Universitaire (1967-1968).

Trong thời gian này, anh cùng các bạn đã đề xướng ra việc tổ chức Đại Hội Thể Thao Sinh Viên Việt Nam tại Âu Châu từ năm 1967. Văn võ song toàn, anh cũng là một trong những người chủ trương tờ báo Nhân Bản tại Paris vào năm 1979.

Ngay từ những ngày đầu tiên du học, vấn đề trở về xây dựng đất nước luôn là hoài bão của anh và một số bạn bè thân thiết. Từ năm 1969, anh Danh và Tổng Hội Sinh Viên Paris phát động phong trào khuyến khích sinh viên du học ở Âu châu đã tốt nghiệp về nước làm việc để xây dựng nền kinh tế và kỹ nghệ hậu chiến cho Việt Nam.

Mùa hè 1971, Tổng Hội Sinh Viên Paris đã tổ chức đưa phái đoàn đầu tiên hơn hai trăm bạn trẻ về thăm quê hương. Chuyến đi này đã mở đầu phong trào hồi hương, và đã có 3 người quyết định ở lại phục vụ quê hương Việt Nam.

Năm 1973, anh Danh về Việt Nam phục vụ trong Ngân Hàng Việt Nam Thương Tín với trách vụ Giám Đốc Hệ Thống Tin Học của ngân hàng và sau đó giữ chức Tổng Giám Đốc Việt Nam Kỹ Nghệ Nông Cơ. Trong giai đoạn này, những đức tính như liêm khiết, cương trực, chống nạn hối lộ và luôn đứng về phía những người nông dân của anh Danh được nhiều người biết đến.

Sau biến cố 1975, anh Danh và gia đình tỵ nạn tại Pháp. Anh từng làm việc tại hãng nổi tiếng như Framatome – chuyên xây cất các nhà máy nguyên tử lực; và Technip – chuyên xây cất các nhà máy lọc dầu…

Tuy cuộc sống nơi xứ người đã được ổn định, nhưng lòng anh vẫn luôn hướng về quê hương đất nước đang ngập chìm trong một chế độ độc tài, nghèo nàn đói khổ. Vì thế mà vào đầu thập niên 80, anh đã tham gia tổ chức Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam. Anh được bầu làm tổng thư ký Phong Trào Quốc Gia Yểm Trợ Kháng Chiến tại Paris. Trong thời gian nầy, Anh Danh đã đề xướng ra chiến dịch “Một Ký Gạo Cho Kháng Chiến Quân” và đã được sự hưởng ứng từ khắp nơi tại Âu Châu.

Nhằm mời gọi giới trí thức Việt Nam tại hải ngoại cùng nhau suy nghĩ về những kế hoạch phát triển chuẩn bị cho thời kỳ hậu CS, anh Danh cùng một số bạn tâm huyết đã thành lập Hội Chuyên Gia Việt Nam vào năm 1990, và anh đã được bầu làm hội trưởng của Hội Chuyên Gia Việt Nam trên toàn thế giới.

Và sau cùng, với sự miệt mài và tha thiết với công cuộc đấu tranh cho quê hương đất nước, anh Danh đã từng được các chiến hữu bầu chọn vào trách vụ ủy viên Trung Ương đảng Việt Tân, và anh đã dành trọn thời gian vào việc đào tạo giới trẻ và nghiên cứu các đề án Canh tân Việt Nam.

Chiến hữu Nguyễn Ngọc Danh là một kho tàng kiến thức vĩ đại với trí nhớ đáng phục. Anh là một cán bộ lãnh đạo trung kiên, bình tĩnh trong mọi cơn sóng gió, khiêm cung, hòa nhã với tất cả mọi người. Vì thế anh đã được toàn thể anh em trong tổ chức quý mến. Sự quý mến đó đã được thể hiện qua cách xưng hô với anh, không gọi anh là chiến hữu mà gọi là: “anh Danh.”

Sự ra đi của chiến hữu Nguyễn Ngọc Danh vào ngày 29 tháng 12 năm 2024 là một mất mát to lớn đối với gia đình, với bạn bè khắp nơi và với tổ chức Việt Tân mà anh đã gửi gắm phần lớn cuộc đời mình cho lý tưởng Tự Do – Dân Chủ và Canh Tân Đất Nước.

Xin tiễn biệt chiến hữu!

Dưới đây là một số hình ảnh buổi tiễn biệt anh Danh:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lê Đức Anh và lệnh ‘không được nổ súng’

“Không được nổ súng,” là mệnh lệnh từ thượng cấp và là nguyên nhân dẫn đến cái chết chóng vánh của 64 chiến sĩ Hải quân Việt Nam trong trận Hải chiến Trường Sa năm 1988. Gạc Ma, 14/3/1988, là ngày giỗ chung của 64 gia đình liệt sĩ nhưng còn là ngày mà lịch sử Việt Nam sẽ phải làm rõ ai là thủ phạm chính trong cuộc tàn sát này.

Gạc Ma 1988: Ai đã ra lệnh không nổ súng? Ảnh chụp màn hình youtube RFA

Gạc Ma 1988: Ai đã ra lệnh không nổ súng?

Tuy nhiên những bộ đội công binh và chiến sĩ Hải quân Việt Nam khi đó nhận được lệnh không được nổ súng chống trả phía Trung Quốc. Vậy ai trực tiếp đã ra lệnh cho binh sĩ Việt Nam không được nổ súng chống trả quân Trung Quốc trong cuộc chiến dù không cân sức đó?

18 tháng 3 - người dân không quên! Ảnh: FB Phuc Dinh Kim

Gạc Ma 14 tháng Ba: Dân Việt không thể quên*

Phần lớn xương cốt của các anh đã nằm lại vĩnh viễn trong lòng Biển Đông.

Nhớ đến các anh, những người anh hùng trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, chúng tôi thề bằng bất cứ giá nào cũng không đánh đổi chủ quyền lấy tình hữu nghị viển vông đối với Trung Quốc!