Vòng vây đang siết Lê Thanh Hải?

Lê Thanh Hải, cựu Ủy viên BCT, cựu Bí thư Thành ủy HCM. Ảnh: Info.net
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đầu tháng 3/2018 báo chí trong nước loan tin Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong ra quyết định kỷ luật “khiển trách” Lê Tấn Hùng, sau khi có cáo buộc của Thanh tra Thành phố về những “sai phạm kế toán tài chính” của ông này.

Lê Tấn Hùng là ai?

Đó là Tổng giám đốc Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn, cũng là em trai của Lê Thanh Hải, người nắm chức vụ bí thư Thành uỷ từ năm 2006 đến tháng 1/2016 và mất chức sau đại hội đảng lần thứ 12.

Trong cương vị tổng giám đốc, Hùng toa rập cùng kế toán trưởng công ty ký và chi khống số tiền lên đến hơn 13 tỷ đồng cho cán bộ đi học tập nước ngoài. Sau cuộc thanh tra, được biết chỉ có 40 trong số 70 người có trong danh sách xuất cảnh. Lẽ dĩ nhiên đối với Hùng, đây chỉ là số tiền mọn nhờ lươn lẹo 30 con ma để chia chác nhau xài vặt.

Với mức kỷ luật nhẹ nhàng như gió thoảng, Hùng tưởng đâu đã được yên thân tiếp tục ngồi trong chiếc ghế tổng giám đốc béo bở để bày mưu tính kế cho những phi vụ làm ăn khác. Kiểu kỷ luật như gãi ngứa này không làm ai ngạc nhiên vì trong giang sơn của Bí thư thành uỷ Lê Thanh Hải, không ai muốn đụng đến thân thế ông em Lê Tấn Hùng.

Nhưng sau hơn 6 tháng, đột nhiên vụ án bị lật lại khi cũng chính lãnh đạo thành phố này, ngày 1/10 đánh giá rằng hình thức kỷ luật “khiển trách” đối với Hùng là chưa thoả đáng. Vấn đề của Hùng cần phải xem xét lại bằng cách lập ra một hội đồng kỷ luật mới.

Điều này có thể cho người ta hiểu rằng Lê Tấn Hùng sẽ bị mang ra xét xử lần thứ hai mà lần này hình thức kỷ luật chắc chắn sẽ không phải là giơ cao đánh khẽ. Vì ngoài tội chi khống 13 tỷ đồng trước đó, thành uỷ Sài Gòn đã moi ra Hùng vi phạm thêm 3 tội trạng khác: cho thuê đất, hợp tác đầu tư chưa có ý kiến cấp trên và mua bán đầu tư đất đai ngoại thành. Hoá ra từ lâu dù là tổng giám đốc một công ty ngành nông nghiệp, Hùng được hưởng biệt lệ “không làm nông nghiệp” mà công khai lao vào chiếm dụng, khai thác đất công trong mục đích thủ lợi.

Theo Kiểm toán Nhà nước, SAGRI (Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn) đã sử dụng bất hợp pháp 1.900 ha đất công bằng cách giao cho các công ty vệ tinh của mình khai thác. Điều đặc biệt là hành động nói trên đều chưa có sự chấp thuận của cấp trên cũng như chưa có quyết định thu hồi và giao đất. Ngoài ra SAGRI còn ký hàng chục hợp đồng “hợp tác kinh doanh” với nhiều đơn vị khác mà thực chất là cho thuê đất… không phải của mình để lấy tiền!

Dư luận đều biết do được người anh chống lưng nên Lê Tấn Hùng và đàn em mới tha hồ tung hoành kinh doanh đất đai của các quận huyện một cách bất hợp pháp mà không ai dám đụng đến. Trong giang sơn của “Anh Hai”, đất công không khác tài sản của gia đình họ Lê.

Trong suốt 10 năm làm bí thư thành uỷ và trước đó chủ tịch UBND TP, Lê Thanh Hải được người dân mô tả là “lãnh chúa Sài Gòn”, đã bố trí gia tộc nắm giữ nhiều chức vụ hái ra tiền trong địa phương cai trị của mình. Đặc biệt Hải có mối liên hệ gắn bó với trùm bất động sản Trương Mỹ Lan của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Qua đó Vạn Thịnh Phát có cơ hội làm chủ nhiều khu đất vàng giá trị hàng tỷ đô-la hiện diện khắp nơi như Union Square, An Đông Plaza, Windsor Hotel, dự án Sherwood Residence, Hùng Vương Plaza, v.v…

Nhờ sự phò tá hết mình của Tất Thành Cang, Nguyễn Văn Đua, Nguyễn Hữu Tín, Lê Thanh Hải xé nát Dự án Thủ Thiêm, làm ngược lại những gì đã được quyết định của ông Võ Văn Kiệt trước đó. Điển hình như chiếm trọn 160 ha đất tái định cư của dân, mang cấp cho hơn 50 doanh nghiệp làm dự án, đẩy người dân vào chỗ khốn cùng.

Trở lại với Lê Tấn Hùng, lần trước mặc dù với những bằng chứng vi phạm pháp luật rõ ràng, nhưng Hùng chỉ bị Nguyễn Thành Phong vuốt nhẹ bằng hình thức khiển trách. Lý do ai cũng biết Phong cũng là đàn em trong băng nhóm của Lê Thanh Hải nên bao che, xí xoá tội lỗi lẫn nhau.

Nhưng có lẽ câu chuyện không qua được mắt Tổng Trọng nên Trọng sai tay chân của mình thành lập hội đồng kỷ luật mới xử tội Hùng, một cách gián tiếp cảnh báo người anh Lê Thanh Hải. Một khi lập ra hội đồng kỷ luật mới, chắc chắn chiếc ghế tổng giám đốc của Hùng khó còn vững. Từ đó vụ án sẽ kéo theo nhiều con dê tế thần khác còn giấu mặt.

Mục đích của Tổng Trọng không phải là bỏ tù Lê Tấn Hùng hay Nguyễn Hữu Tín, hay Tất Thành Cang. Mà Trọng muốn căn cứ vào những chứng cớ điều tra những người này, quy cho được trách nhiệm của cựu bí thư thành uỷ Lê Thanh Hải trong vụ Thủ Thiêm. Nhất là buộc Hải phải nhả ra số tài sản kếch xù thủ đắc được trong suốt 10 năm quyền lực một vùng.

Chỉ cách nhau một thời gian ngắn, cả người con là Lê Trương Hải Hiếu tới người em trai Lê Tấn Hùng bị kỷ luật và tay chân thân tín Nguyễn Hữu Tín bị khởi tố, quả thật vòng vây chung quanh Lê Thanh Hải đang siết lại dần.

Lò ông Trọng đang cần loại củi đáng giá nhất cỡ Đinh La Thăng để tôn vinh “người đốt lò vĩ đại” sau khi quốc hội bỏ phiếu đồng ý “nhất thể hoá” 100%. Dĩ nhiên chủ tịch Nguyễn Phú Trọng cũng cần một chiến công chống tham nhũng vang dội để củng cố chiếc ghế của mình ít nhất tới đại hội 13.

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.

Sau Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ trong hàng "tứ trụ" đã "xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.” Ảnh: Nhac Nguyên/ AFP

Còn ai liêm khiết?

Hiện trạng chính trị tại Việt Nam là sự thối rữa từ các cấp. Lũng đoạn và thao túng chính trị luôn hiện diện, bất chấp pháp luật. Các thế lực ngầm tồn tại như loạn Sứ quân. Họ hùng cứ một cõi, cho đàn em tung hoành và quấy nhiễu!

Thông tin bị nhiễu loạn. Đấu đá nội bộ nhằm tranh giành ảnh hưởng trong bộ máy cầm quyền nên mới có chuyện các lãnh đạo chủ chốt trước khi bị trảm nhưng thông tin đã rò rỉ, ngập tràn mạng xã hội, từ trong và ngoài nước.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.