Vinh quang thuộc về người công chính

Thánh lễ giỗ tại phần mộ cố Tổng thống Ngô Đình Diệm ngày 2/11/2017. Hình: Nhật Bình/Người Việt
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nói về Tổng thống Ngô Đình Diệm, thế hệ chúng tôi chỉ biết rất ít, sự ít ỏi đó thường là những thông tin, tuyên truyền dối trá, bịa đặt mang tính ác ý của chế độ cầm quyền cộng sản hiện thời. Có một định lý hết sức bi hài ở Việt Nam bất cứ ai mà bị cộng sản tìm mọi thủ đoạn bôi đen thì họ là người công minh, chính trực. Tổng thống Ngô Đình Diệm là một nạn nhân của lịch sử dối trá mà Hà Nội đã tuyên truyền như vậy.

Cách đây 7 năm, khi tôi đối diện với các quan chức cộng sản bên ngành công an, viện kiểm sát và tòa án. Họ nói với tôi về cụ Diệm với một thái độ rất đồi bại, hỗn láo. Họ nói: “Mày có biết thằng Diệm nó lê máy chém đi khắp miền Nam giết người không? Mày có biết Diệm chỉ là con chốt thí và là tay sai của Mỹ? Mày đi theo bọn phản động, bọn lưu vong chống lại đảng, nhà nước thì mày sẽ bị ngồi tù thôi”. Đó là lời nói của một người khoảng chưa tới 40 tuổi, tự xưng là kiểm sát viên thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Thật sự lúc đó tôi chưa biết nhiều về cụ Diệm, nhưng nghe một kẻ tuổi đời khá trẻ mà ăn nói hỗn láo như vậy cảm thấy rất ghê tởm. Tôi nói: “Anh nói là một cán bộ, được ăn học mà ăn nói hàm hồ, hỗn láo với một người đã khuất như vậy thì anh có xứng đáng làm lãnh đạo, làm cán bộ không, tôi không có việc gì phải làm việc với anh, mời anh đi cho”.

Ra tù tháng Tám năm 2015, tôi quyết định vào Sài Gòn để sinh sống. Đầu tháng 11, tôi cùng hàng trăm người dân khắp nơi đến nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi viếng mộ cụ Diệm. Một ngôi mộ đơn sơ, nhỏ bé, thậm chí không bia, không tên, không tuổi. Nếu không ai giới thiệu đó là mộ cụ Diệm thì tôi không thể biết đó là mộ của một người từng là Tổng Thống Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa. Nhìn ngôi mộ, đôi mắt tôi rưng rưng lệ nhòa.

Tôi bắt đầu tìm hiểu về cụ Diệm nhiều hơn, và càng tìm tòi thì càng biết, càng hiểu rằng chúng tôi bị cộng sản tuyên truyền những điều tệ hại về Tổng Thống Ngô Đình Diệm đều là sai sự thật.

Thật may mắn là tôi cùng thế hệ giới trẻ Việt Nam đã ngộ ra được sự dối trá của cộng sản và hiểu về cụ Diệm nhiều hơn nhờ thông tin trên Internet. Coi như công phu tuyên truyền của cộng sản đã bị phá sản hoàn toàn.

Tác giả Paulus Lê Sơn bên mộ cụ Ngô Đình Diệm.

Trong hai lần tôi tham dự lễ giỗ cụ Diệm đều chứng kiến những trò bỉ ổi phá hoại lễ giỗ đối với người đã chết của chế độ cộng sản. Năm 2015, một đám đông người có mặt sẵn ở đó và họ đều đeo khẩu trang y tế màu xanh là những tay an ninh, theo dõi từng động tác cử chỉ của người tham dự thánh lễ. Đang khi thánh lễ diễn ra thì một đám cháy được phát cháy từ đám an ninh, chúng đã vơ đống cỏ và phế phẩm gần đó, chất thành đống và đốt cháy.

Năm 2016, năm thứ hai tôi tham dự Thánh lễ giỗ cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, mắt tôi đã thấy an ninh cộng sản phủ dày đặc nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi, tai tôi đã nghe những lời lẽ không tốt từ phía họ, thậm chí có lúc họ gây hấn để quấy phá Thánh lễ.

Những ánh mắt láo liên và manh động như muốn ăn tươi nuốt sống người khác, những chiếc máy quay từ mọi góc độ có khi xa có khi gần, có khi lấp ló nơi các phần mộ khác chĩa về phía chúng tôi.

Thế mới thấy hết được sự đớn hèn của chế độ cộng sản. Nhưng chế độ này càng làm trò bỉ ổi bao nhiêu thì lại càng suy tôn cụ Diệm lên bấy nhiêu. Và qua từng sự kiện, người dân Việt Nam sẽ càng tìm hiểu nhiều hơn về thân thế, sự nghiệp và cuộc đời của cụ Diệm. Có tìm kiếm thì sẽ thấu hiểu cụ Diệm là bậc chí nhân công chính.

Quả thật, người đi trước, người cùng thời trong nước hay quốc tế, hay người đi sau có cái nhìn về cụ Diệm khá sâu sắc. Trong cuốn sách “Đời một tổng thống” có ghi lại lời phát biểu của chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu về việc cụ Diệm rũ áo từ quan năm 1933 như sau: “Ông Ngô Đình Diệm, con người có tâm huyết, biết thương giống nòi, biết nhục vong quốc, nên ông dám chống lại cường quyền, lui về ẩn tích, đợi thời tuyết sĩ. Đó mới là bậc CHÍ SĨ, VĨ NHÂN, tất sau này cuộc phục hưng chỉ có hạng người như ông Diệm mới làm nổi… Ta muốn tặng ông Diệm một bài thơ để tỏ lòng kính trọng bậc thiếu niên hiền triết… Ông Diệm bây giờ mới là ông lớn* thật sự.”

Để kết thúc bài viết về cụ Tổng thống Ngô Đình Diệm, tôi xin trích lại lời tiên tri của Trung úy không quân Đỗ Thọ, người kề cận bên cạnh cụ Diệm, “Mai hậu công lao của Tổng thống Diệm to tát được người đời ca tụng như Tổng thống Lincoln của người Hoa Kỳ”.

Portland, OR 1/11/2018
Paulus Lê Sơn

(*) Ông Lớn là từ mà người thời đó dùng để gọi các quan.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.