Vở kịch đại hội XIII nhiều tập đã kết thúc

Nguyễn Phú Trọng tiếp tục ngồi ghế tổng bí thư đảng CSVN nhiệm kỳ thứ 3. Ảnh: RFA
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tính đến nay, vở kịch sắp xếp nhân sự cho 5 năm tới (2021-2026) của đảng CSVN chính thức chấm dứt vào đầu tháng Tư, 2021. Đây có thể coi như một vở kịch nhiều tập mà từ tập đầu đến tập cuối đều nằm dưới bàn tay phù thủy: Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch Nước Nguyễn Phú Trọng.

Vở kịch này được lên khung, dựng tuồng từ tháng Mười, 2018 qua Hội Nghị Trung Ương 8 khai mạc vào ngày 2 tháng Mười, với sự ra đời một số tiểu ban chuẩn bị, trong đó ông Nguyễn Phú Trọng nắm hai tiểu ban nhân sự và văn kiện. Dù chia ra ban này ban nọ nhưng nội dung chính yếu của vở tuồng này là ông Trọng chọn ai ngồi vào ghế tứ trụ (Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng, Chủ Tịch Quốc Hội); tất cả còn lại chỉ là phụ.

Trong màn giáo đầu, đạo diễn kiêm kép chánh Nguyễn Phú Trọng đưa ra một thông điệp mập mờ là “sẽ nghỉ hưu” vì lý do sức khỏe và đẩy kép phụ Trần Quốc Vượng xuất hiện như một ngôi sao sáng – nhằm thay thế ông Trọng. Trần Quốc Vượng là nhân vật từ chức chủ nhiệm ủy ban kiểm tra trung ương sát cánh với ông Trọng qua chiến dịch “đốt lò,” đột ngột chuyển qua làm thường trực ban bí thư từ giữa năm 2018 để chuẩn bị kịch bản nói trên.

Thâm ý của Trọng muốn cho mọi người tin tưởng một cách mạnh mẽ, ông Vượng là ứng cử viên sáng giá nhất trong vị trí tổng bí thư. Vì thế mà suốt từ Hội Nghị Trung Ương 10 kéo dài cho đến Hội Nghị Trung Ương 14 (tháng Mười Hai, 2020), Nguyễn Phú Trọng lúc nào cũng tìm cách “tiến cử”” Trần Quốc Vượng để được trung ương bầu ở lại thêm một nhiệm kỳ nữa và nếu được chọn ở lại thì ông Vượng chắc chắn sẽ giữ ghế tổng bí thư.

Nhưng mọi việc đã không xảy ra như ông Trọng tính. Tuy Trần Quốc  Vượng và Nguyễn Xuân Phúc được Hội Nghị Trung Ương 14 chọn đặc biệt để ở lại thêm một nhiệm kỳ nữa, nhưng phiếu tín nhiệm vào trách vụ tổng bí thư cho đại hội XIII của ông Vượng quá thấp, thua xa Nguyễn Xuân Phúc. Sau khi ông Vượng không còn hy vọng để giành được ghế tổng bí thư cho đại hội XIII, ông Nguyễn Phú Trọng đã “đổi ý” tiếp tục ở lại thêm một nhiệm kỳ tổng bí thư và được Hội Nghị 15 (hội nghị trung ương đảng cuối cùng của khóa XII) bỏ phiếu đồng ý với lý do: Đảng vẫn còn cần sự “gánh vác sơn hà” của ông Trọng theo sự yêu cầu của các đàn em trong Bộ Chính Trị như Trần Quốc Vượng, Phạm Minh Chính, Võ Văn Thưởng, Phạm Đình Trạc, Vương Đình Huệ, Trương Thị Mai.

Sau khi đã nắm chắc ghế tổng bí thư, ông Trọng cũng sắp xếp 3 ghế còn lại theo ý mình hơn là ý của đảng. Những nhân vật như Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Minh Chính, Vương Đình Huệ đều là do Nguyễn Phú Trọng dàn dựng theo kiểu “đàn em” trong túi áo mà thôi. Và điều này càng xác định thêm sự thao túng của phe Trọng, vì trong khi Quốc Hội khoá 15 mãi đến sau ngày 23 tháng Năm mới có thì Quốc Hội khoá 14 được quyền bầu bán ê-kíp ban lãnh đạo mới! Nói khác đi toàn bộ ê-kíp cũ từ Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ Tịch Quốc Hội, Nguyễn Xuân Phúc, Thủ Tướng Chánh Phủ bị buộc về hưu trước khi mãn nhiệm ngày 23 tháng Năm. Khi cuộc đấu đá trong hậu trường hạ màn, ngậm ngùi nhất là Nguyễn Xuân Phúc phải buông ghế thủ tướng đầy béo bở để bước lên tuyên thệ làm chủ tịch nước của Trọng nhả ra, một vị trí rất tượng trưng trong hệ thống quyền lực cộng sản.

Câu hỏi đặt ra là nếu những người được đưa ra đội áo mũ mới hiện nay như Phạm Minh Chính, Vương Đình Huệ mà không được Quốc Hội khóa 15 bầu sau ngày 23 tháng Năm thì họ có bị miễn nhiệm và thay thế không? Hỏi tức trả lời… Dưới một chế độ độc quyền vô luật pháp, làm gì có chuyện đó. Những gì diễn ra ở Việt Nam, nếu không giải thích được bằng luật pháp thông thường, tuyên giáo đảng sẽ dễ dàng giải thích bằng mấy chữ “đúng quy trình” là xong ngay!

Bởi vì những nhân sự mới cũng từ trong túi áo tổng bí thư đưa ra để làm trò, nhằm hợp pháp hoá một tình trạng dân chủ giả hiệu. Một đại biểu quốc hội đã ca tụng ông Trọng “đầu bạc hiên ngang” thật quá đúng. Ông hiên ngang cho vở kịch ấy cứ 5 năm diễn một lần và hiên ngang đóng vai kép chính kiêm luôn đạo diễn.

Vở kịch nhiều tập đã kết thúc nhưng vẫn còn để lại nhiều tiếng cười chua chát và những lời dè bỉu về thái độ “hiên ngang” của tổng bí thư 3 nhiệm kỳ Nguyễn Phú Trọng.

Phạm Nhật Bình

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.